20 điểm có đậu đại học quốc gia tp hcm năm 2022

4.9/5 - [16 lượt đánh giá]

Nhằm giúp các em cập nhập kịp thời phương thức tuyển sinh, đặc biệt là những ai đang có ý định sử dụng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM để xét tuyển đại học, dưới đây là Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM cập nhập đến ngày 24/1/2022.

Xu hướng xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM ngày càng tăng

Xem thêm: Danh sách những trường xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực ĐHQGHN 2022

Học phí các trường đại học khu vực phía Nam năm 2022

Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM:

[Đang cập nhập….]

[Nguồn: Tổng hợp]

ĐHQG TPHCM Thi Đánh giá năng lực Tuyển sinh 2022

Cán bộ làm công tác thi hướng dẫn thí sinh sơ đồ phòng thi tại Trường THPT Ngô Quyền [TP Biên Hòa, Đồng Nai] trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Ảnh: A LỘC

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2022 các trường đại học thực hiện tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; thực hiện tuyển sinh theo đề án của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức. Năm nay, hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Bộ GD-ĐT khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. Dựa trên cơ sở này, các trường ĐH lớn đã cắt giảm mạnh chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

TS Phan Hồng Hải [hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]

Chỉ dành 10 - 15% chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân là trường cắt giảm mạnh nhất chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trường dự kiến tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm đến 80 - 85%, trong khi phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trường dành chỉ tiêu thấp nhất từ trước đến nay chỉ còn 10 - 15% chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển sinh theo 6 phương thức và đa dạng hình thức xét tuyển vào 45 ngành, chương trình đào tạo ĐH chính quy. Trong đó, phương thức 3 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, trường dành 30 - 60% tổng chỉ tiêu.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay giữ ổn định sáu phương thức xét tuyển như năm trước nhưng phân bổ lại chỉ tiêu cho từng phương thức: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế [chỉ tiêu 1% theo ngành]; xét tuyển học sinh giỏi [20% theo ngành]; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn [40% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 [10% theo ngành]; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [chỉ tiêu còn lại]...

Đánh giá toàn diện năng lực thí sinh

Không chỉ cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi THPT, nhiều trường còn thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển phương thức này. Trường ĐH Kinh tế quốc dân đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức xét điểm thi THPT dự kiến là 20 điểm [gồm điểm ưu tiên]. Trường ĐH Kinh tế - luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng kèm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên.

Tương tự, Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm [cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển].

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến cũng chỉ tuyển 10 - 20% chỉ tiêu theo kết quả thi THPT cho một số chương trình đào tạo. Trường còn đưa ra thêm điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào là thí sinh phải có điểm trung bình chung sáu học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình sáu học kỳ của ba môn học từ 42 trở lên]. Riêng phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, trường dành đến 60 - 70% tổng chỉ tiêu.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho hay từ năm 2022 nhà trường cũng dự kiến tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

"Dự kiến phương thức này sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022. Cụ thể, năng lực học tập bao gồm: kết quả học THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực... và các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế. Trong đó, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng khi thí sinh trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này đang thể hiện tốt năng lực học tập tại trường. Như vậy, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các điều kiện để xét tuyển vào trường", ông Thắng nói.

Tương tự, nhiều trường tốp trên đều đã công bố tăng mạnh chỉ tiêu xét điểm thi năng lực trong tuyển sinh năm nay. Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] tuyển theo bảy phương thức, trong đó dành đến 70% chỉ tiêu xét kết quả thi năng lực.

"Riêng phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường chỉ dành 15 - 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc học của học sinh lớp 12 nên Bộ GD-ĐT ra đề có phần nhẹ nhàng hơn, nên để phân loại thí sinh để xét tuyển bằng điểm thi THPT không cao. Việc điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu phương thức xét điểm thi THPT theo hướng giảm nhằm phân loại thí sinh tốt hơn, tuyển đúng đối tượng và đảm bảo chất đầu vào", ThS Phùng Quán - trưởng phòng thông tin truyền thông nhà trường - chia sẻ.

