1 công đất là bao nhiêu màu?

Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp vô cùng phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Do đó, khi nhắc đến cách tính diện tích đất, chúng ta thường nhớ ngay đến các đơn vị đo như m2, công đất, hecta, sào, mẫu,... Đặc biệt, công đất là đơn vị được sử dụng phổ biến ở miền Nam, miền Tây trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng công đất là gì? 1 công đất là bao nhiêu m2? Là câu hỏi của không ít người dân phía Bắc khi bắt gặp thuật ngữ này. Vậy hãy cùng nhau đi giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé! 

Công đất nghĩa là gì?

Công đất là gì liệu bạn đã biết? Người Việt Nam chúng ta sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, lúa nước nên đơn vị dùng để đo đất ruộng được rất nhiều người quan tâm. Những mảnh đất ruộng không đồng nhất về diện tích và hình dạng nên đơn vị đo diện tích rất quan trọng.

Ở đây, công đất được hiểu là đơn vị đo diện tích của đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Với văn hoá đa dạng vùng miền nên ngôn ngữ mỗi nơi cũng có phần khác biệt, người dân Miền Nam hay sử dụng đơn vị công đất là tên gọi phổ biến khi đo đất. Còn đối với người dân Miền Bắc và Miền Trung thì họ sẽ sử dụng đơn vị sào, m2, ha để đo diện tích đất.  

1 công đất là bao nhiêu màu?

Tìm hiểu về các đơn vị quy đổi sang công đất

Muốn biết 1 công đất là bao nhiêu mét vuông thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng các đơn vị đo diện tích đất m2, mẫu, hecta ngay sau đây!

Đơn vị tính m2

Mét vuông được hiểu là đơn vị đo diện tích của những vật thể và đất đai hai chiều. Đây là đơn vị đo diện tích tiêu chuẩn, được sử dụng trên toàn thế giới. Để tính diện tích theo m2, bạn chỉ cần đo chiều rộng và chiều dài theo đơn vị mét, sau đó tính theo công thức: Diện tích = chiều dài x chiều rộng.

Ví dụ: Mảnh đất có chiều dài là 20m, chiều rộng 6m. Lúc này, diện tích mảnh đất sẽ là 20 x 6 = 120m2.     

Đơn vị tính hecta

Hecta là đơn vị đo diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp và quy hoạch được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đơn vị này được sử dụng trong các trường hợp khu đất quá rộng thì nên sử dụng hecta thay vì m2. Thông thường, hecta được sử dụng phổ biến để tính tổng diện tích quy hoạch và tính diện tích đất. Hecta được quy đổi như sau: 1ha = 10.000m2 = 0,1km2.

1 công đất là bao nhiêu màu?

Đơn vị tính mẫu

Mẫu được biết đến là đơn vị đo diện tích được sử dụng phổ biến ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,...từ rất lâu đời. Mẫu được sử dụng nhiều nhất khi tính diện tích đất nông nghiệp. Từ đơn vị mẫu, bạn không thể quy đổi sang m2 mà phải thông qua 2 đơn vị tính công đất và sào.

Xem thêm: Nhà đất là gì? Một số loại hình nhà đất phổ biến nhất hiện nay

Sau khi đã biết khái niệm công đất là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu xem 1 công đất là bao nhiêu mét vuông nhé! Theo quy ước chuẩn, 1 công đất được quy đổi bằng 1296m2, cách chuyển đổi từ đất công sang m2 là một giải pháp giúp người dân dễ hiểu và nắm bắt kiến thức nhanh hơn, đồng thời hợp thức hóa nhiều mặt của nền nông - lâm nghiệp Việt Nam trên thế giới.

Dựa theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đo lường được chính phủ quy định như sau:

1 công đất = 1296m2 = 1/10 mẫu

1 công đất = 0,1296 ha.

1 công đất là bao nhiêu màu?

Ở một số địa phương người ta thường gọi 1 công đất = 1000m2 là công nhỏ còn 1 công đất = 1296m2 là công lớn. Tóm lại, thay vì gọi đơn vị đo diện tích là công đất như ngày xưa thì sử dụng đơn vị m2 ngày nay được dùng phổ biến hơn. Và câu trả lời đúng và chính xác nhất cho câu hỏi 1 công đất là bao nhiêu m2 chính là con số 1296m2.

  • Ở miền Bắc: 1 sào đất = 360m2, 1 sào = 10 sào = 3600m2.
  • Ở miền Trung: 1 sào = 500m2 tương đương với 1 sào = 10 sào = 5000m2.  

Sự khác nhau giữa 1 công đất ở từng vùng miền

Trên thực tế, không phải cứ bao nhiêu mét vuông là được 1 công đất. Mỗi vùng miền đều có sự biến đổi về cách tính diện tích theo công đất khác nhau theo quy định của nhà nước. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn để từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi 1 công đất là bao nhiêu tiền nhé!

