Bạ cho mình hỏi driver của máy tính để bàn chạy main h81 thì dùng driver tên gì ạ

Home » Windows » Hướng dẫn chọn phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 phù hợp với cấu hình máy tính

Hiện nay Windows có khá nhiều phiên bản khác nhau nên chọn được một phiên bản phù hợp với cấu hình máy tính và nhu cầu sử dụng khá khó khăn. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách chọn phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 phù hợp nhất với máy tính của bạn.

Lưu ý: Nếu dùng Laptop thì tốt nhất bạn hãy chọn phiên bản Windows giống với lúc mới mua hoặc phiên bản mới hơn, không nên cài lùi phiên bản vì một số dòng máy khi cài lùi phiên bản sẽ không tìm được Driver phù hợp, xuất hiện một số lỗi Driver không mong muốn. Ví dụ khi mới mua máy tính mình được cài Windows 8.1, do đó mình không nên cài Windows 7 mà nên cài Windows 8.1 hoặc Windows 10

Phiên bản Windows nào tốt nhất?

Mỗi phiên bản Windows đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với máy tính cấu hình trung bình trở lên [Ram 2GB, tổng CPU trên 6 GHz] dùng cho công việc, chơi game và giải trí đòi hỏi độ ổn định cao thì Windows 7 là lựa chọn tốt nhất [theo quan điểm cá nhân và trải nghiệm của mình].

Ưu nhược điểm của các phiên bản Windows

Các phiên bản Windows thông dụng hiện nay gồm có Windows XP, 7, 8.1, 10. Riêng với phiên bản Windows 8 thì hiện nay do có nhiều lỗi nên mọi người đều chuyển qua dùng phiên bản Windows 8.1 để sử dụng ổn định hơn, khắc phục các lỗi có trên Windows 8.

Windows XP

  • Ưu điểm: nhẹ, chạy tốt trên các máy tính đời cũ có cấu hình thấp.
  • Nhược điểm: giao diện khó sử dụng hơn so với các phiên bản khác, không chạy tối ưu được các phần mềm hiện đại dành cho máy tính có cấu hình cao.

Phiên bản này phù hợp với người dùng có máy tính cấu hình thấp.

Windows 7

  • Ưu điểm: chạy tốt tất cả các phần mềm dành cho Windows, độ ổn định cao, tương thích tốt với phần cứng.
  • Nhược điểm: tốc độ khởi động máy tính và chạy một số phần mềm sẽ hơi chậm hơn so với Windows 8.1, Windows 10, các Driver phải tự cài thủ công nên đôi khi gây khó khăn khi cài đặt.

Phiên bản này phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng các phần mềm, game đòi hỏi sự ổn định cao, ít lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.

Windows 8.1

  • Ưu điểm: các Driver được tự động cài đặt, tốc độ khởi động và chạy các phần mềm nhanh hơn so với Windows XP, 7, 10
  • Nhược điểm: Wifi yếu, không tương thích với một số dòng máy tính gây ra hiện tượng màn hình đen, không tắt được máy tính

Phiên bản này hiện nay it khi được cài đặt vì Windows 10 có ưu điểm hơn Windows 8.1 về mọi mặt.

Windows 10

  • Ưu điểm: các driver được tự động cài đặt, giao diện thân thiện đẹp mắt, có nhiều chức năng mới.
  • Nhược điểm: không tắt được chế độ tự động update Windows, khi để mặc định thì Windows có nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy và hao pin [tuy nhiên nếu tùy chỉnh thích hợp thì có thể khắc phục khuyết điểm này]

Phiên bản này được tối ưu cho đồ hoạ, giả lập ảo hoá,… là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn có nhu cầu chơi game, sử dụng các phần mềm liên quan tới đồ hoạ hoặc giả lập ảo hoá,…

Chọn phiên bản Windows phù hợp

Đầu tiên bạn hãy kiểm tra cấu hình máy tính bằng cách trên máy tính mở cửa sổ Run bằng tổ hợp phím Windows + R sau đó điền chữ dxdiag vào và chọn OK. Tiếp đến nếu có cửa sổ nào đó hiện lên hỏi YESNO thì bạn chọn YES


Cửa sổ mới hiển thị lên như hình dưới:

Như hình trên bạn chỉ cần quan tâm tới 2 dòng mà mình khoan tròn, trong đó:

