An toàn tiêm chủng là gì năm 2024

Vaccin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do trẻ em chưa có hệ miễn dịch đầy đủ. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC] đã xếp tiêm chủng mở rộng đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công của thế kỷ 20. Chương trình tiêm chủng mở rộng [TCMR] được coi là chìa khóa giảm tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em đối với một số bệnh truyền nhiễm trẻ em. Tiêm chủng đã cứu sống hàng trăm triệu trẻ em trong các thập kỷ qua từ năm 1974, trên toàn thế giới hiện nay vẫn còn khoảng 27 triệu trẻ em không được tiêm chủng định kỳ và do vậy hàng năm vẫn còn hơn 2 triệu trường hợp chết do các bệnh tật có thể phòng ngừa được nhờ vào vacccin. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ước tính trung bình có khoảng 2,5 triệu trẻ em được cứu sống. Ở Việt Nam, sau khoảng 30 năm triển khai chương trình TCMR có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ.

Tiêm chủng mở rộng là chương trình mục tiêu quốc gia, với mục tiêu là giảm các tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Để đạt được mục tiêu này, điều đầu tiên là quá trình tiêm chủng từ bảo quản, vận chuyển vắc xin đến quy trình tiêm và giám sát phản ứng sau tiêm phải đảm bảo an toàn. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tiêm chủng, theo dõi xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, thời gian vừa qua, công tác an toàn tiêm chủng đã được các đơn vị tích cực triển khai thực hiện. Theo kết quả giám sát an toàn tiêm chủng từ đầu năm đến nay, hầu hết các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng quy định.

Để tăng cường công tác an toàn tiêm chủng, ngày 16/05/2023, Cục Y tế dự phòng ban hành Công văn số 530/DP-TC gửi Đồng chí Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

1. Yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng; thực hiện tiêm chủng đúng quy định [tiêm đúng đối tượng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm]. Thực hiện theo dõi sau tiêm chủng và hướng dẫn đầy đủ cho các bà mẹ cách theo dõi, chăm sóc trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng, thông báo kịp thời cho cán bộ y tế trong trường hợp trẻ có biểu hiện bất thường để có biện pháp can thiệp ngay.

2. Chỉ đạo các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo đảm an toàn tiêm chủng tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn liên quan.

3. Rà soát, tổ chức tập huấn và tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng về khám sàng lọc, tiêm chủng, xử trí cấp cứu theo hướng dẫn tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

4. Thực hiện điều tra, đánh giá, họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng [nếu có] và các sự cố trong quá trình sử dụng vắc xin, thông báo, báo cáo kết quả theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện chấn chỉnh ngay những tồn tại, khó khăn của đơn vị, địa phương để đảm bảo việc tiêm chủng an toàn và hiệu quả.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC từ lâu được biết đến là địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng, đáng tin cậy, uy tín hàng đầu Việt Nam. Khách hàng tiêm chủng tại VNVC sẽ được trải nghiệm quy trình tiêm chủng an toàn, tiết kiệm thời gian, tuân thủ các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.

Bài viết được tư vấn bởi BS. Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Quy trình tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC

Quy trình tiêm chủng tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC được xây dựng dựa trên các quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của tổ chức y tế, các chuyên gia y học dự phòng trong và ngoài nước. Ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, hiện đại, khoa học và đảm bảo được các quy định chuyên môn chặt chẽ, quy trình tiêm chủng VNVC mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm nhiều thời gian đi tiêm cho Khách hàng.

Quy trình tiêm chủng đầy đủ tại VNVC gồm 8 bước:

Bước 1: Đăng ký thông tin Khách hàng tại quầy lễ tân.

  • Khách hàng mua Gói vắc xin: Được ưu tiên phục vụ tại các khu vực/ vị trí riêng, vui lòng thông báo với nhân viên Lễ tân để được ưu tiên phục vụ
  • Khách hàng mới chưa có thông tin tại VNVC: lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn tới quầy đăng ký thông tin để lập hồ sơ tiêm chủng, mã số Khách hàng
  • Khách hàng đã có thông tin tiêm chủng tại VNVC: lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn để tới quầy đăng ký khám trước tiêm

Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.

Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn, chỉ định tiêm vắc xin và hẹn lịch tiêm chủng lần sau.

Bước 4: Khách hàng nộp tiền tại quầy thu ngân [đối với Khách hàng chưa nộp tiền]. Khách hàng mua Gói vắc xin không cần thực hiện Bước này, được ưu tiên mời đến phòng tiêm.

Bước 5: Tiêm vắc xin tại Phòng tiêm, theo thứ tự trên màn hình hiển thị.

Bước 6: Nghỉ ngơi tại khu vực Theo dõi sau tiêm trong khoảng 30 phút.

Bước 7: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người được tiêm và hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà trước khi về.

Bước 8: Hỗ trợ, tư vấn khách hàng về các phản ứng sau tiêm hoặc các nhu cầu khác về tiêm chủng vắc xin tại trung tâm hoặc qua Tổng đài điện thoại.

Khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng như thế nào?

Một quy trình tiêm chủng an toàn, đầy đủ do Bộ Y tế quy định bao gồm 3 giai đoạn trước, trong và sau tiêm. Trong đó, vai trò của bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế trong mỗi giai đoạn được đặc biệt nhấn mạnh. Ở giai đoạn khám sàng lọc trước tiêm, bác sĩ cần nắm được thông tin, tình trạng sức khỏe, và tiền sử bệnh của đối tượng tiêm chủng; từ đó, tư vấn và chỉ định các mũi tiêm phù hợp. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em, bác sĩ cần tư vấn cho ba mẹ, hoặc người giám hộ của trẻ.

Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc của VNVC đều có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, Quy trình khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng lưu ý 4 vấn đề sau: [1]

  1. Đối với trẻ, cần khám sàng lọc trước tiêm theo quy định Bộ Y tế. Đối với người lớn, cần quan sát toàn trạng và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.
  2. Hỏi và ghi chép thông tin về tiền sử bệnh tật, dị ứng, lịch sử tiêm chủng của các đối tượng tiêm chủng.
  3. Trao đổi thêm thông tin và tư vấn đối tượng tiêm chủng; ba mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ nhỏ. Chia sẻ thêm về lợi ích, tác dụng của việc tiêm chủng và giải thích về các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm.
  4. Trao đổi về tác dụng, liều lượng và đường dùng của các loại vắc xin được chỉ định tiêm chủng trước khi tiêm.

Tại VNVC, Khách hàng được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm miễn phí 100%. Toàn bộ đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều có đầy đủ chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ khám theo các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế các vấn đề về sức khỏe như tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền có sẵn, các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng thức ăn/ thuốc/ vắc xin… Sau khi đánh giá đầy đủ tình trạng sức khỏe của Quý Khách hàng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tiêm chủng, chỉ định tiêm chủng vắc xin phù hợp với độ tuổi, lịch sử tiêm chủng,… cho Khách hàng và hẹn lịch tiêm tiếp theo.

Các giấy tờ cần thiết khi đến tiêm chủng tại VNVC

Các giấy tờ cần mang theo:

  • Sổ tiêm chủng/phiếu tiêm chủng
  • Sổ khám bệnh/ thuốc đang dùng trong trường hợp đang có bệnh lý cấp tính/mãn tính đang điều trị.

Trong trường hợp Khách hàng quên mang sổ tiêm chủng, VNVC có hệ thống tra cứu thông tin tiêm chủng để hỗ trợ Khách hàng. Tuy nhiên, Khách hàng cần mang đầy đủ sổ tiêm chủng để thông tin và lịch tiêm các mũi tiêm được cập nhật đầy đủ và tránh bỏ sót.

Trước khi tiêm chủng cần lưu ý điều gì?

Trẻ nhỏ và người lớn có những điều cần lưu ý khác nhau trước khi tiêm chủng.

1. Ở trẻ nhỏ

  • Ba mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé để thông báo ngay cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Trường hợp bé chưa đạt cân nặng hoặc có các bệnh lý, bác sĩ có thể hoãn lịch tiêm phòng cho bé. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ mắc bệnh đều phải hoãn tiêm, chẳng hạn trẻ ho nhẹ, khò khè vẫn có thể được tiêm vắc xin bình thường. Ba mẹ nên thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ để bác sĩ xem xét bé đủ điều kiện sức khỏe để tiêm không hay không. Nếu bé gặp phản ứng nặng ở lần tiêm trước, tùy theo tình hình sức khỏe của KH để BS sẽ kết luận tiêm chủng là chuyển tiêm bệnh viện hay chống chỉ định.
  • Ba mẹ hoặc người chăm sóc cần mang theo đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và chia sẻ các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bé đang sử dụng với bác sĩ.
  • Kết hợp thông tin và giấy tờ mà ba mẹ cung cấp, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc và đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của bé. Kết quả này sẽ giúp bác sĩ lựa chọn mũi tiêm phù hợp.
  • Ba mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng theo Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
    Ba mẹ hoặc người giám hộ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, để thông báo ngay cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.

2. Ở người lớn

  • Không chỉ trẻ em, trước khi tiêm chủng, người lớn cũng cần chia sẻ với bác sĩ chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân, gồm: các bệnh đã mắc, các loại thuốc đang sử dụng, các loại vắc xin đã tiêm trong vòng 1 tháng gần đây.
  • Trong trường hợp bạn gặp những phản ứng sau tiêm từ những lần tiêm trước; hãy chia sẻ ngay để các bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất với bạn.
    Người lớn cũng cần chia sẻ với bác sĩ chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân trong quá trình khám sàng lọc.

Sau khi tiêm chủng cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, đối tượng tiêm phòng cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút nhằm theo dõi các dấu hiệu bất thường. Nếu có các phản ứng sau tiêm như nôn, choáng váng, da mẩn đỏ, thở khò khè, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để kịp thời xử trí. Sau 30 phút theo dõi tại cơ sở tiêm chủng, người tiêm phòng được kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm và được dặn dò tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có các dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoặc bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử trí.

Người tiêm cần theo dõi phản ứng sau tiêm trong vòng 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ.

Liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn các vấn đề xoay quanh tiêm chủng và đặt lịch tiêm.

Tiêm chủng không chỉ bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh, mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Quy trình tiêm chủng khoa học, an toàn giúp đảm bảo an toàn cho người tiêm và hiệu quả phòng bệnh cao sau khi tiêm.

Chứng chỉ an toàn tiêm chủng cơ giá trị bao lâu?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày cấp.nullHà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014 - Bộ Y tếvbpl.vn › boyte › Pages › vbpq-printnull

Quy trình tiêm chủng tại VNVC gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tiêm chủng đầy đủ tại VNVC gồm 8 bước: Bước 1: Đăng ký thông tin Khách hàng tại quầy lễ tân. Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám, theo thứ tự trên màn hình hiển thị. Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn, chỉ định tiêm vắc xin và hẹn lịch tiêm chủng lần sau.3 thg 3, 2024nullQuy trình tiêm chủng tại VNVC gồm mấy bước? Lưu ý trước và sau ...tamanhhospital.vn › Tiêm chủngnull

Tiêm chủng là tiêm gì?

Tiêm chủng là một cách thức nhằm giúp con người tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm, thông qua vắc xin. Vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật hoặc sự truyền nhiễm. Ngày nay, tiêm chủng đã cứu sống khoảng triệu người mỗi năm.nullTiêm chủng in Việt Namwww.who.int › Trang chủ › Các chủ đề y tếnull

Tại sao việc tiêm vaccine là cách phòng ngừa hiệu quả nhất cho nhiều bệnh tật?

Vắc-xin giúp hệ miễn dịch của bạn tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.nullMột số thắc mắc về Vắc Xin | UNICEF Việt Namwww.unicef.org › vietnam › một-số-thắc-mắc-về-vắc-xinnull

Chủ Đề