Bà bầu ăn khổ qua được không Webtretho

Bà bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc của rất nhiều sản phụ đang mang thai, bởi đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mướp đắng có chứa chất gây co bóp tử cung và gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn mướp đắng hay không? Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

1.1. Chứa hàm lượng Folate cao

Mướp đắng là thực phẩm có chứa hàm lượng Folate rất cao, khoáng chất này rất tốt cho sức khỏe bà bầu và giúp giữ an toàn cho thai nhi tránh khỏi các khuyết tật ống thần kinh có thể xảy ra.

Vì mướp đắng chứa một lượng folate rất cao, có thể chiếm đến một phần tư nhu cầu hàng ngày của khoáng chất này ở phụ nữ mang thai nên đây là một nguồn rau xanh lý tưởng cho các bữa ăn hằng ngày.

1.2. Cung cấp hàm lượng chất xơ cao

Loại rau này chứa nhiều chất xơ mang lại cho dạ dày cảm giác no kéo dài. Theo đó, bà bầu ăn mướp đắng sẽ góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn đối với đồ ăn nhiều calo hoặc đồ ăn vặt. Như vậy, loại thực phẩm này giúp người phụ nữ vẫn giữ được vòng eo thon gọn ngay cả khi mang thai.

1.3. Hạn chế các rối loạn đường tiêu hóa

Hai vấn đề chính mà hầu hết phụ nữ mang thai phải đối mặt là táo bónbệnh trĩ. Theo đó, nếu bà bầu ăn mướp đắng trong quá trình mang thai sẽ bổ sung hàm lượng chất xơ dồi dào giúp giảm thiểu các bệnh lý tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.

1.4. Ổn định đường huyết

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mướp đắng và bệnh tiểu đường chính là “khắc tinh” của nhau. Nếu thường xuyên ăn mướp đắng mỗi ngày sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết hiệu quả.

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng như charantin và polypeptide-P trong mướp đắng cũng có tác dụng giúp các thai phụ phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ.

1.5. Chống oxy hóa và kháng khuẩn

Mướp đắng có chứa hàm lượng vitamin C cao, vốn là chất chống oxy hóa và giúp bà bầu chống lại vi khuẩn có hại. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng có đặc tính kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn như Staphylococcus aureus và candida albicans gây ra các vấn đề về da. Đặc biệt, chất chống oxy hóa cũng giúp xây dựng khả năng miễn dịch của các bà mẹ đang mang thai.

1.6. Điều hoà nhu động của đường ruột

Mướp đắng còn có tác dụng giúp thúc đẩy nhu động ruột, sau đó giúp điều hòa nhu động ruột và hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.

1.7. Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cần thiết cho bào thai

Mướp đắng là thực phẩm cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào do có chứa sắt, niacin, kali, axit pantothenic, kẽm, pyridoxine, magie và mangan. Thậm chí, nhiều người còn gọi mướp đắng là “siêu thực phẩm” vì góp phần rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, loại rau này cũng chứa các vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe như riboflavin, thiamine, Vitamin B1, B2, B3,... và đó là một nguồn giàu canxi và beta carotene.

Tuy rằng, mướp đắng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nhưng trong quá trình sử dụng, bà bầu cũng cần chú ý, vì mướp đắng cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định:

  • Độc tính: Mướp đắng có chứa các thành phần kiềm như nhựa, quinin, glycosid saponic và morodicine. Đây là một số chất phát tán độc tính trong cơ thể con người. Các độc tính này có thể dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn và mờ mắt, nôn mửa, mẩn đỏ trên mặt, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai.
  • Ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây ảnh hưởng dạ dày và các vấn đề liên quan như tiêu chảy, chuột rút.
  • Gây mẫn cảm ở một số người: Hạt của mướp đắng có chứa chất vicine nên có thể gây ra các triệu chứng kích ứng ở một số người nhạy cảm. Các chất arils màu đỏ được tìm thấy trong hạt khi chín là chất độc đối với trẻ em. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
  • Chuyển dạ sinh non: Mướp đắng cũng có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến chuyển dạ sinh non hay sảy thai ở phụ nữ đang mang thai.

Mang thai là một thời gian đặc biệt nhưng cũng rất đỗi nhạy cảm. Vì thế, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi chọn chế độ ăn uống của mình. Dù mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng với những rủi ro có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hoá và nhất là có khả năng gây sảy thai hay sinh non thì tốt nhất là bà bầu tránh ăn mướp đắng trong thời gian mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé toàn diện, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói, với đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại sẽ kịp thời nhận biết những bất thường trong thời kỳ mang thai, giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, thehealthsite.com, stylecraze.com, .babychakra.com

XEM THÊM:

13 Tháng 04, 2020

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các chị em về mang thai ăn khổ qua được không, bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không, bầu 4 tháng ăn khổ qua được không hay bà bầu 4 tháng ăn khổ qua được không... để lựa cho các món ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng nhé!

1. Thành phần và công dụng của khổ qua

Trước khi tìm hiểu mang thai ăn khổ qua được không hay bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không, bà bầu 4 tháng ăn khổ qua được không… chúng ta hãy cùng xem khổ qua có những thành phần như thế nào và có công dụng ra sao.

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, lương qua, mướp mủ, thuộc họ bầu bí được có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và được thuần hóa ở Ấn Độ. Khổ qua là dạng cây leo nhờ tua cuốn, thân có cành, lá mọc so le và lông dài, quả hình thoi với nhiều u lồi nhỏ. 

Theo các nhà khoa học, khổ qua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Protein, carbohydrate [đạm], kẽm, đồng, phot pho, các loại vitamin như C, B1, B2, B5…

Khổ qua có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe [Ảnh: Intenet]

Khổ qua có nhiều tác dụng với sức khỏe: tốt cho tiểu đường tuýp 2, hỗ trợ điều trị sỏi thận, tốt cho người bị ung thư tụy, làm giảm cholesterol, bổ gan, thanh nhiệt, làm đẹp da…

Thông thường khổ qua có thể chế biến thành nhiều món như khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua trộn rau cần, canh khổ qua, ăn sống cùng ruốc… Mặc dù vị của khổ qua hơi đắng và khó ăn nhưng nhiều người lại khá thích, thậm chí là còn phơi ngô hoặc ngâm để ăn lâu dài, lấy nước uống. 

►Tham khảo các sản phẩm tốt cho bà bầu

2. Mang thai ăn khổ qua được không?

Bầu 8 tháng ăn khổ qua được không, bầu 9 tháng ăn khổ qua được không, bầu 8 tháng ăn khổ qua được không, bầu mấy tháng ăn khổ qua được, lỡ ăn mướp đắng khi mang thai... là những câu hỏi thường gặp của các chị em. Bởi khổ qua là loại quả có nhiều dinh dưỡng và tác dụng tốt cho cơ thể, tuy nhiên vì lo lắng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu thường sẽ ngần ngại đưa loại nguyên liệu này vào món ăn. 

Với khổ qua thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì nếu ăn ở mức độ vừa phải sẽ không có đáng lo và không gây hại. Nếu mẹ bầu nào lỡ ăn mướp đắng khi mang thai cũng không cần phải lo lắng nhé, miễn là đảm bảo rằng đừng ăn quá nhiều trong một ngày hoặc một tuần. Theo các nhà nghiên cứu, ăn khổ qua quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tử cung và nguy hại hơn là sinh non. Hơn nữa nếu ăn nhiều sẽ bị thiếu máu favism [G6PD] gây sốt, hôn mê, đau đầu, khó chịu ở bụng...

Nhiều bà bầu thắc mắc mang thai có ăn được khổ qua không? [Ảnh: Internet]

Trước khi lựa chọn loại quả này cho món ăn, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ như bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không, bầu mấy tháng ăn khổ qua được, mới có thai ăn khổ qua được không… để chắc chắn rằng dù ở thời kỳ nào của thai nhi bạn vẫn có thể cân đối được dinh dưỡng và không bổ sung nhầm các loại thực phẩm gây hại. 

Vậy khổ qua mang lại lợi ích gì cho thai kỳ?

- Hỗ trợ sự phát triển thần kinh của bào thai

Trong khổ qua có lượng folate caho rất tốt cho phát triển tủy sống và hệ thần kinh của em bé. Hơn nữa nhờ vào thành phần folate, thai nhi sẽ giảm được các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh khi sinh ra. 

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng luôn lo lắng bản thân có thể mắc tiểu đường thai kỳ do bình thường chế độ ăn thay đổi, lượng cung cấp dinh dưỡng và sự thay đổi hormone có nhiều tác động đến cơ thể. Để phòng ngừa, bạn có thể ăn các món ăn có khổ qua vì nó có chứa chất charantin và polypeptide-P, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Chất xơ sẽ giúp kiềm chế cơn đói của bạn, kiểm soát cân nặng và hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại.

- Hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu

Khổ qua có chứa nhiều chất xơ có khả năng kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề về táo bón do tử cung mở rộng và hormone thay đổi.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Vì trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ thay đổi, nên nếu bổ sung khổ qua, cơ thể sẽ có thêm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều khổ qua có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngộ độc do cơ thể nhạy cảm, làm chậm quá trình cầm máu sau sinh, làm tăng co bóp của tử cung gây sảy thai… Chính vì vậy khi dùng khổ qua để chế biến món ăn cho dù thích đến mấy cũng nên cân nhắc về số lượng mẹ bầu nhé!

► Gợi ý - tìm hiểu chi tiết:

3. Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không?

Tháng thứ 4 chính là bắt đầu của giai đoạn mang thai thứ 2 mẹ sẽ cảm nhận thêm một chút thay đổi của cơ thể và em bé. Các triệu chứng của ốm nghén giai đoạn đầu cũng đã kết thúc, đây là thời điểm mẹ có thể hoàn toàn lựa chọn dinh dưỡng phù hợp mà không lo bị nôn ói hay khó ăn. 

Bà bầu 4 tháng ăn khổ qua được không, câu trả lời là hoàn toàn có nhé! Bà bầu có thể chọn khổ qua cho các bữa ăn chính của mình vì giai đoạn này rất cần nhiều chất xơ cho thai nhi mà khổ qua có nhiều chất xơ đảm bảo phát triển cơ thể của cả mẹ và con. Tuy nhiên cần chú ý là nếu ở giai đoạn này ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

4. Bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không?

Mang bầu tháng thứ 5 mẹ sẽ có một số thay đổi về cân nặng, tử cung cũng mở hơn một chút nên mẹ sẽ cảm thấy hơi khó di chuyển. Về việc ăn uống, đây là giai đoạn triệu chứng táo bón thường xuyên xảy ra chính vì vậy mẹ bầu nên lưu ý chọn các loại thức ăn tốt cho tiêu hóa. Một trong số những thực phẩm có thể bổ sung là khổ qua vì loại quả này có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm các vấn đề liên quan đến táo bón . 

5. Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không?

Sự thay đổi về cân nặng là rõ rệt nhất trong giai đoạn này, mẹ bầu cần phải bổ sung thêm nhiều chất đạm, sắt, vitamin C, nước… để giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh cũng như cơ thể mẹ chuẩn bị tốt nhất đón con chào đời. Bên cạnh việc ăn các thực phẩm có các thành phần này, hãy kết hợp với món khổ qua để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho ba tháng cuối nhé!

Khổ qua có thể chế biến thành nhiều món khác nhau [Ảnh: Internet]

Khổ qua xào trứng là món khoái khẩu của rất nhiều người vừa dễ ăn, bớt được vị đắng lại vừa giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bà bầu tốt nhất không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn ở lượng vừa đủ như từ 1 - 2 miếng mỗi bữa. 

►Click tham khảo các sản phẩm tốt cho phụ nữ mang thai & sau sinh

7. Bầu có ăn được mướp đắng nhồi thịt không?

Tương tự như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt dù có nhiều chất dinh dưỡng và khá ngọt nước nên mẹ bầu rất hay làm. Mặc dù vậy, không nên ăn nhiều, cần hạn chế từ 1 - 2 miếng, 1 tuần cũng chỉ nên ăn 1 bữa như vậy. 

8. Mới có bầu ăn khổ qua được không?

Giai đoạn mới có bầu, mỗi bà mẹ nên chú ý nhiều hơn vì đây là giai đoạn hình thành phôi thai, từ đi lại ăn uống đều hết sức cẩn thận. Trong việc lựa chọn các thực phẩm, mẹ bầu nên ưu tiên các loại thịt, rau xanh có màu đậm, trứng cá hồi, sữa, các loại hạt… Riêng với khổ qua, mẹ bầu được ăn nhưng hạn chế, có thể kết hợp với trứng hoặc nhồi thịt. 

9. Bà bầu ăn khổ qua tây được không?

Khổ qua tây không có nhiều vị đắng như khổ qua bình thường và ngày càng được ưa chuộng. Nhiều gia đình thường chọn đây là nguyên liệu chế biến các món xào, nộm, luộc hoặc nấu canh. Với bà bầu, khổ qua tây cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tuy nhiên cho dù ở giai đoạn nào, nếu bạn không chắc chắn về liều lượng cần ăn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Trên đây là một số giải đáp về mang thai ăn khổ qua được không, bầu 5 tháng có ăn được khổ qua không, bầu 4 tháng ăn khổ qua được không… mẹ bầu có thể tham khảo để bổ sung cho bữa ăn đảm bảo sức khỏe. 

► Xem thêm bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề