Bài tập câu hỏi thực tệ ozon 10 bai ozon

Giải thích: – Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong [ô tô, xe máy] có chứa các khí SO 2 , NO, NO 2 ,..ác khí này tác dụng với oxi O 2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại [có trong khói, bụi nhà máy] hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H 2 SO 4 và axit nitric HNO 3.

2SO 2 + O 2 + 2H 2 O → 2H 2 SO 4

2NO + O 2 → 2NO 2

4NO 2 + O 2 + 2H 2 O → 4HNO 3

Axit H 2 SO 4 và HNO 3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H 2 SO 4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

  • Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến [các loại đá này thành phần chính là CaCO 3 ]: CaCO 3 + H 2 SO 4 → CaSO 4 + CO 2 ↑ + H 2 O

CaCO 3 + 2HNO 3 → Ca[NO 3 ] 2 + CO 2 ↑ + H 2 O

Ví dụ 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày?

Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:

CaO + H 2 O -> Ca[OH] 2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca[OH] 2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ 1: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ pH của dung dịch thay đổi. Trong rau muống [và vài loại rau khác] có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm.

Ví dụ 1: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l [có độ pH tương ứng với là 4 và 3]. Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit [chất đường, bột] và chất protein [đạm] thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l [pH>4,5] người ta mắc bệnh khó

Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho

nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca[OH] 2 nhanh chóng

khô và cứng lại vì tác dụng với CO 2 trong không khí theo phương trình:

Ca[OH] 2 + CO 2 -> CaCO 3 + H 2 O

Ví dụ 1: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?

Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca[HCO 3 ] 2 , Mg[HCO 3 ] 2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

Ca[HCO 3 ] 2 -> CaCO 3 + CO 2 + H 2 O

Mg[HCO 3 ] 2 -> MgCO 3 + CO 2 + H 2 O

CaCO 3 , MgCO 3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm [CH 3 COOH 5%] và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Ví dụ 2: Vì sao muối NaHCO 3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO 3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

NaHCO 3 + HCl -> NaCl + H 2 O + CO 2

Ví dụ 1: Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?

Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua ..., Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Ví dụ 3: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn [NaCl]?

Giải thích: Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi [dung dịch NaCl loãng] là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Ví dụ 2:Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Do bạc tác dụng với khí O 2 và H 2 S có trong không khí tạo ra bạc sunfua [Ag 2 S] màu đen.

4 Ag + O 2 + 2 H 2 S -> 2Ag 2 S + 2 H 2 O

Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.

Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH 3 và lẫn một ít điphotphin P 2 H 4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P 2 H 4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH 3 + 4O 2 → P 2 O 5 + 3H 2 O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.

Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Ví dụ 1: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?

Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Cl 2 + H 2 O -> HCl + HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.

Ví dụ 1: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?

Giải thích: Do than tác dụng chậm với O 2 trong không khí tạo CO 2 , phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản

ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Ví dụ 1: Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá?

Giải thích: Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô [không độc hại], được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này [CO 2 ] đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.

Ví dụ 4: Vì sao không dập tắt đám cháy kim loại mạnh bằng khí CO 2?

Giải thích: Do một số kim loại có tính khử mạnh như K, Na, Mg... vẫn cháy trong khí quyển CO 2. Như

2Mg + CO 2 -> 2MgO + C

Cacbon sinh ra tiếp tục cháy C +O 2 -> CO 2

Ví dụ 1: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?

nhẹ có tác dụng hút ẩm tốt thi đấu các VDV thường ra nhiều mồ hôi MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường ma sát giữa bàn tay và dụng cụ thể thao của VDV.

Chủ Đề