Bài 17 trang 134 toán 9 tập 2

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Tải APP Giải Bài Tập Bằng Camera

GiảiBài.com

Chính sách Liên hệ

Tải APP Giải Bài Tập Bằng Camera

Chính sách Liên hệ

Khi quay tam giác \[ABC\] vuông ở \[A\] một vòng quanh cạnh góc vuông \[AC\] cố định, ta được một hình nón. Biết rằng \[BC = 4dm,\] góc \[\widehat {ACB} = {30^0}.\] Tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+] Diện tích xung quanh của hình nón: \[S= \pi rl.\]

+] Thể tích của hình nón: \[V=\dfrac{1}{3 } \pi r^2h.\]

Quảng cáo

Lời giải chi tiết

Trong tam giác vuông \[ABC\], ta có:

\[\eqalign{ & AB = BC.\sin C = BC.\sin {30^0} = 4.{1 \over 2} = 2\left[ {dm} \right] \cr & AC = BC.\cos C = BC.\cos {30^0} = 4.{{\sqrt 3 } \over 2} \cr&= 2\sqrt 3 \left[ {dm} \right] \cr} \]

Ta có: \[S_{xq}= πRl = π. 2. 4 = 8 π \] \[[dm^2].\]

\[\displaystyle V = {1 \over 3}\pi {R^2}h = {1 \over 3}\pi {.2^2}.2\sqrt 3 = {{8\sqrt 3 .\pi } \over 3}[d{m^3}].\]

Một lớp học có \[40\] học sinh được xếp ngồi đều nhau trên các ghế băng. Nếu ta bớt đi \[2\] ghế băng thì mỗi ghế còn lại phải xếp thêm \[1\] học sinh. Tính số ghế băng lúc đầu.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+] Gọi ẩn và đặt điều kiện cho ẩn.

+] Biểu diễn các đại lượng đã biết và các đại lượng chưa biết theo ẩn.

+] Dựa vào các dữ liệu của bài toán để lập phương trình hoặc hệ phương trình.

+] Giải phương trình hoặc hệ phương trình vừa lập tìm ẩn.

+] Đối chiếu với điều kiện của ẩn và kết luận theo yêu cầu của đề bài.

Quảng cáo

Lời giải chi tiết

Gọi \[x\] [chiếc] là số ghế băng lúc đầu. \[[x \in N^*].\]

Khi đó số học sinh chia đều trên mỗi ghế băng là \[\displaystyle {{40} \over x}\] [học sinh]

Nếu bớt đi \[2\] ghế băng thì số ghế băng còn lại là \[[x – 2]\] chiếc [x > 2]. Khi đó mỗi ghế có \[\displaystyle \left[ {{{40} \over x} + 1} \right]\] học sinh ngồi.

Vì tổng số học sinh vẫn là 40 em nên ta có phương trình:

\[\displaystyle \left[ {x - 2} \right]\left[ {{{40} \over x} + 1} \right] = 40\]

\[\Leftrightarrow 40 + x-\dfrac{80}{x}-2=40\]

\[ \Leftrightarrow x-\dfrac {80}{x}-2=0\]\[\Rightarrow {x^2} - 2{\rm{x}} -80=0.\]

Có: \[\Delta' =1+80=81 >0 \Rightarrow \] Phương trình có hai nghiệm phân biệt: \[x_1=10 \, \, [tm]\] và \[x_2=-8 \, [loại].\]

Vậy số ghế băng lúc đầu là \[10\] chiếc.

  • Bài 18 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 Cạnh huyền của một tam giác vuông bằng 10cm. Hai cạnh góc vuông có độ dài hơn kém nhau 2cm. Tính độ dài các cạnh góc vuông của tam giác vuông đó.
  • Bài 16 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 Giải bài 16 trang 133 SGK Toán 9 tập 2. Giải các phương trình:
  • Bài 15 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 Hai phương trình x^2 + ax + 1 = 0 và x^2 - x - a = 0 có một nghiệm thực chung khi a bằng:
  • Bài 14 trang 133 SGK Toán 9 tập 2 Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình 3x2 – ax – b = 0. Tổng x1 + x2 bằng: Bài 13 trang 133 SGK Toán 9 tập 2

Xác định hệ số a của hàm y = ax^2, biết rằng đồ thị của nó đi qua điểm A[-2; 1].Vẽ đồ thị của hàm số đó.

Chủ Đề