Armenia là nước nào con người là người da trắng năm 2024

Lãnh đạo chính quyền ly khai vùng Nagorno-Karabakh tuyên bố 120.000 người Armenia tại đây sẽ chuyển đến Armenia vì sợ bị thanh trừng sắc tộc.

Armenia là nước nào con người là người da trắng năm 2024

Sĩ quan Azerbaijan khoe với báo chí số vũ khí thu được từ quân đội chính quyền ly khai Nagorno-Karabakh hôm 23-9 - Ảnh: AFP

Ngày 24-9, ông David Babayan, cố vấn người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Artsakh tự xưng Samvel Shahramanyan, khẳng định người sắc tộc Armenia không muốn sống tại vùng Nagorno-Karabakh dưới sự quản lý của người Azerbaijan.

"Dân tộc chúng tôi không muốn là một phần của Azerbaijan. 99,99% người dân sẽ chọn rời vùng đất mang ý nghĩa lịch sử với chúng tôi này", ông Babayan trả lời Hãng tin Reuters.

Ông cho biết thêm quân ly khai tại vùng Nagorno-Karabakh đã bắt đầu giao nộp vũ khí. Tuy nhiên không rõ khi nào người sắc tộc Armenia ở đây sẽ bắt đầu chuyển đến sinh sống tại Armenia.

Cùng ngày, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thừa nhận những gì ông Babayan nói hoàn toàn có thể xảy ra.

Hãng tin TASS dẫn lời ông Pashinyan: "Nếu điều kiện sống thực thụ không được thiết lập cho người sắc tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh và không có cơ chế hữu hiệu nào để bảo vệ họ khỏi nạn thanh trừng sắc tộc, khả năng việc rời quê hương là cách trốn thoát duy nhất và sẽ ngày càng tăng".

Ông Pashinyan cũng cho biết Yerevan sẵn sàng tiếp nhận mọi người sắc tộc Armenia từ vùng Nagorno-Karabakh đến đất nước mình.

"Người sắc tộc Armenia tại Nagorno-Karabakh vẫn đối diện hiểm họa thanh trừng sắc tộc. Hàng hóa nhân đạo đã đến đó trong những ngày qua, nhưng điều ấy không khiến tình hình thay đổi.

Chính phủ chúng tôi sẽ chào đón những anh chị em từ Nagorno-Karabakh một cách thân tình", thủ tướng Armenia tuyên bố.

Chính phủ Azerbaijan nói sẽ đảm bảo quyền lợi người sắc tộc Armenia

Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia tối 20-9 (giờ Azerbaijan), Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định toàn bộ 120.000 người sắc tộc Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh sẽ có quyền tham gia bầu cử tại Azerbaijan, hưởng chính sách giáo dục của nhà nước và tự do thực hành nghi lễ Thiên Chúa giáo tại đất nước tín đồ Hồi giáo chiếm đa số này.

"Chúng ta sẽ biến Karabakh thành thiên đường", ông Aliyev tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh mình luôn giữ lời.

Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi chính quyền ly khai tại vùng này hạ vũ khí và tuyên bố đầu hàng, đánh dấu thành công của hoạt động quân sự được Baku mở màn hôm 19-9.

Nagorno - Karabakh được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Azerbaijan. Tuy nhiên tuyệt đại đa số dân cư ở đây lại là người sắc tộc Armenia.

Trong những năm 1990, Nagorno - Karabakh tuyên bố ly khai và thành lập nhà nước Cộng hòa Artsakh, dựa theo cách gọi vùng đất này trong tiếng Armenia.

Này 9/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ký thỏa thuận ngừng bắn mà ông mô tả là “đau đớn” với Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh sau 6 tuần 2 bên giao tranh quyết liệt, làm hàng nghìn người thiệt mạng.

Theo Reuters, thỏa thuận đi vào hiệu lực từ ngày 10/11 này có lợi với Azerbaijan khi Baku đã giành lại được quyền kiểm soát nhiều phần lãnh thổ. Nga - trung gian hòa giải - sẽ điều gần 2.000 quân nhân tới "điểm nóng" làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Nagorno-Karabakh là khu vực thuộc lãnh thổ của Azerbaijan được cộng đồng quốc tế công nhận, nhưng đa số là người gốc Armenia sinh sống tại đây. Khu vực này muốn đòi hỏi quyền tự trị và tự tuyên bố độc lập, nhưng không được bất cứ quốc gia nào công nhận, kể cả Armenia. Trước đó, Azerbaijan nhiều lần khẳng định sẽ chiến đấu để giành lại lãnh thổ của họ và Baku cũng kêu gọi Armenia rút lực lượng khỏi Nagorno-Karabakh để giải pháp hòa bình có thể được thực thi.

