Bác tôn nhận giải thưởng lê nin vào năm nào năm 2024

Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 2024?

Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 2024. Nhân dịp kỉ niệm 44 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng [30/3/1980 - 30/3/2024].

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng đã chính thức được phát động nhằm ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Có thể tham khảo Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 2024 dưới đây:

Câu 1. Bác Tôn sinh vào ngày, tháng, năm nào và mất vào ngày, tháng, năm nào?

  1. 30/3/1888 - 20/8/1980.
  1. 20/8/1889 - 02/9/1945.
  1. 20/8/1888 - 30/3/1980.
  1. 20/8/1888 - 02/9/1980

Câu 2. Người thầy đầu tiên dạy chữ nho và đạo lý làm người cho Bác Tôn là ai?

  1. Thầy Nguyễn Thượng Hiền.
  1. Thầy Nguyễn Thượng Công.
  1. Thầy Nguyễn Thượng Khách.
  1. Thầy Nguyễn Thượng Tôn.

Câu 3. Bác Tôn tốt nghiệp bậc sơ học vào năm nào? Và rời quê hương An Giang năm bao nhiêu tuổi?

  1. Năm 1902, 14 tuổi.
  1. Năm 1904, 16 tuổi.
  1. Năm 1906, 18 tuổi.
  1. Năm 1908, 20 tuổi.

Câu 4. Bác Tôn làm việc tại đâu ở Pháp?

  1. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Nam nước Pháp.
  1. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Bắc nước Pháp.
  1. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Đông nước Pháp.
  1. Tại xưởng Arsenal, Quân cảng Toulon, miền Tây nước Pháp.

Câu 5.Tại Sài Gòn, Bác Tôn đã có khoảng thời gian theo học nghề thợ máy tại trường nào?

  1. Trường Bá Nghệ.
  1. Trường cơ khí Á Châu.
  1. Trường kỹ thuật Châu Á.
  1. Cả A và B đều đúng.

Câu 6. Năm 1916, Bác Tôn sang Pháp làm lính thợ và được điều động làm thợ máy trên chiến hạm mang tên gì?

  1. Chiến hạm Paris.
  1. Chiến hạm France.
  1. Chiến hạm Toulon.
  1. Chiến hạm Michelle.

Câu 7.Trở về Sài Gòn năm 1920, Bác Tôn đã thành lập tổ chức gì nhằm bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn?

  1. Tổ chức nghiệp đoàn.
  1. Tổ chức công nhân.
  1. Tổ chức liên hiệp.
  1. Tổ chức Công hội bí mật.

Câu 8. “Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta”. Câu nói sau đây là của ai?

  1. Phạm Văn Đồng
  1. Võ Nguyên Giáp
  1. Hồ Chí Minh
  1. Lê Duẩn

Câu 9. Bạn hãy cho biết các yêu sách của cuộc bãi công của công nhân Ba Son vào tháng 8 năm 1925?

  1. Đòi tăng lương 20%; thu lại những người thợ bị sa thải
  1. Thu lại những người thợ bị sa thải; Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương
  1. Đòi tăng lương 20%; Thu lại những người thợ bị sa thải; Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương
  1. Giữ lệ nghỉ trước 30 phút vào các ngày lãnh lương.

Câu 10. Bạn hãy cho biết số tù của Bác Tôn khi bị bắt và bị lưu đày tại nhà tù Côn Đảo bao nhiêu năm?

  1. 5298.20TF, 14 năm.
  1. 5289.20TF, 15 năm
  1. 5288.20TF, 16 năm
  1. 5299.20TF, 17 năm

Câu 11. Bạn hãy cho biết cuộc bãi công của công nhân Ba Son diễn ra trong bao nhiêu ngày?

  1. 7 ngày
  1. 8 ngày
  1. 9 ngày
  1. 10 ngày

Câu 12. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng đã thành lập giải thưởng Tôn Đức Thắng nhằm tôn vinh công nhân, viên chức - lao động thành phố có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Giải thưởng này được bắt đầu tổ chức vào năm nào?

  1. Năm 2000
  1. Năm 2001
  1. Năm 2002
  1. Năm 2003

Câu 13. “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ quốc, suốt 50 năm đã không ngừng hoạt động cách mạng. Mười bảy năm bị thực dân Pháp cầm tù, chín năm tham gia lãnh đạo kháng chiến, bốn năm phấn đấu để gìn giữ hòa bình thế giới và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà ”. Bạn hãy cho biết câu nói trên của ai?

  1. Lê Duẩn.
  1. Phạm Văn Đồng.
  1. Võ Nguyên Giáp.
  1. Hồ Chí Minh.

Câu 14. Bác Tôn được trao giải thưởng Hòa bình Quốc tế Stalin [sau này đổi tên thành giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin] vào năm nào và tại đâu?

  1. Năm 1953, tại Pháp.
  1. Năm 1955, tại Anh.
  1. Năm 1956, tại Liên Xô.
  1. Năm 1957, tại Mỹ.

Câu 15. Bác Hồ tặng Bác Tôn hai câu thơ: “Càng già chí khí càng dai, Chống Mỹ, cứu nước ít ai hơn Già".Bạn hãy cho biết hai câu thơ này được Bác Hồ tặng Bác Tôn nhân dịp nào?

  1. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 60 tuổi.
  1. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 70 tuổi.
  1. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 80 tuổi.
  1. Bác Hồ chúc thọ Bác Tôn 90 tuổi.

Câu 16. Bác Tôn trở về thăm lại quê hương An Giang vào năm nào?

  1. 1960
  1. 1969
  1. 1975
  1. 1980

Câu 17. Bạn cho biết đường Tôn Đức Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Bác Tôn vào năm nào?

  1. 1980
  1. 1981
  1. 1982
  1. 1989

Câu 18. Từ năm 1927, Công hội bí mật trở thành một cơ sở quan trọng cho sự phát triển của tổ chức nào?

  1. Công hội Đỏ.
  1. Hội Ái hữu.
  1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
  1. Hội Tương tế.

Câu 19. Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy?

  1. Lần thứ 1
  1. Lần thứ 2
  1. Lần thứ 3
  1. Cả A,B,C đều đúng

Câu 20. Bạn hãy cho biết câu nói sau đây là của ai? “ ... Di sản quý giá nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, một sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người cộng sản, người yêu nước, chất nhân đạo của con người...”

  1. Hồ Chí Minh.
  1. Võ Nguyên Giáp.
  1. Phạm Văn Đồng.
  1. Võ Văn Kiệt.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 2024? [Hình từ Internet]

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 3 năm 1974 bầu ai làm chủ tịch danh dự tổng công đoàn Việt Nam?

Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục 1 Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu rõ về Đại hội 3 Công đoàn Việt Nam như sau:

Đại hội III Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 11 - 14/02/1974 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội biểu dương những thành tích to lớn của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; đề ra nhiệm vụ cho công tác công đoàn trong giai đoạn mới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 72 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Các đồng chí Nguyễn Công Hòa, Trương Thị Mỹ được bầu làm Phó Chủ tịch.

Như vậy, Đại hội công đoàn việt nam lần thứ 3 năm 1974, Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự Tổng Công đoàn Việt Nam.

Nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Trùng tu Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2017 có quy định như sau:

Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Trùng tu Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
2. Cơ quan chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang,
3. Mục tiêu đầu tư:
...

Theo đó, nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Trùng tu Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng bao gồm:

- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang,

- Mục tiêu đầu tư:

+ Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thông qua các di tích hiện còn.

+ Đầu tư, tôn tạo đồng bộ về kiến trúc cảnh quan, từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu di tích; nhằm hình thành một điểm sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân; điểm du lịch văn hóa đặc sắc của thành phố Long Xuyên nói riêng và của tỉnh An Giang, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Nội dung, quy mô đầu tư:

Đầu tư tu bổ, tôn tạo và nâng cấp các hạng mục công trình, gồm: Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng; nhà trưng bày thân thế sự nghiệp; nhà ở thời niên thiếu của Bác Tôn; nhà chiếu phim; nhà biểu diễn; nhà trưng bày tặng phẩm; nhà quản lý; cải tạo, xây dựng mới nhà vệ sinh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật...; tổng diện tích sử dụng đất khoảng 62.446m2.

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 55.250 triệu đồng [Bằng chữ: Năm mươi lăm tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn].

- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; trong đó:

+ Ngân sách Trung ương [Chương trình mục tiêu phát triển Văn hóa]: Hỗ trợ không quá 45.000 triệu đồng;

Chủ Đề