1:20 phút bằng bao nhiêu giây

Cách tính giờ phút giây được ứng dụng nhiều trong toán học hay thậm chí là cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như đổi giây ra giờ phút để ước tính thời gian của từng công đoạn sản xuất đồng hồ, đồ gia dụng, đồ điện tử…

Vậy 20 phút bằng bao nhiêu giây? Cùng Top10vietnam.net tìm câu trả lời nhé!

1:20 phút bằng bao nhiêu giây
20 Phút Bằng Bao Nhiêu Giây

Câu hỏi: 20 phút bằng bao nhiêu giây?

A. 900 giây

B. 1200 giây

C. 1500 giây

D. 1800 giây

Đáp án: B. 20 phút bằng 1200 giây

Hướng dẫn giải:

1 phút = 60 giây. Nên 20 phút = 20 x 60 giây = 1200 giây

1:20 phút bằng bao nhiêu giây
20 Phút Bằng Bao Nhiêu Giây

Đơn vị đo thời gian là đại lượng được dùng để đo cũng như tính toán trong nhiều những lĩnh vực khoa học và đời sống hàng ngày. Thời gian là 1 khái niệm vật lý chỉ những trình tự xảy ra của các sự kiện và thực hiện đo lường mà sự kiện xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.

Trong hệ đo lường quốc tế cơ bản thì đơn vị của thời gian sẽ là giây. Từ đó, các đơn vị lớn hơn như là phút, giờ, ngày cũng sẽ được tính dựa theo đó. Các đơn vị thứ cấp này được gọi là đơn vị không Sl do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng vẫn được chấp nhận chính thức trong hệ đo lường quốc tế.

Đổi từ giây sang phút và ngược lại

Để công thức quy đổi dễ hiểu hơn, cách viết tắt giờ phút giây chuẩn quốc tế sẽ được ứng dụng. Cụ thể, thay vì ghi “giờ” sẽ được thay bằng “h”, “phút” là “min” và “giây” sẽ là “s”.

Để đổi giây ra phút và ngược lại, bạn có thể áp dụng công thức sau đây:

➤ Đổi từ số giây ra số phút: 1s = 1/60min. Chẳng hạn như 60 giây sẽ bằng 1 phút. 

➤ Đổi từ số phút ra số giây: 1min = 60s. Chẳng hạn như 60 phút tương đương với 3600 giây.

Đổi từ phút sang giờ và ngược lại

Để kết quả cách đổi giờ phút giây chính xác, công thức sau đây sẽ hỗ trợ bạn:

➤ Đổi từ số phút ra số giờ: 1min = 1/60h. Chẳng hạn như 60 phút sẽ tương ứng với 1 giờ đồng hồ.

➤ Đổi từ số giờ ra số phút: 1h = 60min. Vậy 1 giờ 30 phút bằng bao nhiêu giây, đáp án sẽ là 5400 giây. Cụ thể phép toán thực hiện như sau: 1h = 60min, cộng thêm 30min nữa là 90min. Áp dụng công thức trên, bạn sẽ có được tổng số giây của 1 giờ 30 phút là 5400 giây.

Ký hiệu giờ phút giây

Bạn có thể bắt gặp ký hiệu giờ phút giây trong một số bài toán đếm giờ phút giây. Sau đây là những ký hiệu thông dụng nhất theo quy chuẩn quốc tế:

➤ Ký hiệu giờ: thường sẽ là “h”, viết tắt của cụm từ “hour” trong Tiếng Anh.

➤ Ký hiệu phút: phổ biến nhất là “min”, viết đầy đủ là “minute” theo Tiếng Anh. Hay dùng dấu ‘ (phút).

➤ Ký hiệu giây: thường gặp nhất là dấu “ (giây). Hay viết tắt là “s”, đại diện cho cụm từ “second” trong Tiếng Anh.

Một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo thời gian

Trong chương trình học tiểu học, các bạn sẽ được làm quen với các dạng bài liên quan đến thời gian như sau:

Dạng 1: Chuyển đổi các đơn vị đo thời gian

Ví dụ ta có câu hỏi 6 năm bằng bao nhiêu tháng?

=> Đáp án: Ta có 1 năm tương đương với 12 tháng. Như vậy 6 năm = 6 x 12 = 72 tháng.

Dạng 2: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với thời gian

  • Thực hiện nhanh phép cộng số đo thời gian

Rất đơn giản, ta chỉ cần thực hiện giống như với phép cộng số tự nhiên, lưu ý hãy  cộng số cùng đơn vị đo với nhau.

Ví dụ: Tìm đáp án của phép tính sau: 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút bằng bao nhiêu?

=> Ta có đáp án là 9 giờ 37 phút.

  • Thực hiện phép trừ thời gian

Tương tự như với phép tính cộng, ta cũng thực hiện giống như phép trừ số tự nhiên, lưu ý là thực hiện trừ những số có cùng đơn vị đo với nhau.

Ví dụ: 14 năm 7 tháng – 5 năm 2 tháng sẽ bằng bao nhiêu?

=> Ta có đáp án là 9 năm 5 tháng.

  • Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số bất kỳ

Ta cũng thực hiện giống như với phép nhân số tự nhiên, nhân lần lượt từng thành phần với số đó.

Ví dụ: 4 giờ 23 phút x 4 sẽ bằng bao nhiêu?

=> Thực hiện phép nhân như hướng dẫn ta có 4 giờ 23 phút x 4 = 17 giờ 32 phút.

  • Thực hiện phép chia thời gian với 1 số

Ta cũng tiến hành thực hiện giống phép chia các số tự nhiên, chia từng thành phần trong thời gian với số đó.

Ví dụ:  10 giờ 48 phút : 9 có kết quả bằng bao nhiêu?

=> Đáp án là 1 giờ 12 phút.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách quy đổi thời gian từ phút sang giây, qua đó trả lời được câu hỏi 20 phút bằng bao nhiêu giây. Top10vietnam.net chúc bạn học tập tốt.

Bài 4. Một xe gắn máy khởi hành từ tỉnh A lúc 12 giờ 15 phút với vận tốc 36km/giờ và đến tỉnh B lúc 15 giờ 45 phút. Trên đường xe có nghỉ lại 15 phút. Hỏi tỉnh A cách tỉnh B bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 5. Cho hai phân số có tổng bằng 28/35 và tỉ số của chúng bằng 5/9 . Tìm hai phân số đã cho.

———- HẾT ———–

Đề Số 2

Bài 1. Viết các số đo sau đây dưới dạng số thập phân:

15 tấn 3 yến = ……… tạ

12kg11g = ………hg

9m3dm = ………m

7kg4dag = ………kg

14hm8dm = ………m

85g = ………kg

Bài 2. Thực hiện các phép tính sau (có đặt tính):

a) 17 giờ 36 phút : 6

b) 5 ngày 6 giờ − 2 ngày 11 giờ

c) 7 giờ 23 phút x 6

d) 24 phút 18 giây + 28 phút 48 giây

Bài 3. Tính và điền kết quả vào ô trống:

Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a) 47% = 0,47     [ ]

b) 300% = 30    [ ]

c) 136% = 1,36    [ ]

d) 8% = 0,008    [ ]

e) 520% = 5,02    [ ]

g) 15% = 0,15    [ ]

Bài 5. Hai tỉnh A và B cách nhau 186km. Cùng lúc, một xe gắn máy đi từ A đến B và một ô tô đi từ B đến A. Chúng gặp nhau sau 2 giờ. Biết vận tốc ô tô gấp rưỡi xe gắn máy. Hỏi:

a) Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?

b) Vận tốc của ô tô tính theo km/giờ?

________ HẾT ________

Đề Số 3

Bài 1. Tính:

a) (12 phút 37 giây + 4 phút 18 giây) x 5

b) 7 giờ 35 phút + 5 giờ 43 phút

c) 27,6 giờ : 8

Bài 2. Viết tiếp vào chỗ trống:

a) Muốn tính vận tốc ………

b) Muốn tính quãng đường ………

c) Muốn tính thời gian ………

Bài 3. Tính (có đặt tính):

a) 1342,5 + 516,167

b) 9,75 x 15

c) 7,395 : 0,85

d) 84,325 – 17,40

Bài 4. Với 18kg trái cây, mẹ tôi làm được 36 lọ mứt. Tính xem nếu mẹ tôi làm thêm 21 lọ nữa thì phải mua thêm bao nhiêu ki-lô-gam trái cây?

Bài 5. Một con thuyền khi ngược dòng có vận tốc là 6,8km/giờ. Biết vận tốc của dòng nước 1,7km/giờ. Tính vận tốc của thuyền khi xuôi dòng.

______ HẾT _____

Đề Số 4

Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô [ ]:

a) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 3 giờ 45 phút  [ ]

b) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 6 giờ 15 phút  [ ]

c) (8 giờ − 7 giờ 15 phút) x 5 = 225 phút   [ ]

Bài 2. Tính:

Bài 3. Tìm x:

a) x x 5,84 x 9,16

b) x x 0,35 x 2,55

Bài 4. Một người đi bộ trong 3,6 giờ được 12,5km. Hỏi người đó đi trong 1,8 giờ thì được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 5. Một xe máy đi từ C đến B với vận tốc 32km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách C 48km đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Tính thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy.

_____ HẾT ____

Đề Số 5

Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1 năm = ………/ ……… thế kỉ

178 giây = …… phút …… giây

1 giờ = ………/ ……… ngày

216 phút = …… giờ …… phút

1 giây = ……… /……… phút

19 tháng = ……năm …… tháng

Bài 2. Tính:

Bài 3. Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:

3/4 giờ = ………                  22/8 kg = ………

4/5 phút = ………               9/6 giờ = ………

Bài 4. Quãng đường AB dài 72km. Hai xe đạp và xe gắn máy khởi hành cùng một lúc ngược chiều nhau với vận tốc không đổi. Hai xe gặp nhau sau 2 giờ 15 phút và khi đó xe đạp đã đi được 27km. Tính vận tốc của mỗi xe.

Bài 5. Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 154m, chiều rộng kém chiều dài 9m. Tính diện tích miếng đất hình chữ nhật đó.