Armenia buộc phải ký thỏa thuận ngừng bắn sau khi họ hứng chịu nhiều thiệt hại trong giao tranh với Azerbaijan kể từ hôm 27/9. Vào thời điểm thỏa thuận đi vào hiệu lực, Azerbaijan tuyên bố đã giành lại được quyền kiểm soát Shusha - vùng chiến lược nằm sát gần thủ phủ của Nagorno-Karabakh.

Phía Armenia thừa nhận nếu không đình chiến, Azerbaijan có thể tiếp tục tấn công tiếp vùng thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh. Lãnh đạo Nagorno-Karabakh Arayik Harutyunyan cho biết vùng này không có đủ nguồn lực, không có đủ quân dự bị hay tình nguyện nên họ phải đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn.

Armenia là nước nào con người là người da trắng năm 2024

Bản đồ khu vực Nagorno-Karabakh trong lãnh thổ Azerbaijan (Đồ họa: BBC)

Thỏa thuận ngừng bắn cho phép Azerbaijan duy trì quyền kiểm soát với các khu vực họ giành lại được trong giao tranh 6 tuần qua, trong khi Armenia đồng ý với một thời gian biểu có các mốc cụ thể để Yerevan rút lực lượng khỏi phần lớn khu vực Nagorno-Karabakh.

Thỏa thuận được xem là bất lợi cho Armenia đã khiến người dân nước này tức giận. Jenny, một sinh viên ở Yerevan, nói với AFP rằng: "Chúng tôi đang mất đi lịch sử, văn hóa và tâm hồn. Còn chưa kể tới sự hy sinh vô nghĩa của hàng nghìn quân nhân Armenia - những người đã thiệt mạng hoặc bị thương".

"Biển" người Armenia đòi Thủ tướng từ chức

Armenia là nước nào con người là người da trắng năm 2024

Người biểu tình tập trung đông đảo trước nhà Quốc hội Armenia (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, hàng nghìn người Armenia đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Yerevan vào ngày 11/11, yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức. Trong khi đó, hàng trăm người khác tuần hành xung quanh khu vực nhà Quốc hội và hô lớn: “Nikol là người phản bội” hay “Nikol, ông hãy từ chức đi”.

Trong khi người dân Azerbaijan đổ xuống đường ăn mừng, khung cảnh ở Armenia lại trái ngược khi người dân tỏ ra giận dữ trước động thái của chính phủ Yerevan. Hôm 10/11, người dân đã đột kích nhà Quốc hội, đánh ngất xỉu Chủ tịch Quốc hội Ararat Mirzoyan.

Ông Pashinyan thừa nhận không có lựa chọn nào khác là phải ký thỏa thuận để Nagorno-Karabakh tránh bị thiệt hại thêm. Ông nói rằng ông sẽ chịu trách nhiệm với việc này, nhưng bác bỏ lời kêu gọi từ chức.

Quốc hội Armenia thông báo họ sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt vào tối 11/11 để bàn về lời kêu gọi ông Pashinyan từ chức. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp - nơi số nghị sĩ ủng hộ ông Pashinyan chiếm đa số - không thể huy động đủ số lượng nhà làm luật cần thiết để tiến hành thảo luận.

Phe đối lập kêu gọi người biểu tình ở ngoài nhà Quốc hội rời đi và cam kết sẽ công bố kế hoạch của họ vào ngày 12/11.

Armenia là nước nào con người là người da trắng năm 2024

Lực lượng hành pháp bắt một người biểu tình (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, 17 đảng chính trị đã kêu gọi cuộc biểu tình hôm qua để yêu cầu ông Pashinyan từ chức. Một số người biểu tình bị bắt, bao gồm ông Gagik Tsarukyan - lãnh đạo đảng đối lập “Armenia thịnh vượng”, đảng lớn thứ 2 trong Quốc hội nước này.

Reuters nhận định, việc Nga là bên hòa giải giao tranh tồi tệ nhất từ năm 1994 giữa 2 nước Liên Xô cũ cho thấy Moscow vẫn duy trì vai trò quan trọng tại vùng Nam Kavkaz.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ được xem đã gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này khi họ công khai ủng hộ về ngoại giao và bán khí tài cho Azerbaijan. Ankara không tham gia vào quá trình đàm phán và cũng sẽ không gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực. Tuy nhiên, theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, nước này và Nga đã ký thỏa thuận thiết lập một trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh.