Anh chỉ hay trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng học sinh bỏ học

Tiểu bang ở Washington có luật, gọi là “Luật Becca”, trực tiếp yêu cầu tất cả trẻ em từ 8 đến 18 tuổi đến trường thường xuyên. Luật yêu cầu phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp đảm bảo con em họ được đến trường thường xuyên. Học sinh có thể học ở trường công, trường tư hoặc giảng dạy tại nhà.Luật yêu cầu học sinh phải đến trường, toàn thời gian, mỗi ngày, trừ khi có lý do nghỉ học hợp lệ. Nếu một học sinh nghỉ học mà không có lý do hợp lệ, thì học sinh đó có thể bị coi là “trốn học”. Khi một học sinh trốn học, các trường bắt buộc phải:

  • Thông báo cho gia đình;
  • Gặp gỡ và làm việc với gia đình và học sinh để tìm hiểu lý do, và
  • Thứ các chiến lược khác nhau để giúp học sinh đi học đều.

Nếu cách này không hiệu quả, học sinh và gia đình có thể bị chuyển đến Hội đồng xử lý trốn học cộng đồng hoặc ra tòa. Nếu một học sinh nghỉ học rất nhiều, thậm chí khi có lý do hợp lệ, luật yêu cầu các trường phải gặp gỡ và làm việc với gia đình để tìm hiểu lý do và lập kế hoạch giúp học sinh đi học đều. Lý do là việc nghỉ học rất nhiều hoặc “thường xuyên vắng mặt” có thể làm cho học sinh khó bắt kịp chương trình. Đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy học sinh có thể không nhận được sự hỗ trợ mà em cần. Khi chúng ta đề cập đến việc nghỉ học, việc “nhiều” hay “ít” có ranh giới rất mong manh – nghỉ chỉ 2 ngày một tháng cũng có thể gây ra ảnh hưởng lớn!

Nếu bạn gặp khó khăn với việc cho con đi học mỗi ngày, thì trường học có thể giúp giải quyết vấn đề và giúp con bạn xây dựng thói quen đi học mỗi ngày, suốt cả ngày, đúng giờ. Kiểm tra Câu hỏi thường gặp của OEO để tìm hiểu điều gì có thể xảy ra nếu học sinh tiếp tục vắng mặt và cách để nỗ lực đi học đều. Nếu bạn cần thêm trợ giúp để giải quyết vấn đề về chuyên cần, vui lòng gọi điện thoại!Truy cập trang web của chúng tôi tại địa chỉ www.oeo.wa.gov hoặc gọi cho số 1-866-297-2597.

Luật pháp yêu cầu trường làm những gì?

  • thông báo cho phụ huynh về các quy tắc về chuyên cần và yêu cầu chữ ký cho thấy phụ huynh đã nhận được thông báo
  • thông báo cho phụ huynh mỗi khi học sinh vắng mặt
  • gặp gỡ phụ huynh và học sinh để tìm hiểu lý do
  • thử các chiến lược khác nhau để cải thiện sự chuyên cần, và trong một số trường hợp,
  • giới thiệu học sinh và/hoặc phụ huynh đến Hội đồng xử lý trốn học cộng đồng hoặc ra tòa.

Luật pháp yêu cầu học sinh làm những gì?

  • đến trường
  • đúng giờ
  • mỗi ngày, trừ khi có lý do hợp lệ

Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

I. Dàn ý Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn
 

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về hiện tượng đời sống cần nghị luận: hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn
 

2. Thân bài

a. Nêu thực trạng, hậu quả của việc học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn

- Học sinh thường chú trọng và đầu tư nhiều thời gian, công sức để theo học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là Toán, Ngoại ngữ và Tin học.- Học sinh hoàn toàn thờ ơ, thậm chí là có thái độ coi thường đối với các môn học khoa học xã hội và nhân văn như Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân.- Tình trạng học lệch, học tủ, không phân bố thời gian hợp lí giữa các môn học diễn ra phổ biến.

- Thói quen học vẹt, học tủ mang tính chất đối phó với các môn học thuộc phân ban xã hội với quan điểm học để qua kỳ thi.

b. Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn

- Học sinh cho rằng các môn học khoa học tự nhiên có tính thực tế và giá trị thực tiễn cao hơn, mang lại cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai nhiều hơn.- Ý nghĩa quan trọng, chức năng thẩm mĩ, giáo dục của những môn học thuộc ban xã hội và nhân văn hoàn toàn bị lãng quên.- Cánh cửa vào ngành, vào nghề của các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang rất hạn hẹp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tương lai.- Trong tâm lí phụ huynh và học sinh, các môn học như Văn, Sử, Địa đơn thuần chỉ là "học thuộc", chỉ cần vượt mức "trung bình" để qua môn.

- Việc giảng dạy học các môn học xã hội ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, chủ yếu nặng về lí thuyết, phương pháp dạy học phổ biến theo hướng truyền thống, đọc chép.

c. Đề xuất giải pháp

- Không coi thường, xem nhẹ và phân biệt giữa các môn học.- Thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của các môn học xã hội và nhân văn.- Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú, đánh thức niềm đam mê của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn

Sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự bùng nổ của khoa học, công nghệ thông tin đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong đó có giáo dục, đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng nhiều phụ huynh, học sinh thích chạy theo những môn học khoa học tự nhiên và coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân văn.

Thực tế đã chứng minh, học sinh thường chú trọng và đầu tư nhiều thời gian, công sức để theo học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là các môn học thời thượng như Toán, Ngoại ngữ và Tin học. Ngược lại, các em hoàn toàn thờ ơ, thậm chí là có thái độ coi thường đối với các môn học khoa học xã hội và nhân văn như Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân. Học sinh "quay lưng" với những trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo, nhân văn về cuộc sống nhân sinh, lãng quên những nét đẹp về "chân thiện, mĩ" ẩn chứa sau mỗi một câu chuyện; buồn chán trước những sự kiện lịch sử trọng đại mà quên mất rằng đó là những cột mốc đánh dấu sự thay đổi to lớn của đời sống dân tộc; cho rằng những tấm bản đồ địa lý phức tạp và không cần thiết; lạnh nhạt với những bài học "làm người" sâu sắc ẩn chứa sau mỗi bài học về đạo đức, giáo dục công nhân. Sự thờ ơ, xem nhẹ với các môn khoa học xã hội và nhân văn diễn ra phổ biến hiện nay là một trong những nguyên nhân "bào mòn", làm suy giảm lòng nhiệt thành, say mê truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Đồng thời, dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ, không phân bố thời gian hợp lí giữa các môn học. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc các em có thái độ học vẹt, học tủ mang tính chất đối phó với các môn học thuộc phân ban xã hội với quan điểm học để qua kỳ thi và không làm ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập nói chung.

Thực trạng trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, học sinh cho rằng các môn học khoa học tự nhiên có tính thực tế và giá trị thực tiễn cao hơn, mang lại cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai nhiều hơn, hấp dẫn hơn. Bởi vậy, thay vì chọn môn học, định hướng nghề nghiệp theo đam mê thì các em chạy theo những môn học có tính ứng dụng cao để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Ý nghĩa quan trọng, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục của những môn học thuộc ban xã hội và nhân văn hoàn toàn bị lãng quên. Thứ hai, có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là cánh cửa vào ngành, vào nghề của các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang rất hạn hẹp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tương lai. Thứ ba, từ lâu trong tâm lí phụ huynh và học sinh, các môn học như Văn, Sử, Địa đơn thuần chỉ là "học thuộc", không cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, chỉ cần vượt mức "trung bình" để qua môn. Ngoài ra, việc giảng dạy các môn học xã hội ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, chủ yếu nặng về lí thuyết mà không chú trọng để học sinh trải nghiệm, thực hành, phương pháp dạy học phổ biến theo hướng truyền thống, đọc chép. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm bớt hứng thú và gây ra sự nhàm chán trong các tiết học.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và tính ứng dụng cao của các môn học "thời thượng" như Toán, Tin học, Ngoại ngữ, bởi đó là những môn học giúp chúng ta cập nhật và bắt kịp nhịp độ phát triển và xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời đại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta coi thường, xem nhẹ các môn học khác, bởi giữa các môn học luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau và mỗi một môn học đều có vai trò, ý nghĩa, sứ mệnh riêng. Chẳng hạn như nếu học tốt môn Ngữ văn, chúng ta sẽ có vốn từ vựng phong phú để giao tiếp, trình bày các quan điểm của bản thân một cách rõ ràng, lưu loát; đồng thời môn Văn còn là môn học giúp con người nuôi dưỡng và bồi đắp các giá trị tâm hồn trước sự lên ngôi của giá trị vật chất. Nếu am hiểu về lịch sử, chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức để tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc,.... Để cải thiện tình trạng này, trước hết, chúng ta cần thay đổi những quan điểm tiêu cực, đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa to lớn, quan trọng của các môn học xã hội và nhân văn. Đội ngũ giáo viên cần thay đổi không ngừng thay đổi, làm mới các phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú trong mỗi một tiết học nói riêng và đánh thức niềm đam mê đối với môn học nói chung. Đồng thời, cần thay đổi quan điểm, cách nhìn của phụ huynh, học sinh về vai trò, ý nghĩa quan trọng mà các môn học xã hội, nhân văn đem lại.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy khẳng định .. diễn ra phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác lập động cơ học tập tích cực, rèn luyện thái độ tích cực trong học hành và thi cử.

Để mở rộng vốn kiến thức đồng thời củng cố kĩ năng viết văn nghị luận, trình bày suy nghĩ về một vấn đề, bên cạnh bài Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn, các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều chủ đề nghị luận khác thuộc Bài văn hay lớp 12 như: Suy nghĩ về câu nói: Cảm thông là chiếc chìa khoá mở cửa trái tim người khác, Suy nghĩ về câu nói: Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay, Suy nghĩ về câu nói: Ta có thể nhặt được một gói tiền..., Suy nghĩ về ý kiến: Bạn muốn biết mình là ai, đừng hỏi nữa hãy hành động...

Thực tế cho thấy các em học sinh hiện nay có xu hướng coi trọng các môn học khoa học tự nhiên hơn thay vì các môn khoa học xã hội, vậy em có suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này.

Dàn ý nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử Dàn ý nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay Nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử Hướng dẫn viết nhận xét môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí Học phí trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn [ĐHQG TP.HCM] 2020 - 2021 là bao nhiêu? Dàn ý suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc

Video liên quan

Chủ Đề