30 11 là ngày quốc khánh nước nào năm 2024

Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và quốc tế ngày 30/11; Các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 30/11.

* Sự kiện trong nước

Ngày 30/11/1996, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 3629/1996/QĐ-BCN Thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Ngày 30/11/1998, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 77/1998/QĐ-BCN sáp nhập Trung tâm thông tin và Dịch vụ Khoa học kỹ thuật ngành Than vào Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.

Ngày 30/11/2016, Bộ Công Thương ra Thông tư 24/2016/TT-BCT quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

Ngày 30/11/2011, Quyết định 6286/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tiêu chí số 4 [điện nông thôn] và tiêu chí số 7 [chợ nông thôn] thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Công Thương.

Ngày 30/11/2016, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 26/2016/TT-BCT quy định nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản.

Ngày 30/11/2016, Bộ Công Thương có Thông tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải.

Ngày 30/11/1951, ngày mất nhà văn, liệt sĩ Nam Cao. Xuất thân từ một gia đình bậc trung, Nam Cao được gia đình chăm lo việc học hành, từ sơ học ở trường làng đến cấp tiểu học và học hết chương trình thành chung [hết lớp 9 hiện nay] để ông có vốn liếng tri thức khi vào đời. Tuy nhiên, cuộc sống và đời viết của Nam Cao cũng trải qua nhiều lận đận. Ông từng phải vào Nam ra Bắc lăn lộn kiếm sống. Vào Sài Gòn, ông làm thư ký cho một hiệu may; sau đó trở ra Bắc dạy học ở Hà Nội, rồi lại về dạy học ở quê…

Trong suốt những tháng năm khó khăn, Nam Cao vẫn sáng tác. Xuất hiện khá sớm trên văn đàn nhưng phải sau gần 10 năm viết văn, mãi đến năm 1941, khi tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi [tên bản thảo là Cái lò gạch cũ] do Nhà xuất bản Đời mới [Hà Nội] ấn hành, bút hiệu Nam Cao được đón nhận như một hiện tượng văn học thời đó. Sau này, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đổi tên thành Chí Phèo.

Sau tác phẩm này, hàng loạt truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao ra đời với hai đề tài chủ yếu là nông thôn - người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội Việt Nam cuối giai đoạn 1930-1945. Có thể kể ra một số ít truyện như: Cái mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Những truyện không muốn viết, Nhìn người ta sung sướng, Giăng sáng, Trẻ con không được ăn thịt chó… [1942]; Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Điếu văn, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Lão Hạc, Nước mắt, Đời thừa, Lang Rận, Một đám cưới… [1943]. Ông còn in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc chủ nhật và tiểu thuyết Chết mòn [sau đổi là Sống mòn].

* Sự kiện về Bác Hồ

Năm 1946, tình hình đất nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ, quân và dân ta vừa xây dựng thực lực kháng chiến vừa phải đương đầu với âm mưu, hành động xâm lược của một bộ phận quân Pháp, sự chống phá ráo riết của quân Trung Hoa dân quốc và các đảng phái phản động hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

Để kiện toàn và phát triển lực lượng, bước chuẩn bị quan trọng cho Toàn quốc kháng chiến, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa họp từ ngày 28/10 đến ngày 9/11/1946, quyết định thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự ủy viên hội thành Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy. Đến ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 229/SL, quy định các cơ quan quân sự trên toàn quốc đặt dưới quyền của Bộ Quốc phòng.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 230/SL, bổ nhiệm đồng chí Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy. Hai sắc lệnh trên nhằm thống nhất sự chỉ huy của quân đội ta trong cả nước, phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 30/11/1982, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia. Pháp lệnh gồm 5 chương với 19 điều và khẳng định: Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nhân nào được chiếm làm của riêng.

Ngày 30/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn về kỷ niệm ba tháng độc lập và việc ứng cử vào Quốc hội. Bác được phân công ứng cử tại Hà Nội.

Ngày 30/111953, Bác viết bài “Chiến sĩ cầu đường” đăng trên báo “Cứu Quốc” đưa ra quan điểm: “Bất kỳ việc gì, ở ngành nào, quần chúng đều có kinh nghiệm và nhiều sáng kiến quý báu. Cán bộ biết gần gũi quần chúng, biết lãnh đạo quần chúng thì công việc to lớn mấy, khó khăn mấy cũng thành công. Công việc cầu đường cũng vậy”.

