Ăn tỏi bao nhiêu một ngày là đủ năm 2024

Mặc dù tỏi là một thảo dược được dùng nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ.

1. Có thể dùng quá nhiều tỏi không?

Bất kỳ loại thực phẩm nào bạn tiêu thụ quá nhiều đều có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tỏi không phải là một ngoại lệ cho quy tắc này.

Theo Trung tâm Y học tổng hợp và bổ sung quốc gia Mỹ [NCCIH], có rất ít nghiên cứu về tỏi và không đề xuất giới hạn tiêu thụ tỏi nhưng cơ quan này lưu ý rằng các tác dụng phụ có thể tồn tại khi ăn tỏi sống như đau bụng.

Khi được tiêu thụ trong thực phẩm, rất ít có khả năng bạn sẽ đạt đến giới hạn trên không an toàn của tỏi. Tuy nhiên, nếu bạn chọn dùng thực phẩm bổ sung, bạn có thể phải thận trọng và chỉ sử dụng theo số lượng được chỉ định. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung tỏi, đặc biệt nếu bạn sử dụng thuốc làm loãng máu.

2. Những bất lợi với sức khỏe khi ăn nhiều tỏi

2.1 Tăng nguy cơ chảy máu

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kim Chin, một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của việc ăn quá nhiều tỏi là tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc phẫu thuật. Điều này là do tỏi có đặc tính chống huyết khối, có thể ngăn hình thành cục máu đông.

Mặc dù chảy máu do tỏi là không phổ biến, nhưng một báo cáo tại Mỹ đã nêu chi tiết một trường hợp trong đó một người bị chảy máu nhiều hơn sau khi họ thường xuyên ăn 12 gam tỏi - khoảng 4 tép - mỗi ngày trước khi phẫu thuật.

Ăn nhiều tỏi có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe

Trong một báo cáo khác của các nhà khoa học Ấn Độ, đây là trường hợp bị bầm tím quá mức sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân có thể là do một loại thực phẩm chức năng mà người đó đã dùng, có chứa dầu cá và 10 mg tỏi cô đặc.

Do đó, NCCIH đề nghị tránh dùng tỏi trước khi phẫu thuật và chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung tỏi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc, chẳng hạn như saquinavir, một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV.

Vì vậy, trước khi thêm tỏi vào chế độ ăn uống, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc chuẩn bị phẫu thuật, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

2.2 Hơi thở có mùi hôi

Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh, thường được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng những hợp chất này có thể gây hôi miệng, đặc biệt là khi ăn một lượng lớn. Điều này đặc biệt đúng đối với tỏi sống, vì việc nấu chín làm giảm hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh có lợi này.

Tuy nhiên, bạn có thể thử một số phương pháp điều trị tại nhà để loại bỏ hơi thở bằng tỏi.

Ăn tỏi sống khiến hơi thở có mùi hôi, hăng nồng.

2.3 Tỏi gây ra các vấn đề tiêu hóa

Giống như hành tây, tỏi tây và măng tây, tỏi có nhiều fructan, một loại carb có thể gây đầy hơi và đau dạ dày ở một số người.

Trên thực tế, khi những người không dung nạp fructan ăn thực phẩm có hàm lượng fructan cao, nó sẽ không được hấp thụ hoàn toàn trong ruột non. Thay vào đó, nó sẽ đi đến ruột kết một cách nguyên vẹn và được lên men trong ruột và góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Nếu bị đau bụng sau khi ăn tỏi, bạn có thể thử ăn những thức ăn nhạt như cơm, chuối hoặc bánh mì.

2.4 Ợ nóng

Nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], bạn có thể cân nhắc giảm lượng tỏi ăn vào.

GERD là một tình trạng phổ biến xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ chua và buồn nôn.

Tỏi có thể làm giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới [LES], có thể khiến các cơ ở đáy thực quản đóng lại và ngăn không cho axit xâm nhập vào nhưng lại có thể kích hoạt trào ngược axit. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm ảnh hưởng khác nhau đến những người bị GERD, tỏi cũng vậy.

Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nào về việc bạn nên ăn bao nhiêu tỏi, nhưng các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ăn 1–2 tép tỏi [3–6 gam] mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn nhiều hơn số lượng này, hãy xem xét giảm lượng tỏi ăn vào. Bên cạnh đó, nấu chín tỏi trước khi ăn cũng có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ như hơi thở hôi hay các vấn đề tiêu hóa và trào ngược axit.

5 Lợi ích sức khỏe hàng đầu của hành tây

Tin đọc nhiều

SKĐS - Nguyệt thực toàn phần – “trăng máu hải ly” – xuất hiện và có thể quan sát từ Việt Nam vào chiều tối 8/11.

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 7/11 cho biết, có 365 ca mắc COVID-19, tăng thêm hơn 124 ca so với hôm qua. Trong ngày không có bệnh nhân tử vong.

SKĐS - Sau khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong khoảng từ 9% đến 28% so với tiêm mũi thứ 3.

SKĐS - Nguyệt thực toàn phần “trăng máu hải ly” có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sinh hoạt của con người, tuy không đáng kể.

SKĐS - Do cần tiền để chi tiêu và trả nợ, nam sinh trường đại học ở Hà Nội đã bắt tay với bạn lập kế hoạch giả bị bắt cóc đòi nợ nhằm tống tiền bố mẹ.