  • Dòng đầu tiên là thông số CPU, thông số sau chữ @ là tốc độ của mỗi luồng CPU và phân ở giữa 2 dấu ngoặc đơn là số luồng của CPU, tốc độ của CPU bằng số luồng nhân với tốc độ của từng luồng. Cụ thể như hình trên tốc độ mỗi luồng CPU là 2.50GHz và có 8 luồng, tốc độ của CPU là 8 x 2.5 = 20 GHz
  • Dòng thứ hai là dung lượng RAM máy tính của bạn, bạn hãy lấy số đó chia cho 1024 sẽ ra số GB RAM. Như hình trên dung lượng RAM là 12288/1024 = 12 GB

Sau khi có thông số tốc độ CPU [20 GHz] và dung lượng RAM [12 GB], các bạn hãy dựa vào ưu nhược điểm của các phiên bản Windows và bảng dưới để xác định phiên bản Windows phù hợp với máy tính của bạn [nếu nhìn hình không rõ bạn hãy nhấp vào hình để xem với kích thước lớn hơn]

Dựa vào cấu hình máy tính và nhu cầu sử dụng máy tính bạn hãy chọn phiên bản Windows phù hợp. Với cấu hình của máy tính mình, tốc độ 20 GHz lớn hơn 12 GHz và có RAM 12 GB lớn hơn 4GB nên mình có thể cài 1 trong 3 phiên bản: Windows 7 Ultimate 64-bit, Windows 8.1 Pro 64-bit hoặc Windows 10 Pro 64-bit. Do mình là người dùng máy tính cho nhu cầu sử dụng các phần mềm chuyên dụng bên CNTT nên mình sẽ chọn phiên bản Windows 7 Ultimate 64-bit.

Các hướng dẫn cài Windows liên quan

Mình rất mong nhận được thắc mắc, nhận xét và thảo luận của các bạn ở dưới bài viết để nội dung bài viết tốt hơn.

Hôm nay tình cờ mình đọc được một bài viết khá hay trên Facebook đó là cách cài Windows 7 trên những máy tính có Mainboard của hãng Gigabyte [H110, B150, H170, Z170] và sử dụng chíp đời mới Skylake.

Có thể bạn chưa biết là một số máy tính đời mới hiện nay đã bị giới hạn cài đặt và sử dụng một số phiên bản Windows, việc này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cài đặt được những bản Win cũ như Windows XP và Windows 7 trên các main và chíp đời mới này.

Chính vì vậy  mình nghĩ bài viết này rất hay cho những ai đang có nhu cầu sử dụng Windows 7 mà không cài đặt được, dù mình chưa test thử nhưng nó cũng mang lại chút hi vọng cho các bạn vì đã có người làm thành công rồi.

Mình cũng đã từng bị dính 1 lần rồi, đó là chiếc Laptop ASUS. Cài tới cài lui mấy lần mà không thành, vào đến màn hình Desktop ngon lành rồi nhưng không tài nào nhận được chuột và bàn phím.

Nói chung là đợt đó mình không xử lý được, tưởng bản ghost bị lỗi và mình quyết định bỏ thời gian ra để cài Win nhưng vẫn chịu thua cuối cùng đành ngậm ngùi cài Windows 8.1. Mẹ nó mất cả buổi sáng… :[[

Đọc thêm:

Đó là trường hợp của mình, còn trong bài hướng dẫn của tác giả thì nó có thông báo lỗi như thế này. Nếu như của mình nó thông báo lỗi thì có phải đỡ mất thời gian hơn không, đằng này nó cho cài nhưng lại không dùng được… đau thật.

Nội dung thông báo lỗi: A required CD/DVD drive device driver is missing. If you have a driver floppy disk, CD, DVD, or USB flash drive, please insert it now.

Note: If the Windows installation media is in the CD/DVD drive, you can safely remove it for this step.

#1. Nguyên nhân không cài được Windows 7 bằng USB

Có thể là do Microsoft không hỗ trợ EHCI Controller với hệ điều hành Window 7 nên bạn mới gặp thông báo lỗi như vậy khi bạn tiến hành cài Windows bằng USB.

