A Smith cho rằng giá trị hàng hóa được quyết định bởi

Các lý thuyết về tiền tệ (phần 2)

3. Phái trọng nông:

Nếu như những người theo chủ nghĩa trọng thương đồng nhất tư bản với tiền tệ, thì Francois Quesnay cho rằng tiền là loại của cải phi hữu ích - nó không tạo ra gì cả.Francois Quesnay phê phán phái trọng thương là đã đánh giá quá mức tác dụng của tiền tệ. Theo ông, tiền tệ (vàng, bạc) không phải là của cải quốc dân, mà chỉ là phương tiện kỹ thuật trao đổi, chỉ làm cho sự vận động của của cải được thuận lợi mà thôi.

          Vì vậy, đánh giá tác dụng của tiền tệ, Francois Quesnay hoàn toàn gạt bỏ tiền tệ ra khỏi của cải quốc dân của đất nước.

4. Adam Smith

          Ông cho rằng tiền phát sinh là do những khó khăn về kỹ thuật trong việc trao đổi H-H.

          Về quy luật lưu thông tiền tệ, ông chống lại thuyết số lượng tiền tệ  và giải thích số lượng tiền tệ cần thiết cho  lưu thông như sau :” không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả, mà giá cả quyết định số lượng tiền tệ” . Adam Smith cho rằng số lượng tiền tệ được quyết định bởi giá trị của khối lượng hàng hóa mà nó phải lưu thông . Giá trị hàng hóa mua vào bán ra  hàng năm trong  đòi hỏi một số lượng tiền tệ  nhất định lưu thông và phân phối các hàng hóa đó vào tay của người tiêu dùng và không thể dùng quá số lượng đó được. Còn kênh lưu thông chỉ thu hút một cách tất yếu số lựơng thích đáng cho đầy đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.

          Tóm lại: A.Smith đã hình dung ra rằng tiền là một hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa thông thường để làm chức năng phương tiện lưu thông.

5. D.Ricardo:

          Một mặt ông cho rằng, giá  trị của tiền tệ do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định , nó bằng số lượng lao động đã  hao phí để  khai thác vàng, bạc. Ông nêu lên khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị . Ông cho rằng tổng giá cả hàng hóa phụ thuộc giá trị của tiền tệ . Nếu vật liệu làm ra tiền đắt thì giá cả hàng hóa tụt xuống.

          Mặt khác D.Ricardo cho rằng giá trị của tiền tệ phụ thuộc số lượng của nó. Nếu số lượng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại. Còn bản thân giá trị tiền tệ thì không có giá trị nội tại.

          D.Ricardo coi tiền là phương tiện kỹ thuật của lưu thông, và cho rằng với giá trị nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông tùy thuộc vào tổng giá cả hàng hóa.

          D.Ricardo sử dụng thuyết số lượng tiền tệ để giải thích cho sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và điều tiết bảng cân đối thanh toán. Theo D.Ricardo, nếu trong một nước nào đó mà thừa vàng thì ở đó giá cả hàng hóa tăng và như vậy những hàng hóa nhập khẩu vào đây trở nên có lợi. Nhưng thiếu hụt trong bảng cân đối thương nghiệp sẽ được trả bằng vàng . Vàng đi ra khỏi nước , số lượng vàng giảm xuống , làm giá cả hàng hóa giảm , hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài sẽ giảm xuống và dừng lại. Tất cả trở lại trạng thái cân bằng. Từ đó D.Ricardo kết luận tụ do thương mại giữa các nước là có lợi.

          Tóm lại: D. Ricardo nghiên cứu tiền  ở chức năng phương tiện lưu thông của nó.

6. Quan điểm của K.Marx:

           Tiền xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và của các hình thái giá trị. Tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa phân làm 2 cực: một phía là các hàng hóa thông thường, một phía khác là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.Tiền tệ có khả năng trao đổi trực tiếp để thỏa mãn hết thảy mọi nhu cầu của những người có tiền, còn tất cả các hàng hóa khác thì chỉ có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó mà thôi.

Bản chất của tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa; nó là sự thể hiện chung của giá trị.

Tiền có 5 chức năng:

+Thước đo giá trị;

+Phương tiện lưu thông;

+Phương tiện tích trữ;

+Phương tiện thanh toán;

+Tiền tệ thế giới.

K.Marx nêu quy luật phổ biến của LTTT như sau : “Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền lưu thông cùng loại trong một thời gian nhất định = khối lượng tiền tệ làm chức năng tiện lưu thông .


Page 2

1.Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương:

Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại ở Tây Âu vào thế kỹ XV-XVII. Vấn đề chính được các nhà trọng thương quan tâm là tiền và thương nghiệp. Vàng và biện pháp có được nhiều vàng là đối tượng thường được quan tâm bàn luận.

Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là tiền. Họ cho rằng tiền là của cải thật sự ,là cơ sở của sự giàu có. Giai đoạn này là giai đoạn ưu thế của thương nghiệp đẻ ra ưu thế của công nghiệp. Nhưng mặt khác, tiền tệ không đủ để lưu thông, do đó sinh ra việc đánh giá tiền tệ quá cao. Tương nghiệp càng phát triển thì càng cần có nhiều tiền hơn, vì vậy các nhà trọng thương coi tiền tệ là tiêu chuẩn căn bản của của cải. Hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ. Phái này cho rằng những hoạt động nào không dẫn đến tích lũy tiền tệ , tiêu dùng xa xỉ phẩm nhập khẩu là hoạt động tiêu cực, không có lợi.

Những người trọng thương nêu ra quy luật nỗi tiếng gọi là  quy luật Gresham:“tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”.Tức là, tiền nào cógiá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ cho thứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.

Wiliam Stapphot:Một đại biểu của trường phái này đã đề xuất những biện pháp để tăng tiền tệ :

     - Chính phủ phải đình chỉ việc phát hành tiền đúc không đủ giá.

     - Quy định tỷ giá hối đoái kỳ phiếu bắt buộc, tức là cấm việc trả cho tư nhân một số lượng ngoại tệ nhiều hơn số lượng nhà nước quy định.

     - Cấm xuất khẩu tiền tệ. Cấm chi tiêu đồng bảng Anh với nước ngoài, và chỉ nên buôn bán ở một số vùng nhất định. Lập kho tàng khu vực. Thương nhân nước ngoài phải tiêu hết toàn bộ số tiền thu được ở ngay trên đất Anh theo đúng luật tiêu tiền đúc.

          Như vậy điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này là gửi cho khối lượng tiền khỏi bị hao hụt

          Quan điểm của Thomas Munlà :

          - Chống lại khẩu hiệu cấm xuất khẩu tiền tệ . T.Mun cho rằng có thể xuất một triệu bảng Anh để mua hàng hóa, rồi bán hàng hóa đó sẽ thu được về 3 triệu đồng, ông cho rằng xuất khẩu tiền tệ là biệ pháp để tăng thêm của cải.

          - T.Mun cho rằng lưu thông tiền tệ phản ánh lưu thông hàng hóa . Ông nhấn mạnh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hàng và tiền : nếu tiền tệ sinh  ra thương nghiệp thì thương nghiệp cũng sinh ra tiền tệ ; người nào có hàng hóa thì kẻ đó có tiền.

          - Thomas Mun coi tiền như tư bản tiền tệ và cho rằng không nên gửi tiền như một vật tích trữ, mà phải cho nó hoạt động để thu lợi nhuận.

          Tóm lại: Chủ nghĩa trọng thương phát triển qua ba giai đoạn: nếu giai đoạn đầu tiền là phương tiện cất trữ thì các giai đoạn sau tiền phương tiện lưu thông. Chủ nghĩa trọng thương chỉ là những bài học thực tiễn, ít tính lý luận, nhưng nó đã tạo được một số tiền đề lý luận về kinh tế thị trường nói chung và lý thuyết tiền tệ nói riêng.

2.William Petty :

          Bất đồng quan điểmvới chủ nghĩa trọng thương không chỉ trênphương diện bản chất sự giàu có và cách thức nhân rộng nó lên, W.Petty còn tìm cách giải thích nguồn gốc giá trị của hàng hóa, và cả nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mức giá cả trên thị trường.Theo ông tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, vì thế đánh giá tệ quá cao là một sai lầm.Để phát triển thêm ý tưởng trên ông cho rằng cấm chuyển tiền ra nước ngoài là vô nghĩa và không thể. Theo W.Petty việc đó cũng tương tự như cấm nhập khẩu hàng hóa. Trong các lập luận W.Petty thể hiện là người ủng hộ lý thuyết tiền tệ về số lượng,hiểu rõ những quy luật về số lượng tiền cần thiết cho giao thương. Đồng thời trong đó cũng thấy rõ quan điểm sơ lược của ông về vai trò tiền tệ trong nền kinh tế.

          W.Petty  nghiên cứu hai loại kim loại giữ vai trò của tiền tệ là vàng và bạc . Quan hệ tỷ lệ giữa chúng (giá tri của chúng) dựa trên cơ sở số lao động bỏ vào việc khai thác chúng quyết định. W.Pettyphê phán chế độ song bản vị lấy vàng , bạc làm đơn vị tiền tệ và ủng hộ chế độ đơn bản vị.

          W.Petty phê phán việc phát hành tiền không đủ giá và cho rằng làm như vậy chính phủ không có lợi lộc gì vì khi đó giá trị tiền tệ sẽ giảm xuống.

          W.Petty là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ mà nội dung của nó là số lượng cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền.

          W.Petty nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đối với lưu thông tiền tệ. Theo W.Petty thì thời hạn thanh toán càng dài thì số tiền cần thiết cho lưu thông càng nhiều.