100g cá cơm tươi bao nhiêu calo?

với hương vị thơm ngon, béo giòn, đậm đà ăn chơi hoặc ăn cùng cơm sẽ là món khoái khẩu trong những buổi picnic, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè.

Cá cơm sấy giòn chế biến từ loại cá cơm tươi, được ngư dân đánh bắt ở vùng biển Miề​n Trung, từ xa xưa cá cơm đã nổi tiếng khi cho ra nhiều món ngon đặc sản của Miền Trung, cá cơm mớm làm nên món cá cơm sấy giòn.

Cá cơm mớm là loại cá cơm nhỏ độ gần vài phân, với cái đầu phình to, hai mắt to tròn, thường được ngư dân đánh bắt vào tháng 4 đến tháng 8 Âm Lịch.

Cá cơm sấy giòn VietGourmet

Cá cơm sấy giòn Loại cá này có hàm lượng canxi cao, vitamin A và rất tốt cho mắt. Giá của loài cá này mắc gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần cá cơm làm nước mắm. Chính vì vậy, người ta chỉ dùng để chế biến ăn liền sau khi đánh bắt chứ không làm nhiên liệu để sản xuất nước mắm.

Cá cơm sấy giòn bao nhiêu calo?

Theo số liệu được đưa ra từ các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo trong cá cơm tốt hơn rất nhiều so với các loại thịt động vật khác. Cứ 100g cá cơm sẽ có chứa khoảng 48 calo. Khi đã được sấy giòn và tẩm ướp gia vị, cá cơm chứa khoảng 80 calo với khối lượng tương đương.

Giá trị dinh dưỡng của cá cơm sấy giòn

Lợi ích của cá cơm sấy giòn

Quy trình sản xuất cá cơm sấy giòn

Nguyên liệu

  • Cá cơm, bột năng, tỏi, ớt bột, nước mắm, dầu, tiêu

Cách làm

Bước 1: Chọn cá cơm

Để làm món cá cơm sấy giòn các bạn chọn cá cơm vẫn còn tươi hoặc tốt nhất là cá cơm mới được người dân đánh bắt về là tốt nhất. Cá cơm còn tươi thịt cá sẽ vẫn còn chắc không bị nhũn, mắt cá trong không bị đục. Nếu bạn không mua được cá tươi cũng có thể dùng cá cơm khô để làm món này nhưng chất lượng sẽ không ngon bằng cá tươi. Nếu dùng cá cơm khô, các bạn bỏ qua bước sơ chế nhé.

Bước 2: Sơ chế

Cá cơm các bạn cắt đầu bỏ ruột đánh sạch vảy sau đó rửa bằng nước muối cho cá không bị tanh.

Bước 3: Luộc cá

Đun một nồi nước sôi, cho cá vào sau đó đun vừa sôi lên là vớt cá ra luôn. Nếu các bạn dùng cá cơm khô thì ngâm cá nước sôi khoảng 10 phút cho cá mềm ra là được nhé.

Bước 4: Tẩm ướp

Chuẩn bị nước sốt gồm có tỏi, hành băm, mắm, đường, ớt băm, nước, tiêu. Phần nước sốt này mình không nêu theo định lượng mà tùy các bạn mếm sao cho vừa miệng là được nhé. Các bạn nếu ăn cay thì cho thêm ớt, nếu ăn ngọt thì cho thêm đường.

Cá cơm các bạn đổ vào bát, trộn đều với bột năng [bột bắp] để bột phủ đều toàn thân cá.

Bước 5: Chiên giòn

Cho các đã tẩm bột vào chảo chiên lên cho giòn sau đó bỏ ra giấy thấm để thấm bớt dầu.

Phần nước sốt vừa chuẩn bị ở trên các bạn đổ vào chảo, cho cá vừa chiên vào đảo đều đun đến khi khô là được.

Bước 6: Sấy khô

Sau bước 5 là cá đã có thể ăn được ngay được rồi, tuy nhiên nếu các bạn muốn bảo quản cho cá được lâu thì cần phải sấy lại bằng máy sấy thực phẩm sau đó mới cho vào hộp hay đóng gói. Cá cơm cho vào khay sấy, để cá thành một lớp không quá dày đảm bảo khi sấy có thể thoát khí tốt nhất nhé.

Điều chỉnh nhiệt độ sấy khoảng 60 độc C, độ ẩm 20% và sấy trong khoảng 20 phút. Do cá đã chín giòn ở bước chiên bên trên rồi nên công đoạn sấy không cần để nhiệt độ cao, công đoạn này sẽ giúp cá loại bỏ bớt thành phần nước còn sót lại giúp bảo quản được lâu, không bị chảy nước.

Cá cơm sấy giòn

Mua cá cơm sấy giòn ăn liền ở đâu ?

Đến với Vietgourmet chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách hàng các mặt hàng chất lương với giá thành hợp lý nhất và cam kết đầy đủ giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Giao hàng nhanh chóng, thanh toán chuyển khoản, COD thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Xem thêm các sản phẩm khác Tại đây

Chúng tôi có 2 cơ sở chính trên toàn quốc:

> Chi nhánh 1: T1 A14 Lô 3 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

> Chi nhánh 2: 151 Đào Duy Anh, P. 9, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Cần biết thêm chi tiết về sản phẩm và các chương trình khuyến mại, vui lòng gọi điện theo số hotline hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ Liên hệ

Cá cơm tươi là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để hiểu tường tận về thành phần dinh dưỡng, đặc điểm và lợi ích của loài cá này, các bạn hãy cùng theo chân bài viết tìm hiểu ngay nhé! 

1. Cá cơm tươi

1.1. Đặc điểm của cá cơm tươi

Cá cơm thuộc họ cá trổng, có tên khoa học là Engraulidae. Cá cơm có kích thước nhỏ, chiều dài từ 15-20cm. Cá cơm thường sống theo đàn chủ yếu ở các vùng nước mặn. Có một số loài vẫn sống ở nước lợ, một số sống trong nước ngọt. Thức ăn của cá cơm là các loài sinh vật phù du ở tầng nước mặt. 

Cá cơm tươi là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Cá cơm sống quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân và mùa hè. Cụ thể, hằng năm cứ vào mùa xuân từ tháng giêng đến tháng hai âm lịch, cá cơm sẽ thường xuất hiện vào ban đêm. Ngược lại, vào vụ mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, cá lại xuất hiện vào ban ngày. Chính vì vậy, cứ mỗi năm sẽ có 2 vụ mùa cho các ngư dân đánh bắt cá.    

1.2. Thành phần dinh dưỡng của cá cơm tươi 

Cá cơm tuy có kích thước nhỏ nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá cơm tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, B6, B12, D, E,… tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, cá cơm cung cấp nguồn chất béo Omega-3 có lợi cho hệ tim mạch và trí não. Theo cơ sở dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA], trong 100g cá cơm bao gồm những thành phần dinh dưỡng như sau:

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g cá cơm tươi [nguồn: USDA]

1.3. Các loại cá cơm tươi phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới

Cá cơm sinh sống ở hầu hết các vùng biển trên thế giới, bao gồm các loại như cá cơm châu Âu, cá cơm Argentina, cá cơm California, cá cơm Nhật Bản, cá cơm Peru và cá cơm Nam Phi. Tuy nhiên, chúng sống phổ biến ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

Tại các vùng biển Việt Nam, cá cơm sinh sống và phát triển đa dạng từ Bắc vào Nam. Có thể kể đến những loại như cá cơm than, cá cơm sọc tiêu, cá cơm trắng và cá cơm vàng sọc đỏ. 

2. Những lợi ích của cá cơm tươi đối với sức khỏe

Nhắc đến cá cơm không thể không kể đến những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Bên cạnh vai trò là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, cá cơm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Cụ thể như sau:

2.1. Tốt cho tim mạch và trí não

Chúng ta đều biết rằng, lượng axit béo Omega-3 từ cá cơm rất tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển của trí não. Đây là loại chất béo thường gặp trong động vật, đặc biệt là các loại cá. Trong 100g cá cơm tươi chứa đến 2113 mg Omega-3. 

Chúng ta cần bổ sung các hàm lượng chất béo này mỗi ngày để cơ thể phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, cơ thể cũng giảm được các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đối với trẻ nhỏ, chất béo Omega-3 trong cá cơm tươi cực kỳ có lợi cho trí não. Do đó, các mẹ nên lưu ý bổ sung thêm cá cơm vào thực đơn ăn uống của bé nhé!

Chế biến cá cơm tươi thành các món ăn đa dạng để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. 

2.2. Sáng mắt

Cá cơm là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A. Đây là loại vitamin giúp bảo vệ và hỗ trợ suy giảm thị lực, từ đó tránh được các căn bệnh phổ biến ở mắt. Vì vậy, ăn cá cơm để bổ sung vitamin A giúp giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

2.3. Răng chắc khỏe, xương dẻo dai

Canxi và vitamin A có trong cá cơm sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của xương. Ngoài ra, canxi còn giúp cho răng chắc khỏe và hạn chế được sự suy yếu của răng. Do đó, bổ sung cá cơm vào các bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết để phòng ngừa loãng xương và sâu răng.  

2.4. Nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể

Với một bữa ăn có sự góp mặt của cá cơm đã mang lại nhiều dưỡng chất đa dạng cho cơ thể. Các loại vitamin, khoáng chất, chất béo có lợi trong cá cơm đều là những chất thiết yếu đối với cơ thể. 

Đến đây, chúng ta không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà nguồn cá cơm tươi mang lại cho sức khỏe. Hiểu rõ thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn mà chúng ta nạp vào hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của cơ thể.

Chủ Đề