  1. Một chiếc USB > 4GB
  2. Một bộ cài Windows 7 32bit hoặc 64bit. Bạn nên vào đây để tải bộ cài đặt nguyên gốc để không bị lỗi trong quá trình cài đặt.
  3. Phần mềm Windows USB Installation Tool của hãng Gigabyte: Tải về tại đây / Link dự phòng
  4. Nếu chưa có phần mềm UltraISO thì vào đây để tải về => cài đặt vào máy tính.

Có 2 cách để có thể làm được việc này đó là:

  1. Sử dụng đĩa cài Windows 7
  2. Tạo USB cài Windows 7 bằng công cụ Windows USB Installation Tool của hãng Gigabyte. Một khi bạn sử dụng phần mềm này để tạo usb cài win thì sẽ được Gigabyte thêm vào các driver cần thiết để có thể sử dụng được các cổng USB.

Cách số 1 thì khỏi cần nói rồi, cứ nhét đĩa vào là cài đặt thôi. Vâng ! còn các thứ 2 thì bạn hãy đọc bài hướng dẫn chi tiết sau đây. Bạn thử làm theo xem có OK không nhé.

– Bước 1: Sau khi đã tải phần mềm về rồi thì bạn hãy thực hiện giải nén file đó ra => bạn sẽ được một thư mục như hình bên dưới.

Ngoài ra, bạn có thể trang chủ của họ để xem thêm rất nhiều các công cụ khác. Các bạn có thể tìm thấy link download trong phần Support & Downloads của bất kì Mainboard GIGABYTE Skylake nào [Chipset H110, B150, H170, Z170] với dung lượng khoảng 21.5 MB

– Bước 2: Mount bộ cài Windows 7 ra ổ đĩa ảo

– Bước 3:  Nhấn đúp chuột vào file WindowsImageTool.exe hoặc nhấn chuột phải vào file đó và chọn Rus as administrator để chạy dưới quền quản trị.

– Bước 4: Xuất hiện giao diện chính của phàn mềm. Như các bạn có thể thấy ở hình bên dưới, công cụ này rất đơn giản và dễ sử dụng. Bạn thiết lập một số thông tin như sau:

Source Path [CD/DVD]: Chọn ổ đĩa ảo chứa bộ cài Windows 7 mà bạn đã mount ở bước 2 đó. Ví dụ ở đây là ổ F:\

Tiếp theo tại phần Destination Path [USB Drive] bạn hãy chọn USB mà bạn muốn tạo bộ cài win. Lưu ý là sau bước này nó sẽ thực hiện Format lại USB đó, nên có dữ liệu gì quan trọng trong USB thì bạn copy tạm ra đâu đó nhé.

=> Sau khi bạn đã thiết lập xong thì bạn hãy nhấn vào Start để thực hiện. Quá trình tạo usb cài Win đang diễn ra, bạn đợi 1 chút để chương trình thực hiện công việc của nó.

Sau khi tạo xong nó sẽ có một thông báo thành công như hình bên dưới.

– Bước 5: Sử dụng chiếc USB đó để cài Win thôi.

Đọc thêm:

Lưu ý: 

Sau khi cài đặt xong thì bạn hãy vào trang chủ của Gigabyte để tải Driver dành cho Windows 7 32 bit hoặc 64 bit để đảm bảo tính tương thích và hoạt động đúng hiệu năng của máy nhé.

Nếu như bạn đã cài đặt được thành công rồi mà máy tính vẫn cứng đầu không nhận chuột và bàn phím thì bạn thử khởi động lại máy tính => truy cập vào BIOS => vào thẻ Advancde => tìm đến mục USB Configuration [cái này tùy vào từng dòng Mainboard thôi, không hãng nào giống hãng nào đâu nhé, nên bạn tự tìm]. Ví dụ như hình bên dưới.

Tại phần PS/2 Simulator bạn chuyển thành Enabled để kích hoạt dùng chuột bàn phím PS2 => sau đó lưu lại thiết lập và khởi động lại máy tính để xem kết quả.

#4. Xem video hướng dẫn từ trang Gigabyte

#5. Lời kết

Okey, bài viết khá hay đó chứ 😀 . Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình cài đặt Windows 7 trên Mainboard Gigabyte và chíp Skylake thì có lẽ bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn đó.

Note: Ngoài Mainboard của Giagabyte ra thì bạn cũng có thể thử với các máy tính PC và Laptop không hỗ cài đặt Windows 7 xem có được không nhé.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề