An ninh nội bộ là gì năm 2024

Tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực ANCTNB

Để huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên mặt trận bảo vệ ANCTNB, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, lực lượng ANCTNB đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản nổi bật là: Chỉ thị số 186-CT/TW, ngày 17/2/1960; Chỉ thị số 23 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ nội bộ; Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 18/8/2014 về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay; Nghị quyết số 39- NQ/TW, ngày 20/1/1962 về việc kiên quyết trấn áp phản cách mạng, bảo vệ nội bộ thật chặt chẽ; Quy định số 75-QĐ/TW, ngày 25/4/2000 của của Bộ Chính trị khóa VIII về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Quy định số 57- QĐ/TW, ngày 03/5/2007, Quy định số 126-QĐ-TW, ngày 28/2/2018, nay là Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 08/2/2022 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới... Chủ trì, tham gia xây dựng, sửa đổi hàng trăm văn bản pháp luật liên quan ANCTNB, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông như: Luật Báo chí xuất bản, Luật Viễn thông, Luật Quảng cáo, Luật Giáo dục đào tạo, Luật Điện ảnh, Luật Khám bệnh và chữa bệnh sửa đổi, Luật Dược, Luật Dân số, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo hiểm xã hội... Lực lượng ANCTNB đã chủ trì, tham mưu cho Nhà nước ban hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua khóa X năm 2000 và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước [Luật số 29/2028/QH14, ngày 15/11/2018] tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Phối hợp các cơ quan, ban, ngành xây dựng các thông tư liên bộ, quy chế phối hợp làm cơ sở trong công tác bảo vệ ANCTNB.

Ảnh: Phòng An ninh chính trị nội bộ hợp triển khai các mặt công tác

Công tác bảo đảm ANCTNB

Qua các thời kỳ đất nước tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng ANCTNB trong toàn quốc đã thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về bảo vệ ANCTNB; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên các lĩnh vực được phân công; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước. Trực tiếp triển khai đồng bộ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANCTNB; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống nội gián, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai hiệu quả công tác nghiệp vụ bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực: Pháp lụật; tư tưởng, văn hóa; báo chí, xuất bản; văn hóa, thể thao, lao động xã hội; y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học xã hội; bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Hoàn thành tốt nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo của Bộ Công an trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Trực tiếp đấu tranh chống địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị và các loại tội phạm

Chi viện cho tiền tuyến chiến đấu giải phóng miền Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, lực lượng ANCTNB đã cử nhiều lượt cán bộ lên đường vượt Trường Sơn vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 15 năm [1960-1975], Cục đã tăng cường cho An ninh miền Nam 07 đoàn gồm 15 đồng chí. Nhiều đồng chí đã trưởng thành trong chiến đấu, giữ những cương vị chủ chốt trong cơ quan an ninh giải phóng địa phương. Dù ở cương vị nào, mặt trận nào, những cán bộ Cục ANCTNB luôn là tấm gương tiêu biểu về ý chí kiên cường, bất khuất tận tâm với Đảng, với nhân dân, yêu thương đồng đội, vượt qua vất vả gian lao, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong số các đồng chí từ Cục ra đi chiến đấu, đã có 3 đồng chí anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: [l] Liệt sỹ Lê Văn Ngân [tức Sáu Ân], cán bộ Phòng bảo vệ giáo dục chi viện cho An ninh khu 8, giữ chức vụ Phó Tiểu ban BVCT ủy ban An ninh tỉnh Mỹ Tho. Đồng chí Ngân là người đầu tiên phác hoạ tổ chức của An ninh tỉnh Mỹ Tho, trực tiếp mở 5 khoá tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ an ninh của tỉnh. Đồng chí Ngân đã anh dũng hy sinh ngày 28/6/1972 trong lúc đang trở về khu họp chuẩn bị cho phong trào nổi dậy năm 1972. [2] Liệt sỹ Tạ Hồng Sơn [tức Ba Long], cán bộ Phòng bảo vệ giáo dục chi viện cho An ninh khu 8, đồng chí là Thị uỷ viên, Phó trưởng Công an Tp. Mỹ Tho. Đồng chí Sơn đã anh dũng hy sinh ngày 21/6/1968 khi địch càn vào căn cứ. [3] Liệt sỹ Huỳnh sắc Kim [tức Ba Huỳnh, Huỳnh Lào], cán bộ Phòng bảo vệ văn học nghệ thuật chi viện cho An ninh Trung trung Bộ, công tác tại Ty Công an tỉnh Quảng Đà. Tháng 02/1970, bị địch tập kích trên đường đi công tác, đồng chí Kim đã hy sinh anh dũng. Tấm gương anh dũng hy sinh của các đồng chí đã làm rạng rỡ truyền thống của Ngành, làm vẻ vang cho lực lượng ANCTNB.

Công tác đấu tranh phòng chống gián điệp, nội gián

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng ANCTNB đã chủ động phối họp với các đơn vị trong và ngoài Ngành phát hiện, điều tra, khám phá nhiều vụ án, bắt giữ nhiều gián điệp Pháp trong vùng kháng chiến, móc nối bọn tay sai, chỉ điểm, giết hại cơ sở, phá hoại lực lượng kháng chiến của ta; trong đó có những tên nội gián nguy hiểm chui sâu vào nội bộ các cơ quan chính quyền, đơn vị quân đội... Những kết quả đó đã góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, Chính phủ và công cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng ANCTNB đã tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa các quan điểm tư tưởng hữu khuynh, xét lại tác động vào nội bộ hòng chia rẽ sự đoàn kết, làm thay đổi đường lối của Đảng, thay đổi thể chế chính trị nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trực tiếp đấu tranh, trấn áp bọn phản cách mạng hình thành các tổ chức chính trị phản động, phá tan âm mưu lôi kéo, mua chuộc, kích động nhiều thành phần trong xã hội tham gia, kể cả một số cán bộ cấp cao, quân đội, trí thức, văn nghệ sỹ... hoạt động chống chính quyền nhân dân; đấu tranh với số văn nghệ sỹ, trí thức làm tay sai cho Pháp trong vụ án “Nhân văn giai phẩm”; đấu tranh làm tan rã “Tổ chức chính trị phản động làm tình báo cho nước ngoài” hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để bóc gỡ mạng lưới nội gián của địch cài lại, Ban Bí thư [khoá III] đã ra Chỉ thị số 236 nhấn mạnh “Phát hiện, thẩm tra xử lý những tên nội gián tay sai địch...”, Đại hội IV của Đảng ra Nghị quyết chỉ rõ “Phải cảnh giác đề phòng những phần tử cơ hội và những phần tử gián điệp, phản động chui vào Đảng...”, Bộ Nội vụ ra Chỉ thị số 17/CT- BNV, ngày 21/7/1977 về công tác phòng chống nội gián; sau 05 năm thực hiện chỉ thị, lực lượng ANCTNB đã khai thác hàng vạn hồ sơ địch để lại, thẩm tra xác minh kết luận và đề xuất xử lý hàng trăm đối tượng, dựng lại các tổ chức của địch chuyên đánh nội gián vào nội bộ rút ra được âm mưu, phương thức thủ đoạn của địch cài cắm nội gián. Qua thẩm tra các đối tượng, lực lượng ANCTNB đã phát hiện nhiều hồ sơ, tài liệu giả mà địch dùng để “bôi lem” cán bộ, minh oan cho nhiều đồng chí. Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Bộ Chính trị, Kế hoạch của Bộ Nội vụ về quản lý, khai thác hồ sơ thu được của địch, với vai trò thường trực lực lượng ANCTNB đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp nghiên cứu hồ sơ; qua đó, đã xác định hàng trăm đối tượng là mật báo viên cũ của địch còn trong nội bộ, đề xuất xử lý kịp thời.

Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ từ sau đổi mới đến nay

Từ năm 1986 đến nay, toàn Đảng, toàn dân đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những biến động mau lẹ, phức tạp, tác động lớn và đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác bảo vệ ANQG, ANCTNB. Nhiệm vụ của lực lượng ANCTNB vừa phải góp phần giữ vững ổn định nội bộ, bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa chủ động phòng ngừa, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động phá hoại nội bộ, phục vụ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, lực lượng ANCTNB đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định trên lĩnh vực bảo vệ an ninh nội bộ và tham mưu, hướng dẫn các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phẩn nâng cao cảnh giác cách mạng, khắc phục sự mơ hồ, mất cảnh giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện tốt phương châm “chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính”, góp phần bảo vệ cán bộ, đảng viên, bảo vệ bí mật Nhà nước, bảo đảm an ninh thông tin truyền thông, an ninh văn hóa tư tưởng, chống địch thâm nhập, phá hoại nội bộ. Hướng dẫn, phối hợp cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, địa phương tăng cường bảo vệ nội bộ, xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Phối hợp thẩm định tiêu chuẩn chính trị của hàng chục ngàn cán bộ phục vụ công tác cơ cấu cán bộ tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đề bạt, bổ nhiệm, nhân sự vào làm việc trong các bộ phận thiết yếu, cơ mật, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, kết nạp Đảng, đi công tác, học tập tại nước ngoài... Qua đó, phát hiện hàng ngàn trường hợp có vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện hành, hình sự, kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Đảng, Nhà nước. Thực hiện hiệu quả công tác ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động cài cắm nội gián và thâm nhập nội bộ trên lĩnh vực an ninh nội bộ, lực lượng ANCTNB đã phát hiện và vô hiệu hóa hàng chục đầu mối nghi nội gián, trong đó trực tiếp phát hiện, đề xuất xử lý 02 trường hợp nội gián và trở thành đơn vị bảo vệ nội bộ đầu tiên phát hiện, xử lý nội gián trong thời kỳ đổi mới.

Lực lượng ANCTNB đã làm tốt vai trò thường trực, tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện hàng trăm kế hoạch bảo vệ an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn của đất nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội các tổ chức chính trị - xã hội... Trong đó, đã tham mưu tốt cho cấp ủy Đảng, Hội đồng bầu cử quốc gia và ủy ban bầu cử các cấp xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh, “điểm nóng” về an ninh, trật tự; đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa ý đồ của các thế lực thù địch, phản động đưa người vào các cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua “tự ứng cử”, ý đồ “tẩy chay bầu cử”. Tổ chức rà soát, nắm tình hình liên quan ANCTNB các cơ quan Trung ương và địa phương, tập trung rà soát, thẩm tra tiêu chuẩn chính trị nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, kiên quyết không để các phần tử thoái hóa, biến chất lọt vào nội bộ, thường xuyên thuần khiết nội bộ. Nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng đến nay, lực lượng ANCTNB đã tập trung triển khai rà soát chính trị nội bộ từ địa phương đến Trung ương nhằm phát hiện sớm các vấn đề phức tạp về chính trị nội bộ tại các địa phương, bộ, ban, ngành; trên cơ sở đó tham mưu Bộ Công an đề xuất Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ động phát hiện, đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Trung ương khóa XI, XII, XIII của Đảng.

Trong công tác đấu tranh chống địch phá hoại tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Cục ANCTNB được Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an tin tưởng, giao trọng trách là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch [gọi tắt là Ban chỉ đạo 35, trước đây là Ban Chỉ đạo 94]. Lực lượng ANCTNB tham mưu Đảng ủy CATW, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công an quán triệt, triển khai sâu rộng Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị trong toàn lực lượng CAND, kiện toàn hệ thống Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong CAND từ Bộ tới cơ sở, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa Công an các đơn vị, địa phương; kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách pháp luật, tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phản bác, xử lý thông tin xấu, độc, giả mạo; kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 Trung ương các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành, điều phối, huy động các lực lượng trong hệ thống chính trị tham gia tích cực công tác đấu tranh phản bác, góp phần giữ vững an ninh văn hóa tư tưởng, thông tin truyền thông, đấu tranh phản bác, đẩy lùi các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn phá hoại tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững thế trận thông tin, đảm bảo dòng chảy chủ lưu của thông tin tích cực, chính thống.

Phối hợp các cơ quan, ban, ngành làm tốt công tác quản lý nhà nước, chủ động phát hiện, làm rõ, đề xuất xử lý nhiều vụ sai phạm, vi phạm pháp luật trong nội bộ và trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, lao động xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin truyền thông, báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật. Truy xét, truy tìm hàng nghìn vụ việc, đối tượng gây rối nội bộ, mạo danh lãnh đạo cấp cao, lộ mất bí mật nhà nước, trộm cước viễn thông quốc tế, in lậu sách, sai phạm trong tổ chức kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học, sản xuất tàng trữ, mua bán văn bằng chứng chỉ giả, đưa người lao động ra nước ngoài bất hợp pháp... và hàng trăm vụ việc phức tạp khác trong nội bộ đế tham mưu cơ quan, ban, ngành xử lý theo quy định và có biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót.

Thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng An ninh chính trị nội bộ nói riêng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các mặt công tác, nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy định về an ninh chính trị nội bộ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mối đe dọa an ninh nội bộ là gì?

Mối đe dọa nội bộ, còn được gọi là “insider threats”, là những mối đe dọa đến an ninh mạng mà xuất phát từ bên trong tổ chức. Điều này có thể bao gồm nhân viên, nhà cung cấp hoặc bất kỳ ai có quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu của tổ chức.

Kiểm soát an ninh nội bộ là gì?

Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.

An ninh chính trị nội bộ làm gì?

1.An ninh chính trị nội bộ là gì? Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ [ANCTNB] là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược và có ý nghĩa sống còn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Cục An ninh chính trị nội bộ ở đâu?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: [028] 3930 3279 [06 lines]
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn

A03 Bộ Công an là gì? A03 Bộ Công an có trách nhiệm phân công ai ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › a03-bo-cong-an-la-gi-a03-bo-cong-an-c...null

Chủ Đề