Cùng chuyên mục

SKĐS - Nhân sâm là một loại thảo mộc đã được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều thế kỷ. Loại thực vật phát triển chậm này có hai màu, trắng và đỏ tùy thuộc vào cách trồng.

SKĐS- Mặc dù tỏi là một thảo dược được dùng nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ.

SKĐS- Chảy máu chân răng thường đi kèm với những vấn đề răng miệng khác, gây tâm lý lo lắng, bất an. Để khắc phục, mỗi người có thể tự làm loại nước súc miệng giảm chảy máu lợi theo ý thích của mình.

SKĐS - Một số loại thảo mộc trong vườn nhà với đặc tính giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm rất tốt cho não bộ của bạn, giúp lưu thông máu và loại bỏ một số tác nhân có hại cho trí não.

SKĐS - Mặc dù không thay thế cho các phương pháp điều trị trầm cảm tiêu chuẩn, nhưng nghệ có thể có những lợi ích tiềm năng đối với tâm trạng, tốt cho người bệnh trầm cảm…

SKĐS - Một số bệnh mà chúng ta thường xuyên có nguy cơ mắc phải như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, tiểu tiện bất lợi… Tự làm một vị thuốc nam dự trữ sẵn trong nhà sẽ giúp bạn phòng chữa bệnh khi cần đến.

SKĐS- Gừng là một gia vị rất phổ biến trong mỗi gian bếp Việt. Thế nhưng đối với người bị bệnh gout có nên dùng gừng?

SKĐS - Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức khỏe tình dục ở cả hai giới.

SKĐS - Râu ngô có tên thuốc là ngọc mễ tu, bao cốc tu, thục thử tu; có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết... chữa nhiều bệnh.

SKĐS- Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng với nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy với những trường hợp đang dùng thuốc tim mạch và thuốc trị tăng huyết áp có dùng được loại thảo dược này?

SKĐS - Mật ong được đông y xếp vào nhóm thuốc bổ khí. Sử dụng mật ong vừa là thực phẩm, vừa là thuốc có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chữa ho và các bệnh về họng.

SKĐS - Kỷ tử thuộc nhóm thuốc bổ huyết trong y học cổ truyền, là vị thuốc có thể sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng, phòng chữa bệnh.

SKĐS - Thương nhĩ tử là vị thuốc từ quả đã phơi hoặc sấy khô của cây ké đầu ngựa. Tác dụng chữa bệnh được xếp vào 3 nhóm chính: Viêm mũi xoang, bệnh ngoài da, bệnh xương khớp.

SKĐS - Khó thụ thai và giữ thai ngày càng gặp nhiều trong cộng đồng do áp lực công việc, stress... Một số thảo mộc được đánh giá có thể tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phụ nữ thụ thai và thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh.

SKĐS - Đậu nành chứa rất nhiều protein [chất đạm] và protein từ hạt đậu nành rất tốt để thay thế cho protein động vật vì ít chất béo. Quan trọng hơn cả là trong mầm đậu nành chứa chất isoflavones có tác dụng hỗ trợ giảm các nguy cơ bệnh tim và loãng xương.

SKĐS - Tía tô được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh phong hàn. Ngoài ra tía tô còn có thêm rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác: Giảm ho, giải độc, trị mẩn ngứa...

SKĐS- Khí hậu hanh hao cuối thu là thời điểm hồng chín rộ. Đây là loại quả có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều do có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí phải nhập viện điều trị.

SKĐS - Cóc mẳn là một loại cỏ hoang được thu hái trong tự nhiên để làm thuốc, có tác dụng thông mũi, tiêu viêm, chữa cảm sốt, ho gió, ho khan…

SKĐS - Củ nghệ rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nghệ được biết có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích cho các bệnh sỏi mật, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng...

SKĐS- Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh của mọi lứa tuổi. Vậy dùng trà xanh có phải là biện pháp giúp giải quyết loại mụn này?

SKĐS - Đương quy là vị thuốc bổ máu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền điều trị bệnh nhưng có một số trường hợp đặc biệt không nên dùng để tránh tác dụng ngược.

SKĐS - Dâm dương hoắc là một cây thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Dân gian còn gọi là cây thuốc dê ăn lá, có công dụng hỗ trợ tăng cường sinh lý.

SKĐS - Nấm ngọc cẩu hay nấm tỏa dương được biết đến nhiều với tác dụng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được loại nấm này.

SKĐS - Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thuốc nam được dùng nhiều trong y học. Sử dụng toàn cây làm thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, hỗ trợ điều trị một số bệnh.

SKĐS - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản về việc thực hiện thí điểm tự chủ bệnh viện theo Nghị quyết số 33. Trước đó, sau thời gian thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện cả 2 bệnh viện K và Bệnh viện Bạch Mai đều xin dừng thực hiện do nhiều nguyên nhân.

SKĐS - Tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư thường gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là cảm giác tê bì, dị cảm. Để khắc phục, ngoài đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể được kết hợp day bấm một số huyệt vị nhằm giảm cảm giác khó chịu, nâng cao chất lượng sống.

SKĐS - Một trong những lĩnh vực thú vị của nghiên cứu phòng chống ung thư là phát triển các xét nghiệm không xâm lấn có khả năng xác định dễ dàng và chính xác xem một người có bị ung thư giai đoạn sớm hay không và ở cơ quan nào.

Chủ Đề