1 lọ vaccine astrazeneca tiêm cho bao nhiêu người

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2021 - Hôm nay,  Việt Nam đã tiếp nhận lô vắc-xin COVID-19 thứ hai từ Cơ chế Covax với 1.682.400 liều.

Trước lô vắc-xin này, Việt Nam đã nhận lô đầu tiên từ COVAX vào tháng Tư năm 2021. Lô vắc-xin này nằm trong số 4,1 triệu liều vắc-xin được cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam của Cơ chế COVAX, một cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu. Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Liên minh Vắc-xin, Gavi và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng khởi xướng, UNICEF là đối tác triển khai chính.

Từ khi lô hàng vắc-xin đầu tiên đến Việt Nam vào tháng Tư, đã có hơn 876.346 người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 ở Việt Nam, chủ yếu là cán bộ y tế và các nhân viên tuyến đầu khác. Lô vắc-xin bổ sung này sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng phạm vi tiêm phòng đến nhiều người ở các nhóm ưu tiên, đồng thời cung cấp liều thứ hai cho những người đã được tiêm liều đầu tiên.

Lô vắc-xin Vaxzevria® lần này (trước đây được gọi  là Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca) do  AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Lô hàng này  được  vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Catalent Biologics ở Anagni, Italy. Vắc-xin Vaxzevria COVID-19 đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đã được tiến hành tiêm thành công tại Việt Nam kể từ tháng 3 năm 2021 dưới tên cũ.

Thông tin thêm:

Trong nhiều tháng qua, các đối tác COVAX bao gồm CEPI, GAVI, WHO và đối tác cung ứng UNICEF, đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực sẵn sàng và triển khai vắc-xin COVID-19 trên toàn quốc. Các đối tác đã hỗ trợ tích cực Việt Nam xây dựng Kế hoạch Tiêm chủng Quốc gia, vì Việt Nam tham gia Cam kết Thị trường Trước (AMC). AMC là một cơ chế tài chính sáng tạo để giúp đảm bảo tiếp cận toàn cầu và công bằng với vắc-xin COVID-19.

Thông tin dành cho biên tập viên

Xem thêm ảnh và video của lô hàng thứ hai tại đây

Ghi chú tin tức COVAX đầy đủ cho các biên tập: https://www.who.int/initiative/act-accelerator/covax/covax-news-note-to-editors

Danh sách các cam kết của nhà tài trợ cho Gavi COVAX AMC: https://www.gavi.org/sites/default/files/covid/covax/COVAX-AMC-Donors-Table.pdf

Trang COVAX của UNICEF: https://www.unicef.org/supply/covax-ensuring-global-equitable-access-covid-19-vaccines

Trang WHO Việt Nam:  Vắc-xin COVID-19 Oxford/AstraZeneca: những điều bạn cần biết (who.int)

Liên hệ báo chí:

UNICEF hoạt đông ở những nơi khó khăn nhất trên thế giới, tiếp cận những trẻ em thiệt thòi nhất trên thế giới. Để cứu mạng sống của trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em. Giúp trẻ em phát triển hết tiềm năng của mình. Hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNICEF làm việc vì mọi trẻ em, ở mọi nơi, mỗi ngày, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Và chúng tôi không bao giờ lùi bước. Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19

Để biết thêm thông tin các chương trình và dự án của UNICEF dành cho trẻ em, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi 

Đồng hành cùng UNICEF trên Facebook, Instagram, Twitter và TikTok

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

1 lọ vaccine astrazeneca tiêm cho bao nhiêu người

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đến thăm một điểm tiêm chủng ở Seoul dùng vắc xin AstraZeneca tiêm cho một bác sĩ vào ngày 26-2-2021 - Ảnh: REUTERS

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã cho phép nhân viên y tế sử dụng vắc xin còn dư nếu họ có thể chiết được lượng vắc xin đủ liều với bơm tiêm có khoảng chiết thấp (LDS).