Ngày 30/11/1954, nói chuyện với anh chị em công chức thủ đô sau ngày tiếp quản, Bác căn dặn: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta... Tôi chắc rằng đại đa số anh chị em đều muốn tiến bộ, cho nên nhiều người sẽ muốn học. Song các anh em phụ trách hướng dẫn cần phải chú ý: làm thế nào cho việc học tập thiết thực, vui vẻ; không nên câu nệ, hình thức, tuyệt đối tránh cách nhồi sọ. Lý luận và thực hành phải đi đôi với nhau”.

Ngày 30/11/1964, Bác Hồ dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ và bảo vệ hoà bình, họp tại Hà Nội, Bác nhấn mạnh: “Hội nghị lịch sử này là kết tinh của mặt trận nhân dân toàn thế giới đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, nhất là đế quốc Mỹ... Mỗi thắng lợi của nhân dân thế giới là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Và mỗi thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là một thắng lợi của nhân dân thế giới”.

Ngày 30/11/1968, Bác Hồ viết “Điện gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên” nhân chào mừng thắng lợi của Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ lần thứ hai của các lực lượng vũ trang giải phóng Tây Nguyên.

Bức điện biểu dương: “Như vậy là quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Tôi tin chắc rằng Tây Nguyên nhất định cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 30/11/1835 là ngày sinh nhà văn Mark Twain, ông mất năm 1910. Ông là nhà văn Mỹ, một cây bút giàu chất hài hước, có ảnh hưởng lớn đến văn học Mỹ thế kỷ XX. Mark Twain đã trở thành nhà văn nổi tiếng với các tiểu thuyết "Những cuộc phiêu lưu của Hấc Fin" [năm 1884], được cả bạn đọc trẻ em và người lớn yêu thích.

Ngày 30/11/1961, Nhà ngoại giao Miến Điện U Thant chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký thứ ba của Liên Hợp Quốc. Jonathan Swift là nhà châm biếm vĩ đại. Ông sinh ngày 30-11-1669 tại Ailen, gốc người Anh. Cuốn tiểu thuyết bất hủ "Guliơ du ký" đã làm ông nổi tiếng trên thế giới. Đây là tác phẩm châm biếm nước Anh nhưng đọc như truyện cổ tích nên được trẻ em thích thú. Ông qua đời ngày 19-10-1745...

Ionesco Eugene nhà viết kịch, viện sĩ Viên Hàn lâm Pháp. Ông sinh ngày 30/11/1912. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Nữ ca sĩ hói đầu, Những cái ghế, Bài học, Nạn nhân của nghĩa vụ... Ông là một trong những người có đóng góp cho sự cách tân về nghệ thuật, có ảnh hưởng đến sân khấu hiện đại. Các tác phẩn của ông được trình diễn khắp thế giới, được công chúng phương Tây say mê.

Ngày 30/11/1967, Cộng hoà Nhân dân Nam Yemen giành độc lập từ Anh.

* Sự kiện trong nước hôm nay

Ngày 30/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022: Kết quả, bài học và kiến nghị.

Ngày 30/11/2022,Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Dự án Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp tổ chức Hội thảo “Kiểm soát rủi ro pháp lý, nâng cao trách nhiệm xã hội cho Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hướng tới phát triển bền vững”.

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ngành Công Thương, thay đổi quy định về thanh toán chi phí trong hợp đồng dịch vụ truyền tải điện,… là những chính sách mới nổi bật, có hiệu lực từ cuối tháng 11/2022 [từ ngày 21 - 30/11/2022].

Triển lãm "Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc" diễn ra từ ngày 28/11 và kết thúc vào ngày 30/11/2022.

Vào lúc 19 giờ ngày 30/11/2022, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận đấu giao hữu cùng Câu lạc bộ Borussia Dortmund trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Trận đấu sẽ là cơ hội để ban huấn luyện kiểm nghiệm đội hình, hướng tới giải đấu hàng đầu khu vực Đông Nam Á AFF Cup 2022.

Chủ Đề