1 công đất ở Nam Bộ

Công đất tuy là đơn vị đo diện tích được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nhưng lại không nằm trong hệ thống đo lường tiêu chuẩn trên thế giới. Vì vậy, người dân thường phải đổi đơn vị đo đất theo quy định tiêu chuẩn là m2. Với người miền Nam và miền Tây thì công đất được chuyển đổi giống nhau, chia thành 2 loại với cách quy đổi như sau:. 1 công rộng = 1296m2 sẽ được gọi là công lớn, 1 công = 1000m2 được gọi là công nhỏ. Nếu diện tích đất nhiều hơn 1 thì khi chuyển đổi chỉ cần nhân số đất với 1000m2. Ví dụ: 3 công đất = 3 x 1000 = 3000m2. Như vậy, diện tích 1 công đất ở Nam Bộ, miền Tây được quy đổi như sau: 1 công đất = 1 sào = 1000m2.

1 công đất ở  Bắc Bộ

Khái niệm công đất rất ít được sử dụng ở Bắc Bộ, thay vào đó họ dùng đơn vị sào để đo diện tích đất. Tuy nhiên, cách quy đổi ra mét vuông ở miền Bắc cũng khác so với miền Trung và miền Tây. Cụ thể như 1 sào = 360m2, nghĩa là 1 công đất = 1 sào = 1 sào = 360m2.

1 công đất là bao nhiêu màu?

1 công đất ở Trung Bộ

Người miền Trung cũng giống người miền Bắc, đều sử dụng đơn vị sào để đo diện tích đất. Tức là 1 đơn vị ruộng sẽ bằng 1 sào ruộng, công và sào đều là 2 đơn vị bằng nhau. Người miền Trung quy đổi 1 sào ruộng = 500m2, như vậy 1 công đất = 1 sào = 500m2.

Xem thêm: Bạn Có Biết: Đất 50 năm là gì? Có nên mua đất 50 năm không?

Hướng dẫn cách tính giá 1 công đất ở từng vùng miền

Hiện nay, thị trường bất động sản đang phát triển rất nhanh chóng nên giá cả đất đai cũng được nhiều người quan tâm. Tương ứng với cách tính diện tích 1 công đất là bao nhiêu mét vuông ở từng khu vực, đất nông nghiệp được định giá cụ thể như sau:

Giá 1 công đất ở Nam Bộ

Tại phía Nam, như bạn đã biết 1 công đất = 100m2 nên bạn có thể lấy giá bán trung bình 1m2 vuông đất ở đây để nhân với 1000. Ví dụ như giá bán đất ruộng ở Trung Bộ có giá khoảng 2.000.000 đồng thì giá bán 1 công đất sẽ là: 2.000.000 x 1000 = 2 tỷ đồng. 

1 công đất là bao nhiêu màu?

Giá 1 công đất ở Trung Bộ

Tại khu vực ở Trung Bộ, 1 công sẽ bằng 500m2. Tương tự như cách tính giá đất ở khu vực Nam Bộ với thửa đất có giá bán 1.500.000đ/m2 thì giá 1 công đất ở miền Trung sẽ là: 1.500.000đ x 500 = 750 triệu đồng. 

Giá 1 công đất ở Bắc Bộ

Như đã chia sẻ ở trên, 1 công đất của Bắc Bộ sẽ có diện tích là 360m2. Nếu 1m2 đất nông nghiệp tại khu vực này có giá bán là 2.500.000đ thì 1 công đất sẽ có giá: 2.500.000đ x 360 = 900 triệu đồng.

Lưu ý: Vừa rồi chỉ là mức giá minh hoạ để tham khảo ví dụ cho từng khu vực. Giá bán đất nông nghiệp ở mỗi nơi, mỗi địa phương sẽ được niêm yết khác nhau tại Sở Địa Chính. Bạn có thể tra cứu bảng giá đất tại cơ quan có thẩm quyền và áp dụng cách tính này để nhận được mức giá chính xác nhất nhé! 

Trên đây là những thông tin liên quan đến 1 công đất mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về 1 công đất là gì và đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư vào đất nông nghiệp. Chúc bạn thành công nhé!

1 công đất là bao nhiêu?

Công đất là một đơn vị đo lường được sử dụng rộng rãi trong khu vực miền Nam. theo quy ước quy định bởi chính phủ thì 1 công đất = 1296 m2. Nhưng người miền Nam thường làm tròn để tính dễ dàng hơn. Theo quan điểm của miền Nam, 1 công đất = 1000 m2.

1 công là gì?

1 công hay 1 sào đất nam bộ là 1 000 m², ở trung bộ là 500 m², ở Bắc bộ là 360 m². Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3600 mét vuông và một công là 360 m². Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào khá tùy tiện, tùy theo từng vùng.

1 công ruộng bao nhiêu sao?

Cụ thể như sau: Tại miền Bắc: 1 công = 1 sào = 360 m2. Tại miền Trung: 1 công = 1 sào = 497 m2. Tại khu vực miền Nam: 1 công = 1 sào = 1000 m2.

6 công đất là bao nhiêu?

Bảng tra cứu chuyển đổi công đất Miền Nam sang mét vuông.