Ba và mba là gì

Các doanh nghiệp hiện nay đều cần vị trí Business Analyst có chuyên môn kỹ thuật và khả năng xử lý vấn đề nên lĩnh vực này luôn khát nhân lực. Thế nhưng các trường đại học ở Việt Nam hiện chưa có ngành cụ thể nào để đào tạo ra Business Analyst. Vậy thì Business Analyst [BA] là gì, làm việc gì, học gì để ra làm nghề này, nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến trong nghề BA ra sao,… là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Business Analyst [BA] là gì?

Nếu dịch theo đúng nghĩa đen thì Business Analyst [BA] là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” nhưng ở Việt Nam mọi người thường dùng cách gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

Ví dụ như một doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc phát triển, BA sẽ làm việc với các bên liên quan để đưa ra các giải pháp cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu được đề ra. BA có thể linh động trong sử dụng các giải pháp để đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không nhất thiết phải dùng phần mềm. Thay vào đó, BA có thể đề xuất thay đổi chính sách, điều chỉnh quy trình hay đơn thuần là tập huấn lại cho cán bộ công nhân viên của công ty. Sau khi trình bày kế hoạch và được duyệt, BA cùng các đội kỹ thuật/kinh doanh sẽ tiến hành xây dựng và triển khai.

BA không chỉ có riêng trong ngành IT mà vẫn tồn tại ở những ngành nghề và lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics,... Có một thuật ngữ mà BA làm việc thường xuyên và cần hiểu rõ là stakeholders [các bên liên quan] bao gồm bất kỳ ai có đóng góp trong dự án như: đội kỹ thuật, kinh doanh dự án, chủ đầu tư, đối tác, khách hàng,...

Định hướng phát triển nghề BA có nhiều hướng đi khác nhau theo từng lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp, thường có 3 nhóm chính:

  • Vận hành: Tìm hiểu và làm việc sâu về dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể lựa chọn để theo đuổi đó là quản lý dự án Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO…

  • Quản lý: BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead và xa hơn là BA Manager, Business relationship Manager.

  • Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp: Business Architect, Enterprise Architect.

Business Analyst [BA] cần học gì?

Với tính chất công việc của một BA, ba nhóm ngành sau đáp ứng được kiến thức nghề cũng như các kỹ năng, hiện đang đào tạo khá rộng rãi trong các ĐH Việt Nam cũng như các nước tiên tiến trên thế giới.

Ngành hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên sẽ được đào tạo 3 nhóm kiến thức chính:

  • Kinh tế

  • Công nghệ thông tin

  • Hệ thống thông tin quản lý cùng các kỹ năng mềm cần thiết

Nhờ vậy, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu,... Có thể nói, được đào tạo cả kinh tế và kỹ thuật, các BA có xuất phát điểm từ ngành Hệ thống thông tin quản lý rất thuận lợi.

Ngành Công Nghệ Thông Tin [CNTT]

Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính,… Về cơ bản, sinh viên học ngành này sẽ có lợi thế khi làm Business Analyst là hiểu rõ được kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm, trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế. Ngoài ra, nếu bạn xuất phát từ ngành CNTT và muốn theo nghề BA thì cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nhóm ngành kinh tế - quản lý

Ngành kinh tế - quản lý gồm những ngành liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng. Sinh viên học trong các nhóm ngành này có được kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi ra làm BA. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm ngành này là các bạn thiếu các kiến thức nền tảng về CNTT nên sẽ khó khăn trong các việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA, các bạn có thể tự học bổ sung các kiến thức CNTT.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các ngành nên học để trở thành một Business Analyst trong tương lai ở các nước tiên tiến trên thế giới, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí.


Những kỹ năng cần có để trở thành một Business Analyst thực thụ

>>Scrum Master: Làm gì, học gì, và cơ hội nghề nghiệp

Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Hãy cố gắng trau dồi khả năng trình bày và diễn đạt một cách hiệu quả vì BA phải là một người giao tiếp tốt thì mới có thể tổ chức và điều hành thành công buổi họp. Kỹ năng mềm quan trọng nhất của một BA giỏi là khả năng tạo ra các mối quan hệ tốt và thuận lợi giữa các bên liên quan, từ việc giao tiếp, ứng xử và đàm phán.

