1 tuần nên ăn bao nhiêu lạc?

Trong các món ăn sáng lành mạnh nhất, trứng gà, rau xanh, khoai lang là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích bạn nên ăn nhiều lạc [đậu phộng].

  • Thanh niên 26 tuổi bị gout mãn tính gây sốc nhiễm khuẩn nặng, may mắn được cứu sống 
  • TP HCM: Sốc nhiệt, cụ bà chạy lòng vòng sân bay khi vừa nhập cảnh 
  • 3 điều quan trọng khi ăn uống giúp làm chậm lão hóa, trẻ lâu 

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày nên cần đảm bảo sao cho vừa giàu dinh dưỡng, lại không gây đầy bụng để dễ dàng làm việc. Trong các món ăn sáng lành mạnh nhất, trứng gà, rau xanh, khoai lang là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích bạn nên ăn nhiều lạc [đậu phộng].

Lạc là một nguồn giàu chất dinh dưỡng của protein, chất xơ và chất béo có lợi cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g lạc có chứa: 567 calo; 25,8g protein; 8,5g chất xơ; 4,5mg sắt; 92mg canxi; 18mg natri; 705mg kali. Đặc biệt, lạc là nguồn vitamin E, vitamin B1, B3, B9 tuyệt vời... Đây là tất cả những khoáng chất cần thiết để duy trì sự trao đổi chất của cơ thể và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Dậy sớm ăn vài hạt lạc trong bữa sáng, 6 lợi ích này có thể "không mời mà đến"

1. Giảm táo bón

Lạc rất giàu chất xơ, có thể trợ giúp nhu động đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Từ đó đẩy nhanh quá trình đại tiện, giảm tình trạng táo bón. Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ ăn lạc ít nhất 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc ung thư ruột kết thấp hơn 58%, còn đàn ông thì giảm 27%. Các nhà khoa học nhận ra có thể là do axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loại ung thư này.

2. Giúp giảm cân

Casey McManus, trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Brigham And Women's ở Mỹ đề cập đến việc nếu ăn một ít bơ đậu phộng vào buổi sáng, sẽ tăng cảm giác no lâu và giảm được lượng thức ăn vào ngày hôm đó. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên nên ăn một ít đậu phộng để kiểm soát sự thèm ăn.

Tuy vậy, đậu phộng vẫn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo và calo, đặc biệt là các món chế biến sẵn từ đậu phộng tuy rất ngon nhưng nó lại chứa hàm lượng calo rất cao. Vì vậy, những người muốn giảm cân chỉ nên ăn chúng trong mức hạn chế.

3. Khỏe tim mạch

Những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não hoặc cholesterol cao có thể ăn đậu phộng một cách thích hợp, bởi vì đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng. Một bài báo trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng những người khỏe mạnh ăn nhiều đậu phộng có thể giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguyên nhân được cho là do axit béo trong đậu phộng sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, có lợi cho tim.

4. Tăng cường sức khỏe não bộ

Đậu phộng có chứa các axit amin cần thiết cho cơ thể con người, nếu bổ sung đủ các axit amin này có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào não. Khi chức năng não được cải thiện, khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy cũng được củng cố thêm.

5. Chống ung thư tốt hơn

Ăn nhiều lạc và các loại hạt khác có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Lý do là vì isoflavone, resveratrol và axit phenolic được tìm thấy trong lạc có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan cho thấy rằng ăn lạc cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Lạc cũng được công nhận về khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày và thực quản ở người lớn tuổi ở Mỹ.

6. Bổ sung khoáng chất cho cơ thể

Đậu phộng chứa 8 loại axit amin thiết yếu như lecithin, vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin K, canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố khác. Do đó, thường xuyên ăn đậu phộng có thể bồi bổ và kéo dài tuổi thọ, đồng thời có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng và vitamin.

Khi ăn đậu phộng cần chú ý điều gì?

1. Không ăn quá nhiều

Người lớn có thể kiểm soát lượng đậu phộng ăn hàng ngày từ 10-25 gam, tương đương với một nắm nhỏ đậu phộng. Những bệnh nhân bị viêm túi mật, bệnh dạ dày mãn tính, bệnh tiểu đường và bệnh gút nên ăn dưới lời khuyên của chuyên gia.

2. Không ăn đậu phộng bị mốc

Điều đáng chú ý nhất là đậu phộng cần được bảo quản đúng cách nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm aflatoxin. Đây là một chất ung thư mạnh xuất hiện ở thực phẩm bị mốc, nếu ăn phải liều lượng nhiều sẽ dẫn tới ung thư.

TPO - Lạc [đậu phụng] là một thực phẩm giàu dưỡng chất và có nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn lạc không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể, làm bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí với một số người, lạc lại trở thành món ăn 'đại kỵ'.

Lợi ích của lạc đối với sức khỏe

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh im. Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axit oleic.Hãy ăn lạc hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.

Giảm lượng cholesterol: Các chất dinh dưỡng trong lạc không những làm tăng cường trí nhớ mà còn giúp làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Thêm vào đó, đồng chứa trong lạc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.

Ngăn ngừa lão hóa: Đậu phộng chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

Tốt cho xương: Trong hạt đậu phộng cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.

Ngăn ngừa sỏi mật: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người mà ăn ít nhất 58 gam đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.

Tăng cường trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy, ăn đậu phộng có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não bộ. Lý do là trong củ đậu phộng có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Lạc là loại thực phẩm rất giàu vitamin B, kẽm và vitamin E giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng.Giống như hạt điều hay hạnh nhân, bạn có thể thủ sẵn ở bàn làm việc của mình một hũ đậu phộng rang hay hạt điều, hạnh nhân để nhấm nháp mỗi khi bị căng thẳng.

Những người không nên ăn lạc

Nhóm người có làn da dầu, mặt nhiều mụn bọc, da tiết cặn bã nhờn nhiều

Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, khi ăn vào sẽ dễ dàng thúc đẩy bài tiết tuyến bã nhờn ở dưới nang lông, tăng thêm sự tiết dầu làm cho da bạn càng nhiều dầu, bóng nhẫy, hoặc nổi mụn.

Ngoài ra, một số món lạc còn chế biến thêm dầu mỡ và bột ớt, đường hoặc các loại hương vị giúp tăng cảm giác ngon miệng, càng làm cho bạn thêm nóng trong và nổi mụn nhiều hơn, da dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm chân lông.

Nếu biết mình thuộc loại da dầu, thì nên chú ý ăn lạc ở mức vừa phải, không ăn cùng lúc quá nhiều, hoặc ăn quá dài ngày, triền miên.

Nhóm người bị rối loạn tiêu hóa

Lạc chứa rất nhiều protein, nếu chúng ta ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho sự vận hành của đường ruột. Vì vậy, khi có cảm giác đầy bụng, khó tiêu thì hạn chế hoặc không nên tiếp tục ăn lạc.

Bên cạnh đó, nhiều người đang có thói quen ăn lạc sống, đôi khi vì mục đích chữa bệnh. Nhưng do lạc sống chứa rất nhiều dinh dưỡng, khi ăn vào dạ dày sẽ phát huy tác dụng làm trơn ẩm dạ dày. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, vì vậy một số bệnh nhân có bệnh về acid dạ dày khi ăn lạc sống để giảm khó chịu dạ dày, thì nên ăn có kiểm soát, khoảng 1 nửa nắm lạc là đủ.

Nhóm người mắc bệnh huyết khối

Lạc bản thân có tác dụng điều chỉnh và cầm máu, làm tăng huyết dịch và thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, thúc đẩy sự hình thành huyết khối. Vì vậy, người có độ nhớt máu cao hoặc bệnh máu vón cục thì nên hạn chế ăn nhiều lạc.

Lạc cũng là nhóm thực vật ăn hạt, nếu ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây nóng trong. Nếu tiếp tục dùng cách chế biến như rang với dầu mỡ, sẽ thêm phần gây nóng, đầy bụng. Không những thế, khi chế biến lạc ở nhiệt độ cao sẽ làm phá vỡ kết cấu dinh dưỡng trong lạc, làm biến chất hoặc thất thoát dinh dưỡng.

Nhóm người có bệnh về gan mật

Những loại thực phẩm có hàm lượng protein và chất béo cao khi ăn vào cơ thể sẽ làm cho túi mật có sự kích thích tiết mật rất mạnh, vì vậy sẽ có nhiều dịch mật được bài tiết ra để giúp tiêu hóa và hấp thu.

Người có bệnh về gan mật nếu vô tình ăn quá nhiều lạc, bổ sung quá mức lượng đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, thậm chí làm cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.

Nhóm người này nếu muốn ăn lạc, nên chọn phương pháp chế biến đúng cách. Tốt nhất nên cho một ít lạc nấu cùng với cháo để khống chế số lượng. Hoặc có thể ăn lạc rang hay luộc mà không thêm dầu mỡ. Tuyệt đối tránh việc ăn lạc theo hình thức chiên tẩm nhiều dầu mỡ, muối, hoặc ăn cùng lúc quá nhiều hoặc ăn nhiều lần.

Người tì yếu, phân nát

Do đậu phộng nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn đậu phộng sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khỏe.

Người mỡ máu

Trong đậu phộng có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn đậu phộng sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

Người hay bốc hỏa

Đậu phộng vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.

Người bị bệnh dạ dày

Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn đậu phộng và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ.Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn đậu phộng.

Người bị bệnh tiểu đường

Cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê [30g], trong khi đó 18 hạt đậu phộng tương đương với một thìa dầu [10g] khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều đậu phộng.

Người đang giảm cân

Đậu phộng có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là đậu phộng chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa đậu phộng.

Người bị bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

Những lưu ý khi ăn lạc

Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ

Nhiều người thường tiếc rẻ bỏ đi những hạt lạc đã mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn lạc mốc.

Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố.

Do đó, không nên nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hoặc luộc kỹ sẽ vô hại.

Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.

Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng.

Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.

Vi nấm Aspergillus phát triển mạnh và sinh độc tố ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 85% và một hàm lượng nước thích hợp [từ 9% trở lên] trong hạt lạc.

Bởi thế, nếu thấy có hiện tượng mốc dù là lạc hay các loại hạt khác, bạn cần kiên quyết bỏ ngay, không nên tiếc của.

Muốn để dành lạc, tránh bị mốc, bạn phải loại bỏ hết những hạt giập, vỡ, loại bỏ những lô lạc chớm bị mốc để tránh mốc lây lan sang lô lành rồi phơi thật khô đến khi hàm lượng nước trong lạc chỉ còn dưới 7,5% mới có thể yên tâm.

Không ăn lạc đã mọc mầm

Khi chọn lạc để chế biến, bà nội trợ có thể không quan sát kỹ nên không phát hiện ra những hạt lạc bị nảy mầm. Những hạt lạc này cần được bỏ đi vì chúng đã nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc.

Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy chất độc này có độc tính rất mạnh với tuyệt đại đa số động vật và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ khiến chúng giảm giá trị rất nhiều so với lạc không bị mốc và mọc mầm.

Không ăn lạc khi bạn đang bị ho

Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

Không ăn lạc khi bị mụn

Theo Đông y, lạc hoặc đậu phộng có vị ngọt, tính nóng. Chính vì vậy ăn nhiều đậu phộng sẽ gây nóng trong người. Bởi thế, người đang bị mụn hay bị nóng trong người nên tránh xa loại thực phẩm này.

Nếu tiếp tục nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.

Chưa kể, trong đậu phộng còn chứa nhiều androgen. Đây là một loại hormone khiến mụn mọc nhiều hơn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, nếu những ai dễ bị mụn mà vẫn muốn ăn nhiều đậu phộng thì khuôn mặt sẽ càng nổi nhiều mụn hơn bình thường.

Không ăn khi bụng đói

Không nên ăn lạc luộc hoặc lạc rang quá nhiều khi đang đói bụng. Bởi vì, khi ăn lạc lúc đói thì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác ấm ách, khó chịu.

Chủ Đề