10 điểm tối ưu hóa đại học công nghệ năm 2022

.

Cập nhật lúc: 08:17, 15/04/2022 [GMT+7]

Đến thời điểm này, phần đông học sinh khối 12 đã có lựa chọn ngành nghề để đăng ký xét tuyển đại học năm 2022. So với các năm trước, năm nay các ngành kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ tiếp tục ‘lên ngôi’ khi có nhiều học sinh lựa chọn hơn so với các ngành xã hội.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi [TP.Biên Hòa] tìm hiểu các ngành nghề đào tạo của các trường đại học trong chương trình tư vấn hướng nghiệp do Sở GD-ĐT phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức. Ảnh: Công Nghĩa

Từ ngày 5 đến 14-4, Sở GD-ĐT phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tiến hành chương trình tư vấn hướng nghiệp tại 22 trường THPT ở 9 địa phương trong tỉnh. Qua các buổi tư vấn cho thấy, thí sinh đã có sẵn quyết định sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành nghề và trường đại học, cao đẳng nào trong mùa tuyển sinh năm nay.

* Chọn ngành hợp xu thế

Năm 2022, xu thế lựa chọn các ngành nghề của học sinh khối 12 tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ, bám sát sự thay đổi của thị trường lao động cả hiện tại lẫn tương lai. Những ngành nghề như: công nghệ thông tin [CNTT], công nghệ ô tô, cơ khí chế tạo, điện tử, du lịch, tài chính ngân hàng được học sinh quan tâm lựa chọn nhiều. Đặc biệt, ngành công nghệ có nhiều xu hướng phát triển gắn với cách mạng công nghiệp 4.0, tác động sâu vào nhiều ngành nghề, trong đó có ngành thương mại điện tử, tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế đồ họa, tối ưu hóa hệ thống vận chuyển logictics…

Em Nguyễn Thị Hồng Thảo, học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Hồng Phong [TP.Biên Hòa] cho hay: “Ý định lựa chọn ngành CNTT đã được em định hình trong đầu từ giữa năm học lớp 11. Thời gian qua, em đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về xu hướng phát triển của ngành này trong tương lai, thậm chí em đã đi tìm hiểu thực tế về ngành ở một số đơn vị đào tạo và cả những người đang làm việc trong ngành này. Ý định chọn ngành CNTT của em còn được cha mẹ và các anh chị trong gia đình ủng hộ do phù hợp với sở trường và đam mê của em”.

Hồng Thảo chia sẻ thêm, em quyết định đi theo ngành CNTT vì Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển rất nhanh về lĩnh vực này, hầu hết các ngành và lĩnh vực của xã hội đều cần đến CNTT. Mỗi năm, CNTT đều có đóng góp đáng kể cho đất nước và những người làm việc trong ngành này đều có thu nhập khá so với nhiều ngành nghề khác. Điều khiến em yên tâm hơn với lựa chọn của mình đó là dự báo những năm tới, nhân lực ngành CNTT sẽ tiếp tục thiếu nên cơ hội việc làm sau khi ra trường có thể tiếp tục rộng mở.

Trong khi đó, em Phạm Ngọc Phương, học sinh Trường THPT Thống Nhất A [H.Trảng Bom] cho hay, em đã quyết định đăng ký xét tuyển vào ngành công nghệ ô tô tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Một trong những cơ sở quan trọng để em chọn ngành này vì ngành ô tô đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Kinh tế ngày càng phát triển, càng ngày có nhiều người dân sở hữu ô tô riêng, do đó nhu cầu về dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ô tô sẽ tăng lên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có chuyên môn về công nghệ ô tô.

Cô Trịnh Phương Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi [TP.Biên Hòa] cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, có khoảng 70% học sinh khối 12 của trường chọn các môn bắt buộc và tổ hợp bài thi tự chọn khoa học tự nhiên. Những em học sinh ở nhóm này khi đăng ký xét tuyển vào đại học thường chọn các ngành thuộc khối kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và dịch vụ. Còn lại khoảng 30% học sinh khối 12 chọn các môn thi bắt buộc và bài thi tự chọn khoa học xã hội. Những học sinh ở nhóm này thường đăng ký xét tuyển vào các ngành như: du lịch, sư phạm, công tác xã hội…

* Nhiều ngành mới ra đời

Đứng trước sự chuyển dịch của thị trường lao động gắn với xu hướng phát triển của đất nước, nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Đồng Nai đang nhanh chóng mở thêm những ngành mới đáp ứng nhu cầu đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội và doanh nghiệp. Nhiều trường không chỉ tính toán củng cố nâng cao những ngành đào tạo truyền thống để cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo mà còn mở thêm những ngành đào tạo mới. Các ngành đào tạo mới đều hướng đến lĩnh vực kỹ thuật công nghệ gắn với sự phát triển của cách mạnh công nghiệp 4.0.

TS Lâm Thành Hiển, Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng cho biết, hiện tại nhà trường đang đào tạo 21 ngành. Trước sự phát triển của thị trường ô tô tại Việt Nam, cách đây không lâu trường đã mở ngành công nghệ ô tô và đến nay đã thu hút khá nhiều sinh viên theo học. Năm 2022, bám sát xu thế phát triển mới của nền kinh tế đất nước, trường đã sẵn sàng các điều kiện mở ngành, tuyển sinh và đào tạo thêm một ngành mới, đó là logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Theo TS Lâm Thành Hiển: “Đông Nam bộ đã là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, sắp tới Đồng Nai lại có cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, hệ thống cảng biển kết nối với Đồng Nai sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, do đó ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng hứa hẹn sẽ trở thành một ngành có nhiều cơ hội việc làm”.

Trong khi đó, Trường đại học Công nghệ Miền Đông [tại H.Thống Nhất] là một thành viên mới của Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng sở hữu nhiều trường đại học tư thục khác. Sau khi tiếp nhận Trường đại học Công nghệ Miền Đông, Ban giám hiệu nhà trường đang xúc tiến cơ cấu lại các ngành đào tạo. Ngoài những ngành đã có, trường đang triển khai mở nhiều ngành đào tạo mới gắn với xu thế phát triển của thị trường lao động như: kỹ thuật bảo trì hàng không, công nghệ ô tô, vận tải logistics, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo AI…

Không chỉ có các trường đại học lớn mới chú trọng mở đào tạo các ngành mới đón đầu xu thế phát triển kinh tế và thị trường lao động, một số trường cao đẳng nghề cũng đã “nhanh chân” chạy đua mở thêm ngành thu hút người học ở trình độ đào tạo phù hợp. Trong đó, Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 [H.Long Thành] đang triển khai tuyển sinh khóa đầu tiên ngành hàng không với mục tiêu chuẩn bị cung ứng nguồn nhân lực cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2025. Khóa đầu trường tuyển sinh 28 học viên, những khóa tiếp theo sẽ từ 50 học viên trở lên.

Năm 2022, theo phương án và kế hoạch tuyển sinh của các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã công bố, sẽ có gần 10 ngàn chỉ tiêu tuyển sinh mới với tổng số 22 ngành đào tạo. Trong đó, đứng đầu là Trường đại học Lạc Hồng trên 2 ngàn chỉ tiêu; Trường đại học Đồng Nai và Trường đại học Công nghệ Đồng Nai mỗi trường 2 ngàn chỉ tiêu. Các trường đại học còn lại mỗi trường trên 1 ngàn chỉ tiêu.

Công Nghĩa

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Chiều 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. So với dự thảo, quy chế không thay đổi nhiều về thời điểm đăng ký xét tuyển, nhập học; nhưng đã điều chỉnh phương án cộng điểm ưu tiên khu vực.

Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 [còn gọi là thí sinh tự do] vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực theo các mức: 0,25 điểm [khu vực 2], 0,5 điểm [khu vực 2 nông thôn] và 0,75 điểm [khu vực 1]. Đây là chính sách được duy trì ổn định trong các năm qua.

Trước đó, dự thảo công bố giữa tháng 4 định bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do. Kế hoạch này khiến thí sinh tự do cảm thấy hụt hẫng, các chuyên gia giáo dục, đại diện trường đại học cũng đưa ra ý kiến trái chiều.

Thời điểm đó, Bộ giải thích quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh: học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học. Theo đại diện Bộ, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

Tuy nhiên, trong quy chế chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi kế hoạch được đề cập tại dự thảo và tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm khu vực cho thí sinh tự do.

Từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên [cả khu vực và đối tượng] với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

>> Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022

Thí sinh xem danh sách phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: Giang Huy

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 cũng "chốt" kế hoạch đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.

Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Năm nay, các đại học cũng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào 7-8/7 với hơn một triệu thí sinh tham dự, ít hơn năm ngoái khoảng 14.000.

Trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, hơn 859.500 em sẽ dùng kết quả để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học [chiếm 85,87%]. Số thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT là gần 103.400 [chiếm 10,33%]. Số chỉ xét tuyển đại học và xét vào các trường cao đẳng sư phạm là hơn 33.100 [chiếm 3,81%].

Các bài thi được giữ nguyên như những năm gần đây với ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Thanh Hằng

Video liên quan

Chủ Đề