Nhạy bén trong kinh doanh

Để trở thành một BA giỏi, bạn cần kiến ​​thức kinh doanh và sự hiểu biết chiến thuật của doanh nghiệp để triển khai chiến lược cần thiết. Với sự nhạy bén trong kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng nắm được kiến ​​thức về bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào mà mình muốn.

Tư duy phân tích dữ liệu

Một chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có khả năng hiểu dữ liệu, từ đó chắt lọc những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, BA có thể phân tích và xây dựng mô hình dữ liệu để giúp ban quản lý đưa ra quyết định.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trên thực tế, toàn bộ dự án là một giải pháp cho một bài toán với nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhìn một cách tổng quát, BA sẽ là người làm rõ các vấn đề, đề xuất các giải pháp khả thi, xác định phạm vi của dự án và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết cùng các bên liên quan.

Tư duy phản biện

Người làm BA có trách nhiệm đánh giá, phân tích và lựa chọn giải pháp trước khi làm việc với các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xác định các vấn đề, ngoài việc thu thập yêu cầu của khách thi BA còn phải phân tích những yêu cầu này một cách cẩn thận và chi tiết cho đến khi hiểu rõ mong muốn của khách hàng.

Bằng MBA là viết tắt của Master of Business Administration [Thạc sĩ Quản trị kinh doanh]. MBA không chỉ là bằng cấp danh giá chuyên về đào tạo về quản trị kinh doanh. MBA còn trở thành đích đến của nhiều sinh viên, nhân viên hay doanh nhân với mong muốn nâng cao kỹ năng, kiến thức về các lĩnh vực trong tổ chức doanh nghiệp. Bạn đang có dự định sở hữu tấm bằng MBA? Bài viết dưới đây sẽ là thông tin bổ ích cho bạn cái nhìn tổng quan về chương trình này.

Bằng MBA Là Bằng Gì? Tại Sao Bạn Không Nên Bỏ Lỡ Bằng MBA?

Được xem là chìa khóa vạn năng mở ra các cánh cửa thành công trong nghề nghiệp. MBA là bằng cấp được nhiều người biết đến nhưng không mấy ai hiểu rõ về nó. Vậy bản chất bằng MBA là bằng gì? Bằng Thạc sĩ MBA dành cho ai? hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Lợi ích khi học MBA trái ngành

Bằng MBA là bằng gì và tại sao bạn không nên bỏ lỡ tấm bằng MBA

MBA Viết Tắt Của Từ Gì? Nguồn Gốc Và Khái Niệm Về Bằng MBA

Bằng MBA viết tắt của Thạc sĩ Quản trị kinh doanh bắt nguồn từ Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Khi yếu tố quản trị trở thành then chốt kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa. Năm 1900, Đại học Dartmouth thành lập Tuck School of Business. Đây là trường đào tạo quản trị kinh doanh đầu tiên chính thức. Tuy nhiên, chương trình cấp bằng MBA đầu tiên được triển khai bởi Harvard Business School năm 1908.

Chương trình MBA cung cấp cho người học kiến thức tổng quan để điều hành về các lĩnh vực của tổ chức: Marketing, Lãnh đạo nhân sự, chính sách bền vững doanh nghiệp, xây dựng được mục tiêu sứ mệnh thực tế phù hợp, chiến lược tài chính, và nhiều kiến thức khác thông qua các môn học, case study. Hơn nữa, trong quá trình học bạn có cơ hội tiếp cận đến thế giới kinh doanh, biến đổi thị trường, góc nhìn đa ngành, học hỏi từ các học viên với nhau và chuyên gia đầu ngành uy tín.

Nguồn gốc và sự phát triển của bằng MBA hiện nay

Bằng Thạc sĩ MBA từng ngày được chấp nhận rộng rãi tại các trường đại học trên toàn thế giới. Hiện nay, có hơn 2500 chương trình giảng dạy học bằng MBA được triển khai. MBA có đa dạng hình thức học. Điển hình, toàn thời gian, bán thời gian, trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh người học.

Xem thêm

Tại Việt Nam, bằng MBA được săn đón nhiều trong những năm gần đây. Bắt nguồn từ sự khan hiếm nguồn nhân lực nội địa chất lượng cao với kỹ năng toàn cầu. Theo báo cáo nhân sự Việt Nam 2020 của Manpower, trong tổng số 53.15 triệu lao động tại Việt Nam chỉ có 11.6% là lao động trình độ cao. Thế nên, sở hữu tấm bằng MBA với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc sẽ mang đến ưu thế cạnh tranh rất lớn cho những ai muốn thăng tiến nhanh trong sự nghiệp.

Sự Khác Nhau Giữa Học Chứng Chỉ MBA Và Bằng MBA?

Khái niệm về chứng chỉ MBA vẫn còn mơ hồ với nhiều người. Một số lầm tưởng cho rằng chứng chỉ MBA chính là bằng MBA, có thật sự như vậy không?

Bằng MBA thường được lầm tưởng là chứng chỉ MBA

Chứng chỉ MBA được cấp bởi các khóa học mini MBA. Đây là phiên bản thu gọn của một chương trình MBA chính thống. Mục đích mini MBA là đáp ứng về yếu tố thời gian cho người bận rộn. Mục đích chương trình cung cấp kiến thức tổng quát về quản trị kinh doanh. Nội dung khóa học mini MBA được đúc kết từ các môn học thiết thực trong MBA truyền thống. Dù thời gian học tập ngắn, chương trình đề cao tính thực tiễn và ứng dụng trong kinh doanh.

Dưới đây là sự khác biệt về giá trị khi học bằng MBA và học chứng chỉ MBA:

Với bằng MBA:

– Bằng MBA được cấp từ các trường Đại học uy tín. 
– Chương trình MBA đưa vào giảng dạy phải trải qua quá trình công nhận gắt gao về chất lượng đào tạo bởi các Tổ chức kiểm định.
– Nhờ vậy, tấm bằng MBA được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. 
– Hầu hết các chương trình bậc cao như Tiến sĩ Quản trị kinh doanh yêu cầu cần có bằng Thạc sĩ chuyên ngành hoặc Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, vì thế học bằng MBA là lựa chọn phù hợp khi bạn có định hướng nâng cao trình độ học vấn chuyên sâu.

Với chứng chỉ Mini MBA:

– Mini MBA không nằm trong hệ thống học vị quốc gia. Vì thế, chứng chỉ không thể hiện trình độ chuyên môn, mà là điểm sáng của đầu tư kiến thức. 
– Các chương trình mini MBA không xây dựng theo một quy chuẩn chung, kiến thức được quyết định bởi bất kỳ đơn vị tổ chức và không cần phải thông qua kiểm định chất lượng giáo dục. 
– Do đó, nếu theo học mini MBA do đơn vị Việt Nam tổ chức thì chứng chỉ MBA chỉ có giá trị trong nước.

Bằng MBA và sự khác biệt so với chứng chỉ mini MBA

Tóm lại, chứng chỉ mini MBA không thể thay thế bằng MBA. Trong một số trường hợp đặc thù, người học nên dựa trên hoàn cảnh và mục đích cuối cùng để cân nhắc giữa việc lấy bằng MBA hay chứng chỉ MBA.

Đối Tượng Nào Cần Bằng MBA? Lợi Thế Bằng MBA Mang Cho Bạn

1. Người Khao Khát Thăng Tiến Vững Chắc Trong Công Việc

Phát triển sự nghiệp là nhu cầu thiết yếu của hầu hết những ai đang đi làm. Mỗi bước tiến lên vị trí cấp cao đều cần có nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt ở vị trí điều hành thì lý thuyết thôi là chưa đủ còn cần yếu tố thực hành. Bằng MBA cho bạn khởi đầu hoàn thiện các tố chất của một nhà lãnh đạo. Điều này được chứng minh qua các nghiên cứu:

– Theo báo cáo mới nhất của Imperial College Business School năm 2021, 40% trong tổng số lượng sinh viên tốt nghiệp MBA được thăng tiến lên vị trí cao hơn.
– Theo khảo sát của Marketing Solutions Services [MSS] tại Việt Nam, 49% học viên được thăng cấp sau khi thay đổi học vị. Cụ thể, 21% lên quản lý trung cấp, 14% lên quản lý cấp cao và 14% thành chuyên viên.

Bằng MBA dành cho với người có khao khát thăng tiến trong sự nghiệp

2. Người Mong Muốn Làm Việc Trong Tập Đoàn Đa Quốc Gia

Làm việc trong môi trường quốc tế hứa hẹn mang đến mức thu nhập cao, lộ trình thăng tiến nhanh chóng. Song song với lợi ích hấp dẫn thì mức độ cạnh tranh không kém phần khốc liệt. Theo Báo cáo Future of Jobs 2020, các kỹ năng như tư duy phân tích, sáng tạo sẽ được tìm kiếm nhiều nhất vào năm 2025.

Có thể thấy, các nhà tuyển dụng xem tư duy phản biện, ứng biến và giải quyết rủi ro ngày càng đóng vai trò trọng trong quá trình thực hiện công viêc. Một tấm bằng MBA hướng tới quản lý kinh doanh không chỉ tạo ra sự khác biệt về tri thức. Mà còn xây dựng cho bạn tư duy chiến lược linh hoạt trước vấn đề mang tính toàn cầu. Nhờ đó bạn có được lợi thế cạnh tranh và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Bằng MBA là bước đệm cho những ai mong muốn làm việc trong tập đoàn đa quốc gia

3. Người Muốn Làm Chủ

Bạn đang ấp ủ dự định khởi động một công ty riêng? Bằng MBA là dành cho bạn. Chương trình MBA cung cấp kiến thức bám sát thực tế. Từ đó, giúp bạn dễ dàng vận dụng vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Người học được rèn luyện kỹ năng vận hành, kiểm soát nguồn tài chính và giải quyết vấn đề bài bản nhất trước các nhận định về nền kinh tế thị trường.

Học bằng MBA không đảm bảo cho sự khởi nghiệp của bạn thành công 100%. Tuy nhiên đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Bởi, nó sẽ giúp bạn có đủ khả năng về tinh thần lẫn tri thức để vượt qua những rào cản. Dẫn chứng qua một số thống kê:

– 84% doanh nghiệp do sinh viên tốt nghiệp MBA khởi nghiệp vẫn hoạt động sau ba năm.
– 33% công ty “kỳ lân” có ít nhất một thành viên sáng lập có bằng MBA.

Bằng MBA dành cho những ai đã hoặc đang có ý định khởi nghiệp

4. Mô Hình Đào Tạo Bằng MBA Tại Việt Nam

Hiện tại, ở Việt Nam có 4 mô hình đào tạo bằng MBA nổi bật: chương trình học MBA nội địa, chương trình học MBA chất lượng cao, chương trình học MBA liên kết quốc tế, chương trình học MBA quốc tế. Tùy thuộc vào quy mô, mô hình đào tạo của trường mà mỗi chương trình sẽ mang đến trải nghiệm khác nhau về học phí, giáo trình giảng dạy, giá trị bằng cấp đến người học. Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin và lựa chọn chương trình phù hợp với mình nhất!

Bằng MBA và các mô hình đào tạo tại Việt Nam

Học Bằng MBA Quốc Tế

Là chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành. Phương pháp, giáo trình học tập, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ đều tuân thủ theo mô hình chuẩn giáo dục quốc tế. Ưu điểm của chương trình này là du học trong nước được nhận bằng MBA có giá trị quốc tế và tiết kiệm chi phí phát sinh. Chương trình nổi bật trong hệ thống đào tạo MBA quốc tế là trường Đại học RMIT, Đại học Hawaii.

Học phí: Từ 200 – 600 triệu VNĐ /Khóa
Ngôn ngữ: Tiếng anh
Giảng viên: Nước ngoài
Công nhận văn bằng: Được công nhận quốc tế hoặc giới hạn khu vực [phụ thuộc uy tín và kiểm định của trường cấp bằng]

Ngoài ra, một hình thức giảng dạy khác đang thịnh hành là học bằng MBA quốc tế trực tuyến. Chương trình được thiết kế với mức chi phí thấp hơn. Học trên hệ thống học liệu, MBA trực tuyến phù hợp cho những người bận rộn. Một số trường Đại học danh tiếng cung cấp chương trình MBA quốc tế trực tuyến tiêu biểu là Đại học Harvard, Đại học UBIS Thụy Sĩ, Đại học Apollos Hoa Kỳ,…

Chương trình đào tạo bằng MBA quốc tế tại Việt Nam

Học Bằng MBA Nội Địa

Chương trình MBA nội địa được đưa vào giảng dạy và cấp bằng tại các trường Đại học Việt Nam. Những trường hàng đầu trong khối ngành kinh tế triển khai bằng Thạc sĩ MBA uy tín như Đại học kinh tế, Đại học Ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân,… Ưu điểm bằng MBA nội địa là mức học phí thấp. Vì thế, bằng MBA trong nước được ưu tiên lựa chọn bởi những sinh viên vừa tốt nghiệp.

Học phí: Từ 40 – 70 triệu VNĐ /Khóa
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Giảng viên: Việt Nam
Công nhận văn bằng: Được công nhận tại Việt Nam

Tuy nhiên, chương trình học bằng MBA trong nước vẫn còn hạn chế về chất lượng dịch vụ đào tạo. Phương pháp và giáo trình giảng dạy mang tính hàn lâm. Và chưa ứng dụng cao và ít cung cấp cho người học vấn đề bám sát thực tế. Trong khi, vai trò của nhà quản lý đòi hỏi cách dụng kiến thức nhuần nhuyễn và khả năng ứng biến trước thị trường luôn biến động.

Chương trình đào tạo bằng MBA nội địa tại Việt Nam

Học Bằng MBA Chất Lượng Cao

Đây là chương trình do các trường Đại học Việt Nam triển khai và cấp bằng. Được cải tiến dựa trên chương trình MBA nội địa và tham khảo từ các chương trình MBA quốc tế. Học bằng MBA chất lượng cao mang đến chất lượng đào tạo cao hơn. Giáo trình MBA quốc tế thiết kế hiện đại và cập nhật kiến thức quản trị mới nhất. Hơn nữa, dịch vụ và cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư nên người học được trải nghiệm môi trường học tập tốt hơn.

  • Học phí: Trên 100 triệu VNĐ /Khóa
  • Ngôn ngữ: Tiếng anh [hoặc song ngữ Anh – Việt tùy thuộc vào chương trình ấn định]
  • Giảng viên: Việt Nam
  • Công nhận văn bằng: Được công nhận tại Việt Nam

Đi kèm với sự vượt trội về chất lượng thì chi phí học bằng MBA chất lượng cao phù hợp với những người đã có một khoản tích lũy tài chính. Các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh chất lượng cao nổi bật tại Việt nam như Chương trình FeMBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB thuộc Đại học FPT, chương trình HSB – MBA của Đại học quốc gia.

Chương trình đào tạo bằng MBA chất lượng cao

Học Bằng MBA Liên Kết Quốc Tế

Là mô hình đào tạo được trường Đại học Việt Nam liên kết với trường quốc tế tổ chức. Giáo trình giảng dạy và bằng MBA do trường nước ngoài cung cấp. Trường Đại học trong nước có nhiệm vụ tuyển sinh và triển khai đào tạo. Ưu điểm của chương trình học bằng MBA liên kết là người học thụ hưởng phương pháp giáo dục tiên tiến, kiến thức luôn được cập nhật, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp nâng cao trình độ anh ngữ.

  • Học phí: Từ 200 – 400 triệu VNĐ /Khóa
  • Ngôn ngữ: Tiếng anh
  • Giảng viên: Nước ngoài [tùy vào thiết kế chương trình sẽ có giảng viên Việt Nam]
  • Công nhận văn bằng: Được công nhận quốc tế hoặc giới hạn khu vực [phụ thuộc uy tín và kiểm định của trường cấp bằng]

Chương trình lấy bằng MBA liên kết quốc tế hứa hẹn trao nhiều giá trị thực tiễn hơn cho người học, song chi phí còn phụ thuộc vào chương trình liên kết với trường quốc tế đến từ khu vực nào. Vì thế, bằng MBA này phù hợp với những ai có nguồn tài chính ổn định hoặc muốn tiết kiệm chi phí du học.

Một số chương trình học bằng MBA liên kết uy tín tại Việt Nam được bình chọn bởi Eduniversal [tổ chức xếp hạng các trường về kinh doanh uy tín trên thế giới] là Đại học Kinh tế, Trung tâm CFVG của Đại học Kinh tế quốc dân, Viện quản trị Kinh doanh FSB của Đại học FPT.

Chương trình đào tạo MBA liên kết quốc tế

Đánh Giá Tấm Bằng MBA Uy Tín Thông Qua Kiểm Định Chất Lượng

Sở hữu tấm bằng MBA là một quá trình đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc. Giữa các chương trình MBA, quyết định lựa chọn một chương trình phù hợp là việc không hề dễ dàng. Vì thế, các tiêu chuẩn kiểm định được ra đời. Nó đã trở thành “thước đo” đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo bằng MBA. Giá trị bạn tiếp thu sẽ dựa trên chất lượng trường đã được công nhận. Dưới đây là gợi ý về một số tổ chức kiểm định uy tín:

AACSB – Hiệp Hội Phát Triển Giảng Dạy Doanh Thương Bậc Đại Học

AACSB [Association to Advance Collegiate Schools of Business] Thành lập năm 1916. Là một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên về nâng cao và quản lý phát triển chất lượng giáo dục. AACSB có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1200 thành viên, trong đó có 633 thành viên được thẩm định và công nhận chương trình đào tạo.

Bằng MBA và sự đánh giá từ Hiệp hội Phát triển giảng dạy doanh thương bậc Đại học – AACSB

Kiểm định AACSB là mong muốn của bất cứ chương trình học bằng MBA. Bởi vì mức độ uy tín và chấp nhận chứng nhận này có hiệu lực trên toàn thế giới. Để nhận được chứng nhận của AACSB, trường cần trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt. Các tiêu chuẩn kiểm định của AACSB được phân thành 4 nhóm bao gồm:

Quản lý chiến lược, sinh viên và giảng viên, phương pháp giảng dạy, thúc đẩy học thuật và các hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn của kiểm định AACSB đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn của giảng viên, phương thức xây dựng chương trình và quá trình cải tiến của một trường Đại học.

AMBAs – Hiệp Hội Các Chương Trình MBA

AMBA [Association of MBAs] được thành lập năm 1967. Đây là một trong ba tổ chức toàn cầu công nhận về chương trình giáo dục kinh doanh. AMBA được xem là Hiệp hội kết nối sinh viên MBA chuyên nghiệp. Chứng nhận biểu thị tiêu chuẩn đánh giá thành tích cao nhất trong giáo dục kinh doanh sau đại học. Hiện nay, Hiệp hội MBA công nhận các chương trình cấp bằng MBA, MBM và DBA cho hơn 260 trường trên 75 quốc gia.

Bằng MBA và sự công nhận từ Hiệp hội các chương trình MBA – AMBA

Để đảm bảo tính minh bạch, AMBA yêu cầu trường cung cấp danh mục chương trình MBA để xem xét. Trường chỉ cấp bằng khi tất cả đều đáp ứng các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn đánh giá cho một chương trình MBA bao gồm 7 nhóm:

Lịch sử và phát triển của trường; cơ sở vật chất và thư viện; giảng viên, tiêu chuẩn giảng dạy và hồ sơ nghiên cứu; quản trị chương trình, dịch vụ nghề nghiệp và cựu sinh viên; tiêu chuẩn nhập học của sinh viên, sự đa dạng và quy mô đoàn hệ; nội dung chương trình, hình thức và thời lượng chương trình; và kết quả học tập sinh viên.

EFMD – Tổ Chức Phát Triển Quản Lý Châu Âu

EFMD [European Foundation for Management Development] được thành lập 1972 có trụ sở tại Brussels, Bỉ. Đây là một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận với 900 thành viên bao gồm các trường học; doanh nghiệp và tổ chức công đến từ 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bằng MBA và đánh giá từ Tổ Chức Phát Triển Quản Lý Châu Âu – EFMD

Kiểm định EFMD là một công cụ đánh giá bổ sung có sẵn cho các trường được EQUIS công nhận.

EQUIS [Hệ thống cải tiến chất lượng] thiết lập bởi EFMD. EQUIS được dùng để đánh giá chất lượng đào tạo quản lý và quản trị kinh doanh nói chung và bằng MBA nói riêng của tổ chức giáo dục Đại học. Phạm vi đánh giá EQUIS rộng, bao gồm tất cả các hoạt động trong trường. Bắt đầu từ quản lý chiến lược đến giá trị trường đã tạo ra và đóng góp cho cộng đồng.

Trường Đại học sở hữu chứng nhận EQUIS là minh chứng rõ ràng cho chất lượng chương trình giảng dạy. Không chỉ riêng chương trình cấp bằng MBA đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt trong học thuật. Mà còn xây dựng tốt tính chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nguồn lực, tính phù hợp thực tế, tính quốc tế, trách nhiệm đạo đức và bền vững.

Video liên quan

Chủ Đề