Bằng cách này, lượng vắc xin còn lại trong bơm tiêm sau khi đã tiêm cho bệnh nhân được giảm xuống mức tối thiểu, qua đó có thể tăng số liều tiêm của mỗi lọ vắc xin.

Cụ thể, với cách này, một lọ vắc xin Pfizer/BioNTesch có thể tiêm cho 7 người so với 6 người trước đây, trong khi một lọ vắc xin AstraZeneca có thể tiêm cho 12 người thay vì chỉ 10 người.

KDCA khẳng định việc tăng liều chiết của mỗi lọ vắc xin không mang tính bắt buộc do điều này có thể tạo sức ép cho các nhân viên y tế.

Quyết định của KDCA đã gây tranh cãi trong giới chuyên gia ở Hàn Quốc. Ông Eom Joong Sik, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Gil thuộc Đại học Gachon, đã cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình chiết vắc xin.

Phản bác điều này, giáo sư Ki Mo Ran tại Trung tâm Ung thư quốc gia, cho rằng tăng liều chiết vắc xin không phải là quy định bắt buộc và tại các trung tâm y tế lớn đều có nhân viên chuyên trách, đảm bảo việc chiết vắc xin được thực hiện an toàn.

Các cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết chính phủ sẽ bồi thường thỏa đáng cho người tiêm nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, đài thọ chi phí nằm viện và các loại chi phí điều trị khác nếu người tiêm phải nhập viện sau khi tiêm.

Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào tháng 9-2021 và đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới.

1 lọ vaccine astrazeneca tiêm cho bao nhiêu người

Y tá ở một điểm tiêm chủng tại Seoul chuẩn bị lấy vắc xin AstraZeneca vào ngày 26-2-2021 - Ảnh: REUTERS

Sáng 26-2, Hàn Quốc đã bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19, sử dụng vắc xin của AstraZeneca nhượng quyền cho Công ty SK Bioscience của Hàn Quốc sản xuất.

Theo kế hoạch, trong đợt đầu tiêm chủng, Hàn Quốc sẽ tiêm vắc xin cho 289.480 người, trong đó ngày đầu tiên có ít nhất 5.266 người được tiêm. Nhóm này gồm các bệnh nhân nội trú dưới 65 tuổi và nhân viên các cơ sở y tế, điều dưỡng và viện dưỡng lão.

Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua vắc xin của AstraZeneca để tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu người. Ngoài vắc xin của AstraZeneca, Hàn Quốc còn nhập khẩu vắc xin của Pfizer và loại vắc xin này sẽ được tiêm chủng tại một số trung tâm tiêm chủng địa phương và một số bệnh viện lớn.

Liên quan tới chiến dịch tiêm chủng tại Hàn Quốc, cùng ngày 2-3, nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Seoul đã công bố kết quả thăm dò lần hai về "Dịch COVID-19 và sức khỏe cộng đồng". Khảo sát được thực hiện từ ngày 8 đến 17-2-2021 đối với 1.084 người trên 18 tuổi khắp cả nước.

Kết quả cho thấy 54,4% số người được hỏi cho rằng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là "trách nhiệm của tất cả mọi người", 12,5% số ý kiến khẳng định tiêm vắc xin là "lựa chọn cá nhân" và 26,7% tuyên bố "cả hai quan điểm trên đều đúng".

Trả lời câu hỏi nếu vắc xin được kiểm chứng an toàn và tiêm miễn phí, số người cho biết có ý định tiêm chủng chiếm 79,7%. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện đi kèm như trên, tỉ lệ này giảm xuống còn 52,5%. Tỉ lệ có ý định tiêm vắc xin ở nhóm tuổi 20 và 30 lần lượt chỉ đạt 32,9% và 42,5%, song ở nhóm tuổi 50 và trên 60 đạt 63,9% và 67,8%.

Bên cạnh đó, khi được hỏi liệu có tin tưởng sự an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 đã trải qua một quy trình cấp phép nghiêm ngặt hay không, 49,1% cho rằng "tin ở mức độ nào đó", trong khi 34,8% cho rằng "không chắc chắn lắm".

TƯỜNG NGUYỄN