Androgenetic alopecia là gì

1.Đại cương:

Sự phát triển  của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển  (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó  sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố  di truyền. Bình thường tóc anagen chiếm 80- 90%, catagen 5% và tóc telogen 10- 15%. Hàng ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày.

2. Phân loại  theo  hình thái:

2.1.  Rụng tóc  không sẹo (non scaring alopecia).

– Rụng tóc androgen di truyền. Androgenetic  alopecia).

– Rụng tóc  thành đám (alopecia areata).

– Rụng  tóc kết hợp bị bệnh  toàn thân hoặc hệ thống.

Rụng tóc telogen (Telogen effluvium).

Rụng tóc anagen (Anagen effluvium).

Giang mai (syphilis).

– Do  tật nhổ tóc (trichotillomania)

– Rụng tóc kết hợp với các hội chứng di truyền.

2.2. Rụng tóc có sẹo (scarring alopecia)

– Khuyết tật di truyền hoặc phát triển.

–  Nhiễm khuẩn:

+ Vi khuẩn:vi khuẩn gây mủ, lao.

+ Nấm : nấm kerion.

+ Vi rút : zona.

+ Protozoa: leishmania (đơn bào).

– U sắc tố.

-Tổn thương do hoá học, bỏng và rụng tóc do các chấn thương khác.

– Các bệnh đặc biệt có  tổn thương ở da đầu: lupút đỏ, li ken phẳng, morphea, pemphigoid thành sẹo.

3. Phân loại theo căn nguyên.

3.1. Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

Còn gọi là bệnh pelade.

3.1.2. Căn nguyên:  thường gặp ở người lớn, trẻ tuổi ( trước tuổi trung niên), tỷ lệ  nam / nữ  là 2/1.

Căn nguyên chưa rõ, có  vai trò của yếu tố di truyền, miễn dịch, nội tiết, liên quan tới stress, nhiễm  khuẩn . Hiện nay người ta cho rằng có một quá trình tự miễn chống hành lông. Có thể kết hợp với vitiligo, suy cận giáp, addison, viêm tuyến  giáp hashimoto, nhược cơ nặng, hội chứng Down, thiếu máu ác  tính.

3.1.2. Triệu chứng lâm sàng: rụng tóc thành từng đám, từng vùng, khu trú thành đám hình tròn, bầu dục, một hoặc nhiều đám, thường một vài đám kích thước vài cm đường kính, không có dấu hiệu viêm nào, không triệu chứng, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể thấy một số sợi tóc thanh mảnh,  bạc màu như lông tơ,  ở rìa đám có sợi gẫy ngắn và mập gọi là  tóc dấu chấm than (exclamation point  hairs). Triệu chứng cơ năng : không đau, không ngứa.

Rụng tóc ở vùng đầu, có thể rụng ở vùng râu cằm và vùng khác.

+ Chia thành các loại sau:

– Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

–  Rụng tóc thể  rắn bò  (alopecia ophiasis).

– Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis).Toàn bộ tóc vùng đầu hầu như bị rụng.

– Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis).Rụng tóc vùng đầu, rụng cả lông mày, nách, mi, lông mu, lông tơ của cơ thể.

Biểu hiện ở móng: loạn dưỡng, đĩa móng có hàng trăm hố lõm nhỏ như”đê khâu””đồng đột”.

+ Tiến triển: các đám ổn định nguyên như vậy, thường mọc lại một cách ngẫu nhiên sau vài tháng, có khi xuất hiện các đám mới trong khi các đám khác đang mọc lại. Bệnh cũng thường tái phát.

Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niên thì 80% sẽ mọc tóc lại và ít gặp rụng  lông tóc  toàn bộ (alopecia universalis).

Bệnh cũng thường  tái phát.

Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) thì tiên lượng không tốt hoặc các đám liên kết thành từng dải ở vùng đỉnh, tiên lượng cũng không tốt.

3.1.3. Mô bệnh học da: nang tóc giảm kích thước, thâm nhiễm lympho quanh mạch,thâm nhiễm lympho quanh nang lông ở tổn thương đang hoạt động.

Xét nghiệm tóc đồ (trichogram): các sợi tóc anagen loạn dưỡng tăng tỷ lệ tóc telogen tới 40% hoặc hơn (bình thường < 20%),các chân  tóc (hair zoots) hình dùi cui, dấu chấm than.

3.1.4. Điều trị: không có thuốc đặc trị, khó đánh giá tiên lượng vì nhiều khi ngẫu nhiên tóc mọc lại.

– Tâm lý liệu pháp, trợ giúp tâm lý của thầy thuốc là cần thiết, cần giải giải thích là loại rụng tóc này hầu hết sẽ mọc lại.

– Vitamin B, C, A. Bepanthen.

– An thần.

– Bôi mỡ corticoid về ban đêm

– Corticosteroid tiêm trong tổn thương.Triamcinolon acétonide 3,5 mg/ml,  tháng một lần.

– Corticoids uống thường làm mọc tóc.Cần chú ý tác dụng phụ và khi ngừng một thời gian bệnh có thể tái phát.

– Cyclosporin: uống làm mọc tóc, khi ngừng thuốc bệnh dễ tái phát.

– PUVA trị liệu ( quang hoá  trị liệu).

– Trị liệu miễn dịch tại chỗ dùng DNCB, nhưng gây viêm da  tiếp xúc dị ứng tại chỗ, sưng hạch lân cận.

Có thể bôi minoxidil.

3.2. Rụng tóc androgen di truyền(androgenetic  alopecia- AGA).

3.2.1. Định nghĩa: AGA còn gọi là chứng hói tiến triển ,xuất hiện do tố bẩm sinh di truyền và tác động của androgen  lên nang tóc ở đầu.

Từ đồng nghĩa: hói kiểu đàn ông, hói thông thường ( common baldness), rụng tóc có tính di truyền ở đàn bà.

3.2.2. Căn nguyên : nam bị nhiều hơn nữ.Nam 20- 40 tuổi.Nữ xuất hiên muộn hơn, 40% ở tuổi 60-70.

Phối hợp hiệu quả của androgen lên nang tóc có tố bẩm di truyền.

Bệnh do di truyền đa gien hoặc autosome trội ở nam. Autosome lặn ở nữ.

Phần lớn bệnh nhân (cả nam và nữ) có nội tiết bình thường nhưng ở tại chỗ có tăng biểu hiện của các thụ thể ( receptors) androgen. Cơ chế tác động của Androgen lên tế bào nang lông dẫn đến AGA thì không rõ. Một số bệnh nhân có tăng androgen.

3.2.3. Triệu chứng lâm sàng: tóc rụng thưa mỏng đi một cách từ từ ở đàn ông, thường rụng tóc tạo thành một đường ở phía trước hình chữ M, ở vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh hậu quả là để lại một vành tóc ở hai bên và vùng chẩm của đầu (hình vẽ). Vùng này không bao giờ rụng tóc trong bệnh này.Bệnh này có nghịch lý là đàn ông bị AGA lan toả lại mọc nhiều lông giới tính thứ phát ở nách, mu, ngực, râu cằm. Theo phân loại của Hamilton type I, rụng tóc  dọc gờ trán, type II rụng vùng trán và khởi đầu  vùng đỉnh chẩm. Type III, IV, V cả hai vùng liên hợp nối với nhau, hói hoàn toàn phía trên, để lại còn lại tóc ở hai mặt bên và sau gáy thành một vành từ trước ra sau.

Ở đàn bà rụng lan toả, tóc mỏng thưa đi . ở nữ trẻ bị AGA có các dấu hiệu nam tính hoá như có trứng cá, lông ở quá nhiều thânmình và  vùng mặt , kinh nguyệt không đều. Tóc ở vùng AGA mảnh hơn , ngắn hơn ,trở thành lông tơ và teo hoàn toàn.

3.2.4. Xét nghiệm: tóc đồ (trichogram) thấy tăng tỷ lệ phần trăm tóc telogen   (bình thường 80-90% các sợi tóc ở anagen, telogen 10-15%).

Mô bệnh học:nhiều nang tóc ở pha telogen, nang tóc giảm kích thước gần như teo hoàn toàn.Tóc chuyển thành lông tơ, sợi tóc ngắn giảm đường kính.

2.3.5 Tiến triển từ nhiều năm đến hàng chục năm.

2.3.6. Điều trị: không có phương pháp điều trị có hiệu lực cao để ngăn sự tiến triển của AGA.

Dung dịch Minoxidil 2% bôi tại chỗ  làm giảm rụng tóc và mọc lại tóc, sau 4- 12 tháng 40% mọc tóc lại. Phối hợp nồng độ cao minoxidil và retinoid tại chỗ sẽ có kết quả tốt hơn.

Kháng androgen: spironolactone, cyproteron acetate, flutamid và cimetidine .Cơ chế tác dụng của các thuốc này là thuốc kết hợp với thụ thể androgen và chẹn tác dụng của  dihydrotestosteron .Thuốc có tác dụng ở đàn bà bị AGA,nhưng không dùng cho đàn  ông.

Tóc giả ( Wig).

Cấy ghép tóc (hair transplantation). Chuyển các miếng ghép mô nang lông từ vùng gờ viền xung quanh( vùng tóc không mẫn cảm androgen) tới  vùng  hói  ở đầu mẫn cảm  androgen. Vi ghép mô này là kỹ thuật thành công giúp tóc mọc lại.

3.3. Rụng tóc telogen (telogen effluvium ,Telogen defluvium).

3.3.1.  Định nghĩa: là loại rụng tóc hàng ngày tăng dần, tóc mỏng thưa đi.

Tăng tỷ lệ phần trăm pha telogen (tóc đầu tày) tóc bị chuyển nhanh từ pha anagen sang  catagen và telogen.

3.3.2. Căn nguyên:

– Có thai, sảy thai, sinh  đẻ.

– Chấn thương lớn, phẫu thuật ngoại khoa lớn, mất máu.

–  Sau đợt ốm có sốt cao

– Sau ăn kiêng, sụt cân trong thời gian ngắn.

– Thuốc tránh thai, giảm năng tuyến giáp.

– Một số thuốc khác.

+ Lâm sàng : các nguyên nhân thường đi trước rụng tóc telogen 6- 16 tuần. Biểu hiện lâm sàng là tăng rụng tóc, tóc mỏng thưa đi, bệnh nhân lo lắng, sợ hãi họ sẽ bị hói.Thầy thuốc thường được chứng kiến các túi plastic  chứa tóc rụng của họ. Rụng tóc lan toả vùng đầu, vuốt tóc thấy một vài sợi hay nhiều sợi bị rụng (tóc giai đoạn telogen hoặc tóc đầu tày, hình dùi cui (club hairs)) rụng lan toả ở cả mặt bên và sau đầu, các tóc mới mọc lại ngắn, mảnh hơn tóc cũ và đuôi thon nhọn hơn.

Móng có những đường hằn ngang( đường Beau)hoặc rãnh, khía ở bản móng các ngón tay, ngón chân.

3.3.4. Xét nghiệm :

Trichogram (tóc đồ): tăng tỷ lệ phần trăm tóc telogen(bình thường từ 10- 15%.).

3.3.5. Tiến triển: về sau tóc mọc lại. Tuy nhiên nếu rụng nghiêm trọng và tái phát sau nhiều lần có  thai kế tiếp nhau (chửa đẻ nhiều lần) có thể tóc mọc lại không hoàn toàn. Sau nguyên nhân tác động tóc có thể rụng kéo dài trong vòng 1 năm.

+ Điều trị:  không cần điều trị gì đặc biệt, vitamin B liều cao, calcium, về sau tóc sẽ mọc lại , giải thích cho bệnh nhân là cần chờ đợi.

3.4 Rụng tóc anagen(anagen effluvium )

3.4.1. Định nghĩa : rụng tóc anagen là kiểu rụng tóc lan toả, khởi đầu nhanh và khá rõ rệt, nó gây nên kìm hãm sự mọc  tóc  hoặc  làm hư hại các sợi tóc anagen chuyển nhanh sang  catagen và telogen và rụng đi,

3.4.2. Căn nguyên : phần lớn rụng tóc loại anagen gây nên do thuốc, nhiễm độc và hoá trị liệu.

Bảng danh mục thuốc gây rụng tóc.

Androgenetic alopecia là gì
Androgenetic alopecia là gì

3.5. Rụng tóc có sẹo. ( scarring alopecia, cicatricial alopecia).

3.5.1. Một số bệnh có tổn thương gây nên sẹo và nếu nó xuất hiện ở vùng đầu nang tóc bị phá huỷ hậu quả gây nên rụng tóc có sẹo ( scarring alopecia).

Rụng tóc loại này có đặc tính là tổn thương có sẹo. Tóc bị teo và nang tóc bi hư hại hay huỷ hoại, do viêm (nhiễm trùng và không nhiễm trùng) hoặc do bị bệnh lý khác và khi khỏi xuất hiện  sẹo. Có thể phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh chính ở vùng rụng tóc., vùng da xung quanh hoặc vùng da khác của cơ thể.

3.5.2. Phân loại rụng tóc thành sẹo.

– Thiếu hụt phát triển và rối loạn di truyền : ichthyosis, liên kết X ẩn, nevi biểu bì, ly thượng bì bỏng nước, epidermolysis bullosa ( GAREB). Nấm đầu ( tinea capitis), nấm kerion hoặc favus.

– U tân sản ( neoplasms):

Ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma),ung thư tế bào gai (squamous cell carcinoma).

Metastatic tumors (các u di căn), lymphomas, u phần phụ (adnexal tumors)

– Tác nhân vật lý, hoá học.

Chấn thương cơ học (gồm cả do nhân tạo, tật nhổ tóc trichotillomania),

bỏng, chiếu xạ, các chất ăn da, các chất hoá học khác,  các thuốc khác.

– Bệnh da nguồn gốc chưa chắc chắn  và các hội chứng lâm sàng:luput đỏ dạng đĩa ( Discoid lupus erythematosus) luput đỏ dạng đĩa có thể có tổn thương trên da đầu là các đám đỏ hình tròn, có vảy da là các nút sừng ở nang lông sau có teo d agây rụng tóc có sẹo.

Liken phẳng ( lichen planus)

Bệnhliken phẳng có thể có tổn thương ở vùng da đầu là các sẩn màu tím, có dạng nút ở nang lông về sau các nút nang lông này biến mất gây rụng tóc có sẹo. Lupus đỏ mạn,  li ken phẳng,  sarcoi’dosis , xơ cứng bì: morphea, li ken xơ và teo, hoại tử mỡ đái tháo đường (necrobiosis lipoidica diabeticosum), viêm da cơ, Pemphigoi’d thành sẹo, bệnh muxin nang lông  (follicular mucinosis). trứng cá sẹo lồi, giả viêm nang lông vùng râu cằm Pseudo folliculiti barbae thường  gặp ở người da đen, lông uốn cong mọc ngược gây giả viêm nang lông nhiễm khuẩn thứ phát, rụng lông vùng đó, ở vùng gáy chẩm gây rụng tóc, viêm nang lông vùng gáy. Viêm quanh nang lông da đầu hoá mủ rải rác.

– Amyloidosis .

3.6. Bệnh tóc chuỗi hạt (Beaded hair, bệnh monilethrix).

3.6.1. Định nghĩa: đây là bệnh của tóc mà hậu quả là do các biến đổi dày thân tóc lên một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc và có xu hướng tóc bị gãy, đứt đoạn.

3.6.2. Căn nguyên : dịch tễ học: monilethrix là một bệnh hiếm gặp, cả hai giới bị bệnh tỷ lệ như nhau,  thường xuất hiện ở tuổi  niên thiếu, có đặc điểm di truyền trội kiểu  mendel, độ xuyên không hoàn toàn. ở một số người bị thể nhẹ tóc hầu như bình thường phải khám kỹ mới phát hiện được.

+ Căn nguyên: chưa rõ, biến đổi có tính chu kỳ trong quá trình chuyển hoá bất thường bài tiết các amino acids phát hiện thấy argininosuccinic acid trong nước tiểu một số trường hợp.

3.6.3. Lâm sàng: bệnh thường xuất hiện lần đầu ở tuổi ấu thơ, biểu hiện bằng rối loạn sự phát triển của tóc, trẻ em  bị hói hoặc tóc thưa và dễ gẫy đến nỗi da đầu phủ toàn tóc ngắn. Thường gặp  sẩn  dầy sừng nang lông thường gặp làm da đầu thô ráp xù xì, có biểu hiện khô da, đặc biệt rõ ở vùng chẩm.

Có thể quan sát thấy các sợi tóc dạng chuỗi hạt bằng kính lúp.Trong các ca bệnh thể nhẹ thì khó phát hiện các sợi tóc ngắn bất thường  xen kẽ các sợi tóc dài bình thường, bệnh nhân có thể phát hiện tóc bất thường bằng cách sờ.

Vùng trán, đỉnh, vùng chẩm là vị trí hay gặp,hiếm khi quan sát thấy bệnh monilethrix ở vùng mu, cẳng chân, lông mày và lông mi.

3.6.4. Xét nghiệm :

Mô bệnh học : nang lông phát hiện thấy sự mỏng đi có tính chu kỳ của thân tóc, xen kẽ sự dày lên cuả bao rễ bên trong đối nghịch với sự co nhỏ lại. Nang tóc thường dãn nở nhưng có vẻ như là cách biến đổi này là hậu quả của sự bất thường của tóc hơn là nguyên nhân.

Đo khoảng cách giữa các nút cục thấy tương đối hằng định. Kích thước được xác định là 312- 625 m.

3.6.5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt: phân biệt với loạn dưỡng di truyền và mắc phải làm gãy tóc, xét nghiệm: dưới kính hiển vi quang học thân tóc phân biệt với bệnh  tóc gãy dòn  có hạt (trichorrhexis nodosa), bệnh tóc xoắn vặn ( pilitorti) và tật nhổ tóc.

3.6.6.  Điều trị: thuyên giảm nhất thời sau khi dùng bức xạ ion hoá vùng đầu nhưng không nên dùng nhiều, corticoid tại chỗ không tác dụng.

3.7. Rụng tóc do giang mai.

Giang mai II thường hay gây rụng tóc, rụng tóc kiểu rừng thưa, thường rụng ở vùng thái dương và  vùng gáy, rụng nham nhở không đều, được ví như” gián nhấm” , điều trị giang mai tóc sẽ mọc trở lại.

Chẩn đoán chủ  yếu hỏi tiền sử quan hệ tình dục nghi vấn, khám phát hiện các dấu hiệu khác của bệnh giang mai như đào ban, sẩn giang mai II, mảng niêm mạc, hạch và xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai dương tính. Điều trị bệnh giang mai tóc sẽ mọc lại.

3.8. Rụng tóc do tật nhổ tóc (trichotillomania).

Là tật của cả người lớn và trẻ em ,nhất là những người làm việc trí óc.Người ta cho rằng những người này có tật về thần kinh ,thường nhổ tóc khi căng thẳng ,cáu kỉnh,khi xem tivi ,lúc đi ngủ,cảm giác khó chịu không cưỡng lại được phải nhổ tóc ,lâu  ngày thành thói quen .

Vị trí : có người nhổ đỉnh đầu, có người nhổ phía trước, thông thường ở  hai bên thái dương. Thương tổn không có ranh giới rõ ràng, tóc vùng  thương tổn không đều chỗ cao chỗ thấp .

Cần chẩn đoán phân biệt với  nấm tóc: đám đỏ vẩy có ranh giới, tóc bị gẫy cách da đầu một vài mm, chân tóc có vẩy bao quanh (dấu hiệu đi bí tất, nhúng trong bột), xét nghiệm nấm dương tính.

Thử nghiệm kéo nhổ tóc ( hair pluck) tăng tỉ lệ số tóc Anagen và catagen (  vì phần lớn tóc telogen bịbệnhnhân nhổ đi).

Điều trị  tâm lý liệu pháp thuyết phục bệnh nhân bỏ thói quen nhổ tóc, nếu cần cho thuốc an thần, và thuốc kháng histamin tổng hợp nếu có ngứa da đầu, thuốc bôi mỡ corticoid có kháng sinh kết hợp nếu có kèm  viêm chân tóc.

3.9. Rụng tóc do nấm :

Rụng tóc do nấm thường do chủng nấm Microsporum hoặc trichophyton nguồn gốc lây từ người sang ngươì ( M ferrugineum, M.audouini, T.violaceum, T. craterioforme) hoặctừ súc vật lây sang người ( M. lanosum, M.gupseum, M. equinum, T. gupseum, T faviforme…).

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ em, học sinh, lâynhiếm trong gia đình, vườn trẻ, nhà trường, loại lây từ súc vật sang người do bế, ôm súc vật.

Biểu hiện bằng trênda đầu có đám tròn to nhỏ không đều, ranh giới không  phủ vẩy da màu trắng đục, xen kẽ giữa các giữa các tóc lành có những tóc bị xén ngắn chỉ còn 1-2 mm, hoặc bị xén cụt sát chân chỉ còn lại điểm đén như 1 hạt than khảm vào da đầu ( trichophytie nông ) hoặc thành từng đám róc vẩy  nhỏ ở da đầu , giới hạn không rõ rệt, có xu hướng liên kết với nhau có khi thành đám lớn hình nhiều vòng cung ( microsporum có nguồn gốc từ người ). Loại nấm tóc  Trichophyton thâm nhiễm và mưng mủ nguồn lây từ súc vật sang ngừi, đầu có 1-2 đám tổn thương ranh giới rõ, viêm mạch, nhiễm cộm, trên bề  mặt đầy vẩy mủ đó là một cụm áp xe nhỏ khu trú xung quanh chân lông còn gọi là “áp xe nang lông” mủ nặn ra từ các nang lông giống như mật trong các lỗ tầng ong còn có tên gọi ” kerion de celse”, còn nếu do Microsporum có nguồn gốc từ súc vật ở da đầu thường có 1-2 đám lớn tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, có vẩy da trắng mốc như rắc tro. Có khi bên cạnh đám lớn có 1-2 đám nhỏ hơn, toàn bộ tóc trong đám bị xén cụt chỉ còn cách da đâu 3-4 mm. Điểm đặc biệt là chân tóc có chất bột trắng bám chặt như đi “bít tất” như tóc bị ” nhúng chân vào bột” chất bự trắng đó thực chất là các bào tử nấm bám quanh chân tóc.

Một loại nấm tóc nữa là do chủng Favus lây truyền  từ người sang người qua lược, mũ, quần áo hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, thường bị từ lúc còn bé hoặc tuổi thanh thiểu niên. Tổn thương chủ yếu gặp ở da đầu, có các đám tròn đỏ vảy sau đó mảng đóng vẩy gồ cao màu sẫm, vàng nhạt, vàng tươi viền nham   nhở, có các ” nghiên Favus” , có khi đến hàng chục cái đứng riêng rẽ hoặc tách ra trên bờ các mảng vẩy. Nghiên Favus hĩnh đĩa lõm nhỏ đều đặn, tròn, vài mm đường kính, gồ lên 2-3 mm trên da, bao quanh một chân tóc, màu vàng diêm sinh rất đặc biệt, thực chất là một khối sợi nấm dày đặc, mùi : chuột cù” dưới nghiên Favus nền da hơi lõm, nhẵn bóng, viêm tấy đỏ ít hay nhiều, có thể có loét mủ, tóc bị rụng hoặc tổn thương Favus gây sẹo trụi  tóc vĩnh viễn.

Bệnh trứng tóc ( tóc bột- Trichosporosis nodosa- Piedra) có 2loại piedra trắng ( do trichosporum beigelie) và Piedra den ( do peidra Hortai Fonreca) ở Việt Nam đa số là Piedre đen. Biểu hiện là có những hột nhỏ hình thoi, bầu dục hoặc tròn, màu đen, cứng, xù xì bám chắc vào thân tóc từ 1-2 cm cách da đầu trở lên. Có sợi tóc có đến hàng chục hột, màu tóc không bị ảnh hưởng, tóc không bị gãy.

Chẩn đoán bệnh nấm tóc nên căn cứ vào :

– Hỏi kỹ tiền sử bệnh sử.

– Khám lâm sàng, chú ý tìm cả tổn thương nấm ở vùng da khác.

– Làm xét nghiệm soi nấm trực tiếp , cấy nấm.

– Soi ánh sáng đén  Wood thấy ánh sáng huỳnh quang màu sáng xanh.

Chẩn đoán phân biệt với á sừng liên cầu, viêm da da dầu, vẩy nến. ở vùng da đầu.

Điều trị :

Tại chỗ: Bôi cồn BSI 1%, dung dịch castellani hoặc mỡ clotrimazol 1%, kem nizorral, kem lamisil.

Toàn thân : cho uống kháng sinh chống nấm griseofuvil hoặc ketoconazol (nizoral viên ), itraconazole, terbinafine, vitamin nhóm B, nâng đỡ cơ thể.

Phòng bệnh : khám phát hiện bệnh nấm tóc ở gia đình và trường học cả những ca bệnh nhẹ và người mang  không triệu chứng để điều trị kịp thời tránh lâylan