Bã đầu ở bộ phận sinh dục be trai

Bé trai nhà em năm nay 4 tuổi có một cái u nhỏ ở bề mặt bộ phận sinh dục đã 2 năm nay và ko to lên, nhỏ bằng hạt tiêu,màu trắng đục,di vào thì bé không kêu đau,em đoán đó là dạng u bã đậu, có mẹ nào biết dạng u này ko mách cho em với

Việc này không đòi hỏi sự khác biệt nào so với chăm sóc các bộ phận khác của cơ thể. Rửa sạch từ bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng hàng ngày là đủ.

Khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ [AAP] nêu rõ, những cố gắng lộn bao quy đầu có thể khiến bé bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo dính. Phải mất nhiều năm quá trình tự tách của da quy đầu khỏi quy đầu mới hoàn tất.

Ảnh minh họa: Newparent.com.

Đặc điểm sinh lý phần bao quy đầu của trẻ

Phần đầu dương vật [quy đầu] được một đoạn da mỏng [gọi là bao quy đầu] bảo vệ. Bao quy đầu gồm 2 lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, chúng dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.

Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu thường chưa tách khỏi quy đầu và không thể tự lộn được. Hơn nữa, khi ý thức được hơn về cơ thể, các bé đều tìm cách “khám phá” bộ phận sinh dục của mình và có thể tự lộn bao quy đầu. Nếu bao không thể tự lộn một cách dễ dàng khi bé còn nhỏ, cha mẹ cần hiểu đó không phải là điều bất thường.

Bã Smegma: Quá trình bong tế bào da từ da dương vật và lớp trong của bao quy đầu diễn ra trong suốt cuộc đời người nam giới và đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em. Sự bong da tự nhiên giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu. Do diễn ra ở một nơi khá chật hẹp, các tế bào chết không thể thoát ra một cách dễ dàng. Chúng phải tìm cách đi tới phần đỉnh của bao quy đầu, tạo ra bã smegma, xuất hiện dưới dạng những mảng trắng ở dưới da.

Khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ:

- Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.

- Lộn bao quy đầu: Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được? Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.

- Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hằng ngày.

Chăm sóc “cậu nhỏ” cho trẻ đúng cách

- Khi chưa lộn được bao quy đầu:Lúc tắm cho bé, hãy rửa “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô.Đừng tìm cách tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng.Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé lên 3.

- Khi đã lộn được bao quy đầu:Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô.Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Bác sĩ nhi khoa Trần Thu Thủy

Làm thế nào để mẹ biết bé bị hẹp bao quy đầu? Mẹ hãy quan sát khi bé đi tiểu. Nếu bé đi tiểu khó khăn, phải rặn, mặt đỏ tía tai, thậm chí bao quy đầu có thể bị sưng lên, viêm nhiễm… tức là bé bị hẹp bao quy đầu.

Mẹ cần lo lắng khi con bị viêm bao quy đầu [sưng, đỏ kèm mưng mủ, chảy dịch], tình trạng này để lâu dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, nghẹt quy đầu, hoại tử quy đầu. Do đó, trẻ hẹp bao quy đầu cần được bác sĩ thăm khám để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.

8. Lỗ tiểu thấp

Nếu lỗ tiểu của con nằm thẳng dương vật là bình thường, nhưng nếu nằm dưới có nghĩa là bất thường và cần phải được can thiệp y khoa kịp thời. Lỗ tiểu thấp sẽ khiến bé gặp khó khăn khi đi tiểu, không tiểu đứng được mà phải tiểu ngồi như bé gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông.

Cách vệ sinh vùng kín của bé trai sơ sinh

Việc chăm sóc vệ sinh vùng kín ở bé trai những tháng đầu khá đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Dưới đây là những thứ cần chuẩn bị:

  • Chậu nước ấm.
  • Bông gòn cắt miếng.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Tã vải.
  • Khăn, giấy mềm.

Các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh:

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn [kẽ 2 bên bẹn] của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Cách vệ sinh vùng kín của bé trai chưa cắt bao quy đầu

1. Vệ sinh đầu dương vật

Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng khi tắm cho bé trai, bạn không cần phải làm sạch phần trong bao quy đầu vì phần da này rất mềm và có thể làm bé đau. Tuy nhiên vùng da bao phủ bên ngoài đầu dương vật vẫn phải được làm sạch cẩn thận, và bạn có thể dùng tay làm sạch đầu dương vật nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm. Phải mất một khoảng thời gian lớp da này mới có thể tuột ra, do đó tránh kéo mạnh vì có thể dẫn đến chảy máu.

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường

2. Vệ sinh bao quy đầu khi trẻ 5 tuổi

Khi bé đã được khoảng 5 tuổi, da quy đầu có thể đã tuột ra khỏi đầu dương vật. Lúc này bé có thể hướng dẫn trẻ hiểu việc vệ sinh vùng kín ở bé trai sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là khu vực bao quy đầu. Một số trẻ có thể mất vài tuần, trong khi một số trẻ khác phải mất vài tháng để có thể học được cách vệ sinh.

3. Vệ sinh dương vật sau khi bao quy đầu tuột ra

Sau khi tuột bao quy đầu hoàn toàn, một lớp da chết sẽ được tích lũy ở phần dưới da quy đầu và hình thành một chất bã màu trắng. Khu vực này cần được làm vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là điều bình thường và bạn không cần phải quá lo lắng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

4. Dùng đúng chất làm sạch để vệ sinh

Khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, cần lưu ý sử dụng chất làm sạch phù hợp là xà phòng phù hợp và nước ấm. Không thử các chất tẩy rửa hoặc xà phòng có tính sát khuẩn mạnh vì chúng có thể gây kích ứng da. Bao quy đầu nên được tuột ra và lau sạch, sau đó cuộn lại đúng vị trí.

5. Để ý các triệu chứng bất thường

Điều quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé trai là bạn nên quan sát để ý những điểm bất thường nếu có. Nếu thấy nước tiểu của bé chảy ít hơn bình thường, da quy đầu căng phồng như bong bóng, bao quy đầu bị sưng đỏ và ngứa ngáy, kén bã da quy đầu khiến cho các chất tiết không thoát ra được… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.

Sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã hình dung được bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường hay chưa? Việc giữ gìn và chăm sóc cơ quan này của bé trai cũng quan trọng không kém bé gái, thế nên bố mẹ đừng chủ quan nhé. Trong việc vệ sinh hàng ngày, với bộ phận sinh dục của bé cũng cần phải cẩn thận để tránh viêm nhiễm. Nếu không may có những bất thường đáng lo ngại, hãy cho con đến bệnh viện chữa trị nhé!

Video liên quan

Chủ Đề