Đảm bảo quyền lợi cho học sinh vùng sâu, vùng xa

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng các trường ĐH thực hiện tự chủ tuyển sinh và ngày càng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác ngoài kết quả thi THPT như ưu tiên xét tuyển, đánh giá năng lực...

"Năm nay, trường chúng tôi dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức, trong đó xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022 để tạo cơ hội cho thí sinh phía Bắc có tham gia kỳ thi này được xét tuyển vào trường. Đồng thời, đối với xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2022, trường cũng sẽ dành ít nhất 45% chỉ tiêu vì thực tế số thí sinh xét tuyển vào trường ở khu vực nông thôn, vùng xa khá nhiều, phần lớn các em này chỉ tham gia phương thức xét điểm thi THPT", ông Hạ cho hay.

Tuyển sinh đại học 2022: Ưu tiên hoạt động xã hội, văn thể mỹ...

TRẦN HUỲNH

Thí sinh thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021

Trong những năm gần đây, bên cạnh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ xét tuyển, các trường ĐH ngày càng mở rộng nhiều phương thức khác, trong đó có phương thức tuyển sinh riêng. Đặc biệt, nhiều năm nay các trường tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển. Đây là một trong những phương thức xét tuyển ngày càng phổ biến ở các trường.

Chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Thi đánh giá năng lực năm 2022 ra sao" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18.1 đã cung cấp cho thí sinh những thông tin cụ thể và hết sức cần thiết.

Đại diện của các trường trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Thi đánh giá năng lực năm 2022 ra sao?" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18.1

Những phương thức xét tuyển của các trường

Trong năm 2022, các trường ĐH sử nhiều phương thức xét tuyển gồm: sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, xét học bạ...

Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thông tin: "Năm 2022 trường tuyển sinh hơn 8.000 chỉ tiêu, trong đó có 2 ngành mới là giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện. Trong số các phương thức, trường dành 10% xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM cho tất cả các ngành. Mức điểm nhận hồ sơ từ 550 trở lên cho kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và 70 điểm trở lên với điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội".

Ngoài ra, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sử dụng các phương thức xét dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT. Sau Tết Nguyên đán, trường nhận hồ sơ xét tuyển với khoảng 10 đợt khác nhau. Kỳ thi năng khiếu của trường dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 6, 8. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển qua bưu điện, trực tiếp tại trường và kênh trực tuyến của trường, theo ông Lưu.

Về phần mình, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho biết: "Năm 2021, số lượng các trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM là 70 trường và năm nay dự kiến là khoảng 80 trường. Trong phương thức xét học bạ, các trường cũng có nhiều hình thức xét dựa vào điểm của những học kỳ khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều trường cũng đang sử dụng các chứng chỉ quốc tế và ngoại ngữ để ưu tiên xét tuyển".

Riêng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông Nguyên cho biết thêm: "Trường cũng xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Các phương thức đều là cơ hội cho thí sinh xét tuyển vào ĐH và CĐ, quan trọng là tìm được phương thức phù hợp nhất với mình".

Còn thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, cho hay trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển bao gồm dựa vào kết quả học bạ, kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực. Năm nay trường có ngành giáo dục mầm non và piano và có tổ chức thi năng khiếu.

"Thí sinh không nên bỏ lỡ và xem nhẹ bất cứ một phương thức xét tuyển nào và không nên nghĩ rằng kỳ thi đánh giá năng lực chỉ dành cho học sinh khá giỏi, mà thí sinh nên tự tin tham gia. Kỳ thi đánh giá năng lực có ưu điểm là không học tủ mà kiến thức sử dụng trong đề đều đã được tích lũy trong quá trình học. Những kiến thức sử dụng dữ liệu được cung cấp trong đề thi, không nhất thiết yêu cầu học sinh phải thuộc cả khổ thơ, cả bài học lịch sử mà quan trọng là tư duy làm bài", ông Thái lưu ý. Thạc sĩ Thái cũng khuyên thí sinh nên tham khảo kho đề thi đánh giá năng lực những năm trước.

Các phương thức xét tuyển khối ngành kinh tế

Thí sinh muốn biết thêm thông tin về những phương thức xét tuyển của các trường đối với khối ngành kinh tế.

Giải đáp thắc mắc của các thí sinh, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho biết trường có đào tạo nhiều ngành thuộc khối kinh tế, phương thức tuyển sinh áp dụng theo quy định chung của trường. Trong đó, mỗi ngành dành khoảng 40 - 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 10% điểm thi năng lực, còn lại là xét học bạ và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. "Tuy nhiên, ở mỗi hình thức xét tuyển thì có điểm xét tuyển, điểm trúng tuyển, thời gian và cách thức nhận hồ sơ khác nhau. Thí sinh nên theo dõi điểm chuẩn từng ngành theo từng phương thức được các trường công bố 2 năm trước đó", ông Lưu nói thêm.

Bên cạnh đó, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin trường đào tạo 11 ngành, trong đó có 2 ngành mới. Dù cùng nhóm ngành kinh tế nhưng tổ hợp môn xét tuyển không giống nhau giữa các ngành tùy thuộc vào đặc thù đào tạo của ngành học đó. Do vậy, thí sinh cần lưu ý điểm này để lựa chọn tổ hợp môn mình có thế mạnh nhiều hơn.

"Trong các phương thức, phương thức xét dựa vào điểm tốt nghiệp THPT phải chờ sau khi có điểm thi mới công bố được điểm sàn nhận hồ sơ. Trong khi các phương thức xét tuyển riêng, các trường được chủ động đưa ra điểm nhận hồ sơ ngay từ thời điểm này. Riêng nhóm ngành kinh tế luôn là nhóm ngành có số lượng thí sinh đăng ký vào các trường nhiều", ông Nguyên nói.

Còn Trường ĐH Văn Hiến hiện có các ngành kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, quản lý chuỗi cung ứng… và có thể mở rộng xét tuyển sang nhóm ngành quản trị, dịch vụ như du lịch lữ hành, nhà hàng ăn uống… Thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh: "Thay vì bị động đợi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em nên chủ động tham gia những phương thức xét tuyển sớm hơn như học bạ, đánh giá năng lực".

Nếu thí sinh sử dụng các phương thức riêng thì có lợi thế gì?

Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, lưu ý mỗi phương thức có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, các trường thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM dành tỷ lệ chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, trong khi đó khối trường tư thục dành nhiều chỉ tiêu xét theo điểm học bạ. "Dù xét tuyển phương thức khác nhau nhưng khi trúng tuyển thì thí sinh chỉ được nhập học ở một phương thức", ông Nguyên lưu ý.

Theo ông Nguyên, trong những năm gần đây, ranh giới giữa các phương thức xét tuyển không còn nhiều. Kỳ thi đánh giá năng lực kiểm tra kiến thức tiệm cận hơn với những năng lực học ĐH của thí sinh. "Do đó, phương thức xét tuyển riêng sẽ giúp giảm áp lực thi cử, đặc biệt thí sinh biết trước được thời gian trúng tuyển và nhập học sớm hơn phương thức kỳ thi chung. Nhưng dù chọn phương thức nào thì quan trọng nhất vẫn là chọn lựa ngành nghề", ông Nguyên nhắn nhủ thí sinh.

Tương tự, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho rằng thí sinh có lợi thế về sự chủ động thời gian và có thêm nhiều lựa chọn khi có nhiều phương thức xét tuyển. Ông Lưu nói: "Với nhiều phương thức, áp lực để thi đạt kết quả cao ở một kỳ thi chung cũng giảm nhẹ. Nhiều học sinh sau khi đã trúng tuyển bằng các phương thức riêng nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp. Ngoài ra, số lượng thí sinh tham gia, trường ĐH và CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực cũng rất nhiều".

Về phần mình, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên thí sinh cần biết nghề trong tương lai là gì. "Thực tế cho thấy khi chúng ta tốt nghiệp ĐH, làm việc từ 5 - 10 năm liên tiếp thì mới trở thành cái nghề. Chính vì vậy, các em cần tìm hiểu ngành nghề, tìm hiểu trường, chương trình đào tạo, nắm bắt những phương thức xét tuyển trong từng thời điểm khác nhau. Thí sinh nên xác định sớm như vậy để giảm áp lực, thoát khỏi cảnh học tài thi phận, không phải hồi hộp chờ đợi kết quả trong khi có những bạn bè có thể xác định được địa điểm học, còn mình thì bất an đến giây phút cuối cùng", ông Thái chia sẻ.

Những ngành học mới

Chia sẻ thêm về ngành học mới, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay trường có cả hai ngành giáo dục mầm non và quản lý bệnh viện, đều liên quan đến con người. Riêng ngành giáo dục mầm non có những quy định chung của Bộ GD-ĐT về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022, nên thí sinh cần tham dự kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức, theo ông Lưu.

Trong năm 2022, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có tuyển sinh 6 ngành mới gồm: quản trị văn phòng, kinh tế quốc tế, công nghệ tài chính, kiểm toán, truyền thông đa phương tiện và quản trị sự kiện. "Những ngành mới này có thể là mới hoàn toàn hoặc được tách ra từ chuyên ngành trước đó. Điểm đặc biệt của sinh viên khi theo học các ngành mới có những lợi thế hơn do nhận được nhiều hỗ trợ trong quá trình học tập, việc làm sau khi ra trường", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên thông tin.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái cho biết năm trường ĐH Văn Hiến có 6 ngành mới như giáo dục mầm non, dược, Hàn quốc học, máy tính, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Bao nhiêu là an toàn để trúng tuyển?

Đỗ Thị Thanh Thảo, học sinh Trường THPT Ernst Thalmann, hỏi: "Năm 2022, em muốn dùng điểm xét đánh giá năng lực, bao nhiêu điểm thì an toàn? Tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức này bao nhiêu?".

Giải đáp thắc mắc trên, tiến sĩ Trần Thiện Lưu cho hay chỉ tiêu các ngành dành cho kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 10%. "Thí sinh cần phân biệt điểm sàn và điểm trúng tuyển. Trong đó, điểm sàn là điểm nhận hồ sơ xét tuyển, trường đưa ra mức 550 điểm [kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM] và 70 điểm [kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội]. Nhưng đây là điểm đủ điều kiện trường nhận hồ sơ để bắt đầu xét tuyển. Còn điểm trúng tuyển sẽ dựa trên nhiều yếu tố, kết quả sau cùng của mỗi đợt xét tuyển dựa trên số lượng hồ sơ và chất lượng điểm thi. Trong đó, điểm trúng tuyển của mỗi đợt xét bằng kỳ thi đánh giá năng lực có thể khác nhau nhưng trên nguyên tắc chung là đợt sau bằng hoặc cao hơn đợt trước đó", ông Lưu chia sẻ.

"Dựa vào kinh nghiệm các năm trước, điểm trúng tuyển năm sau thường cao hơn năm trước. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có điểm trúng tuyển năm trước dao động từ 650 - 800 điểm. Nếu tương ứng với 2 đợt thì đợt sau thường cao hơn đợt trước. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý: có trường chỉ áp dụng xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực đối với một số ngành. Khi nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý tỷ lệ chỉ tiêu từng ngành, điểm trúng tuyển của năm trước đó và đặc biệt lưu ý tham khảo mức điểm trúng tuyển các trường trong vài năm gần đây", thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên đưa ra lời khuyên cho thí sinh.

Tin liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề