Bài miêu tả trong văn bản tự sự lớp 9 năm 2024

Chuẩn bị bài Miêu tả trong văn bản tự sự

Phần I, Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đọc đoạn trích

Câu 2 (trang 91 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a, - Đoạn trích về trận đánh của vua Quang Trung chiếm Ngọc Hồi

- Vua Quang Trung chỉ huy, điều phối trận đấu, ra lệnh cho binh sĩ thực hiện các nhiệm vụ, hành động như thế nào

- Vua Quang Trung tỏ ra mạnh mẽ, hùng dũng, trí tuệ lộng lẫy

b, - Các đoạn văn miêu tả

+ Như câu 'Nhân có gió bắc ... tự làm mình đau khổ'

+ Quân Thanh không thể chống đỡ, hoảng sợ chạy tán loạn, chạy vồ lên nhau và bị tiêu diệt

+ Quân Tây Sơn gây ra thảm bại cho quân Thanh

- Các chi tiết này nhằm mục đích thể hiện sự thất bại của quân Thanh và sự thành công của chúng ta

c, - Trận đánh không được mô tả sinh động và Vua Quang Trung không được nêu bật

- Do thiếu đi những chi tiết miêu tả đặc biệt

- Yếu tố miêu tả giúp làm cho tác phẩm sống động và hấp dẫn hơn

Thực hành

Câu 1 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

+ Yếu tố miêu tả về con người

Bài miêu tả trong văn bản tự sự lớp 9 năm 2024

+ Yếu tố mô tả cảnh

Bài miêu tả trong văn bản tự sự lớp 9 năm 2024

- Tất cả những yếu tố này đều đóng góp vào việc làm cho câu văn sinh động, phong phú. Nó không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn mà còn chứa đựng nhiều tâm tư, tình cảm của nhân vật

Câu 2 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Trong bước chân nhịp nhàng của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa mình vào dòng người đi lễ, tham gia trẩy hội. Trong ngày thanh minh, mọi người thường đi viếng mộ, sửa sang nơi nghĩa địa của người thân. Bầu không khí vui tươi, náo nhiệt như được thêm phần sôi động khi những người tham gia trẩy hội đều là những người xuất sắc, đẹp trai và xinh đẹp. Trên con đường nhỏ, xe ngựa lưu thông sôi nổi, mọi người đều muốn tận hưởng không khí ấm áp của mùa xuân để nhớ về tổ tiên, tri ân những công lao của họ đã khuất. Những thanh hương được đốt, những tờ tiền vàng, giấy được rải như những chiếc cầu nối giữa thế giới của chúng ta với thế giới bên kia, để nhắc nhở con cháu không bao giờ quên đi nguồn gốc của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dòng họ chúng ta từ ngàn xưa đến nay…

Câu 3 (trang 92 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Tác giả sử dụng 16 câu thơ để mô tả về Thúy Kiều với mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp 'đặc biệt' của cô so với Thuý Vân. Vân, mặc dù là em gái nhưng lại được nhắc đến trước, đó là bởi tác giả muốn sử dụng Vân làm bối cảnh để làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Kiều. 'Đặc biệt' và 'sắc sảo' đều được sử dụng để vừa miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, vừa miêu tả tính cách, trí tuệ. Khi nói về nhan sắc của những mĩ nhân trong quá khứ, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh một cô gái nhẹ nhàng và dễ thương. Do đó, vẻ 'sắc sảo mặn mà' của Thúy Kiều thực sự là điều đặc biệt. Việc sử dụng cụm từ này giúp tác giả đánh sâu vào tâm trí của độc giả về vẻ đẹp 'khác biệt' của cô gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của cô được mô tả thông qua các hình ảnh đầy ấn tượng: thu và sông, xuân và núi, hoa và cây liễu. Việc mô tả vẻ đẹp của đôi mắt 'như nước thu vàng' ám chỉ đôi mắt trong sáng như nước thu, thể hiện vẻ lanh lợi và sắc sảo hơn người. Nhưng đồng thời, hình ảnh này cũng gợi lên một cảm giác buồn bã, u uất, thể hiện sự tinh tế và sâu sắc của tâm hồn. Trong câu thơ 'Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh', khác biệt với Thuý Vân, đây là một dấu hiệu của cuộc đời đầy sóng gió, đầy ghen ghét, đố kỵ và thất bại của nhân vật Thúy Kiều.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, các em sẽ được tìm hiểu cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

Bài miêu tả trong văn bản tự sự lớp 9 năm 2024

Donwload.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Miêu tả trong văn tự sự, sẽ được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo.

Soạn văn 9: Miêu tả trong văn tự sự

Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự - Mẫu 1

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

1. Đọc đoạn trích trong SGK

- Học sinh tự đọc.

2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

  1. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?

- Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồ của của nghĩa quân Tây Sơn.

- Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung là người chỉ huy binh linh. Vua Quang Trung hiện lên đầy mưu trí và bản lĩnh.

  1. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?

Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

- Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức.

- Hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”.

- Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn.

- Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

- Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông, quân Thanh đại bại.

  1. Kể lại nội dung đoạn trích trên, một bạn có nêu ra các sự việc như trong SGK. - Nếu chỉ kể những sự việc như trên thì nhân vật Quang Trung không nổi bật, trận đánh cũng không còn sinh động.

- Lý do: Câu chuyện chỉ là liệt kê đơn giản theo các sự kiện, không có sự hấp dẫn.

- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động hơn.

Tổng kết: Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể và chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.

* Chị em Thúy Kiều:

- Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành

\=> Việc miêu tả nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, cũng như ngầm dự báo trước về cuộc đời của cả hai.

* Cảnh ngày xuân:

- Tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

- Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

\=> Cho thấy khung cảnh mùa xuân cũng như không khí lễ hội nhộn nhịp của ngày xuân.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

Gợi ý:

Mùa xuân thấm thoát đã trôi qua được hơn nửa. Đến tháng ba, hương xuân đã tràn ngập khắp nơi. Những thảm cỏ xanh mướt nối dài đến tận chân trời. Trên những cành lê đã điểm những bông hoa trắng muốt. Nhân dịp Tết Thanh Minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Ngoài đường, ngựa xe như nước, còn người đi lại cũng thật đông đúc. Hai chị em dạo chơi đến khi bóng chiều đã ngả về phía Tây thì liền ra về. Họ đi dọc những theo con suối quanh co, uốn khúc. Phía xa xa, có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh chiều tà đầy thơ mộng.

Câu 3. Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình.

Gợi ý:

Chị em Thúy Kiều vốn là con gái nhà họ Vương. Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng nhưng đều “mười phân vẹn mười”. Thúy Vân mang một nét đẹp trang trọng, cao quý. Nàng có một khuôn đầy đặn với nét đẹp phúc hậu, dịu dàng. Điểm trên khuôn mặt đó là “nét ngài nở nang” gợi ra vẻ đẹp của đôi lông mày hơi đậm. Không chỉ vậy, Thúy Vân còn có giọng nói nhẹ nhàng, nụ cười e thẹn mang nét đoan trang. Vẻ đẹp của nàng Thúy Vân phải khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn. Nhưng so sánh Thúy Kiều lại hơn cả về sắc lẫn về tài. Đôi mắt của nàng trong tựa như làn nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều còn khiến thiên nhiên phải ghen tị “ghen”, “hờn” - vẻ đẹp dường như đã vượt qua mọi chuẩn mực của thiên nhiên, có sức làm “khuynh quốc khuynh thành”. Không chỉ xinh đẹp, Thúy Kiều còn rất tài năng. Thông minh vốn sẵn tính trời nên ở lĩnh vực nào nàng cũng đều am hiểu: cầm - kỳ - thi - họa. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ở tiếng đàn. Nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên thiên “bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bản đàn cất lên từ một trái tim đa sầu đa cảm. Hai chị em sống một cuộc sống êm đềm, chuẩn mực của con nhà gia giáo mặc cho ngoài kia là những lời ong bướm, đường mật.

Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.

* Chị em Thúy Kiều:

- Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành

\=> Việc miêu tả nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, cũng như ngầm dự báo trước về cuộc đời của cả hai.

* Cảnh ngày xuân:

- Tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

- Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

\=> Cho thấy khung cảnh mùa xuân cũng như không khí lễ hội nhộn nhịp của ngày xuân.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

Gợi ý:

Mùa xuân đã trôi qua được hơn nửa. Tháng ba, hương xuân đã tràn ngập khắp nơi. Thảm cỏ non xanh mướt nối dài đến tận chân trời. Trên những cành lê đã điểm những bông hoa trắng muốt. Nhân dịp Tết Thanh Minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Ngoài đường, ngựa xe như nước, còn người đi lại cũng thật đông đúc. Khi bóng chiều đã ngả về phía Tây, chị em Thúy Kiều thì liền ra về. Họ đi dọc những theo con suối quanh co, uốn khúc. Phía xa xa, có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang.

Câu 3. Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình.

Gợi ý:

Thúy Vân và Thúy Kiều là con gái của gia đình viên ngoại họ Vương. Cả hai đều vô cùng xinh đẹp, tài năng nhưng mỗi người lại có những vẻ đẹp khác nhau. Thúy Vân có nét được nhận xét là đoan trang, hiền thục. Khuôn mặt phúc hậu với đôi lông mày nở nang. Mái tóc dài và mềm đến nỗi mây còn thua xa. Làn da trắng hồng, tràn đầy sức sống khiến cho tuyết phải chịu nhường. Đặc biệt là nụ cười đẹp như hoa cùng giọng nói trong như ngọc. Vẻ đẹp này đã khiến biết bao người phải mê đắm. Kiều lại càng xinh đẹp hơn. Đôi mắt trong như làn nước mùa xuân, còn đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa thu. Một vẻ đẹp khiến tạo hóa phải ghen tị vì thua kém. Một vẻ đẹp có thể làm khuynh quốc khuynh thành. Kiều không chỉ đẹp mà còn rất mực tài năng nữa. Thơ ca, âm nhạc đều hiểu biết. Đặc biệt là tài năng đánh đàn. Tiếng đàn có hồn. Tiếng đàn khiến người nghe cảm thấy bi thương. Chị thường nói với tôi tiếng đàn chính là những dự cảm về cuộc đời. Nó giống như “một thiên bạc mệnh” - đầy ai oán và xót xa. Cả hai đều sống hết mực khuôn phép mặc kệ những lời ong bướm đường mật.

II. Bài tập ôn luyện

Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích chị em Thúy Kiều.

Gợi ý:

Gia đình tôi thuộc dòng họ Vương - gia trang khá giả. Chị em tôi là Thúy Kiều và Thúy Vân, tài năng nhưng mỗi người lại có những vẻ đẹp khác nhau.

Em Thúy Vân của tôi là một thiếu nữ đoan trang, hiền thục. Khuôn mặt phúc hậu với đôi lông mày nở nang. Mái tóc dài và mềm đến nỗi mây còn thua xa. Làn da trắng hồng, tràn đầy sức sống khiến cho tuyết phải nhường nhịn. Đặc biệt là nụ cười đẹp như hoa cùng giọng nói trong như ngọc khiến người người yêu mến.

Về phần tôi, nhan sắc và tài năng cũng không hề thua kém. Đôi mắt của tôi trong như làn nước mùa thu, còn đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Dường như nét đẹp ấy khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen tị. Vốn con nhà gia giáo nên từ nhỏ tôi đã được học hành. Nên tôi am hiểu nhiều về thơ ca, âm nhạc. Tôi thích đánh đàn. Tiếng đàn cất lên thường khiến người nghe cảm thấy bi thương, sầu não. Tiếng đàn đó cũng giống như những dự cảm về cuộc đời của chính mình.

Dù đang ở độ tuổi đẹp nhất nhưng hai chị em tôi vẫn luôn sống chuẩn mực, không vượt khỏi khuôn phép lễ giáo phong kiến. Cuộc sống trôi qua bình yên cùng với người thân trong gia đình. Tôi và Thúy Vân đều bỏ ngoài tai những lời ong bướm đường mật ngoài kia.

Miêu tả trong văn bản tự sự là gì?

Trong mạch văn tự sự, văn miêu tả là những đoạn văn sử dụng ngôn từ để làm nổi bật lên vẻ đẹp, tính chất, đặc điểm của một sự vật, sự việc hoặc một khung cảnh, nhằm gợi lên hình ảnh trong tâm trí của người đọc.nullTìm hiểu khái niệm và đặc điểm văn miêu tả là gì?www.twinkl.co.uk › teaching-wiki › van-mieu-ta-la-ginull

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?

Còn yếu tố miêu tả là yếu tố dùng trong việc giúp người nghe, người đọc hình dung, hiểu được những đặc điểm, tính chất, tâm trạng của một vật một người hoặc cảnh vật,... Làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc qua sự liên tưởng, trí tưởng tượng.nullSoạn bài Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận chi tiếtluatminhkhue.vn › soan-bai-tim-hieu-yeu-to-tu-su-va-mieu-ta-trong-van-n...null

Yếu tố tự sự miêu tả trong văn nghị luận là gì?

- Yếu tố tự sự: + Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng. + Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời. + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.nullSoạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận - VietJackvietjack.com › tim-hieu-cac-yeu-to-tu-su-va-mieu-ta-trong-van-nghi-luannull

Văn tự sự lớp 9 là gì?

Văn tự sự là kiểu bài kể chuyện nhưng thông qua đó người kể phản ánh toàn bộ hiện thực khách quan, bày tỏ tâm tư, tình cảm, nêu những bài học bổ ích trong cuộc sống. Muốn làm được một bài văn tự sự hay học sinh cần phải có những kiến thức cơ bản và kĩ năng viết bài.nullCách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảmthcshoangvanthu.tpbacgiang.edu.vn › tin-tuc-su-kien › cach-lam-bai-van-t...null