Bài tập định khoản kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Mời bạn đọc cùng Học viện TACA giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN phải nộp cuối năm theo các Thông tư, Nghị định mới nhất dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về cách giải quyết các bài toán thuế thu nhập trong mỗi đề thi.

PHẦN 1: BÀI TẬP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TNDN

Công ty Cổ phần Thiên Thanh là doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế thành lập năm 2000. Năm 2017 có các nghiệp vụ phát sinh như sau: [Đơn vị tính triệu đồng]

  1. Tổng doanh thu kế toán ghi nhận trong năm là 26.000 trong đó:

– Bán hàng thiết bị y tế cho công ty An Bình trị giá 1000, lãi trả chậm trả góp là 100, kế toán đã ghi nhận toàn bộ vào Doanh thu trong kỳ.

– Công ty cho khách hàng A thuê 1 thiết bị y tế trong 3 năm theo giá thuê là 800/ năm. Khách hàng A đã thanh toán toàn bộ số tiền thuê cho 3 năm. Kế toán đã hạch toán vào tài khoản 511 số tiền 2.400. 

Tuy nhiên, đến cuối năm mới xác định được chi phí cho thuê của năm đó.

– Cuối năm 2017, công ty bán hàng cho công ty B. Tuy nhiên, do công ty B ở xa nên ngày 2/1/2018 hàng mới được vận chuyển đến kho của công ty B. Ngày 30/12/2017 khi xuất kho hàng bán, kế toán đã xuất hóa đơn và hạch toán doanh thu ngày 30/12/2017 là 600.

  1. Trong năm, công ty ghi nhận 23.000 chi phí, trong đó có các khoản chi phí như sau:

– Chi tiền đồng phục cho cán bộ công nhân viên số tiền 120 triệu đồng

– Chi khấu hao tài sản cố định là 1 chiếc xe oto 4 chỗ, số tiền là 180 triệu đồng. Chiếc xe này công ty mua của cá nhân nhưng chưa chuyển tên sở hữu sang tên công ty.

– Chi 84 triệu đồng để mua bảo hiểm nhân thọ cho toàn bộ công nhân viên. Khoản chi mua bảo hiểm này được ghi cụ thể trong quy chế Tài chính công ty.

– Chi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nữ số tiền là 100 triệu đồng. Sau khi đào tạo số lao động này cam kết làm việc tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm.

– Công ty vay của ông Nguyễn Văn Nam – Phó phòng kinh doanh số tiền là 5.000, lãi suất 0.3%/ tháng từ ngày 1/5/2017 [lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay là 0.15%/ tháng]

– Cuối năm khi đánh giá lại khoản nợ trả bằng ngoại tệ, lỗ 20 triệu đồng. Kế toán đã ghi nhận qua tài khoản 413 nhưng chưa kết chuyển sang tài khoản chi phí.

– Tài trợ trực tiếp 200 triệu đồng cho 10 em sinh viên nghèo vượt khó của trường Học viện Tài chính.

  1. Ngoài ra, trong năm công ty còn có các khoản lợi ích khác:

– Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn từ ngân hàng BIDV: 25 triệu đồng

– Công ty có một khoản nợ phải trả là 40 triệu đồng. Tuy nhiên, đến 31/12/2017 không xác định được chủ nợ.

– Được đối tác bồi thường 50 triệu đồng do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, công ty phải chi bồi thường cho khách hàng là 65 triệu đồng.

  1. Năm 2016 trên quyết toán thuế TNDN, công ty lỗ 320 triệu đồng. Tuy nhiên, trên BCTC năm 2016, công ty chỉ lỗ 290 triệu đồng.
  2. Công ty trích lập quỹ KHCN 10% theo quy định.

Biết rằng:

– Năm 2017, công ty đang được giảm 50% thuế TNDN

– Số lượng CNV là 20 người

– Công ty chưa tạm nộp thuế TNDN

Yêu cầu:

Xác định số thuế TNDN công ty Thiên Thanh phải nộp trong năm 2017.

Nếu bạn đang trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị cho mục tiêu thi đậu kỳ thi Đại lý thuế tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp kinh nghiệm và phương pháp ôn thi Đại lý thuế hiệu quả nhất của Học viện TACA nhé!

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TNDN

Giả sử các chi phí của doanh nghiệp đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp, đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ [Trừ điều kiện đề bài cho khác]

– Doanh nghiệp có kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch, tính thuế theo PP kê khai

– Đơn vị tính: triệu đồng

– Thuế TNDN = [TNTT – Trích lập KHCN] x TS

– TNTT = TNCT – [TN miễn thuế + Lỗ]

– TNCT = DT – CP được trừ + TN khác

  1. Xác định doanh thu để tính TNCT

– Doanh thu theo kế toán: 26.000

Diễn giải

Điều chỉnh tăng

Điều chỉnh giảm

Lãi trả chậm trả góp là khoản TN khác, điều chỉnh giảm DT 100
Cuối năm mới xác định được chi phí nên DT để tính TNCT được phân bổ cho số năm trả tiền trước. Điều chỉnh giảm 1.600
Ngày 2/1/2018 hàng mới đến kho của công ty B nên DT được ghi nhận cho năm 2018 600
Tổng 0 2.300

– Doanh thu để tính TNCT là: 26.000 – 2.300 = 23.700

  1. Xác định chi phí được trừ:

Chi phí kế toán ghi nhận là 23.000

Diễn giải Điều chỉnh tăng Điều chỉnh giảm
Chi tiền đồng phục bị khống chế 5 triệu đồng/ người/ năm. Phần vượt không được tính vào chi phí được trừ: 120 – 20 x 5 = 20 20
Xe oto không mang tên sở hữu của công ty nên chi khấu hao không được trừ 180
Chi mua bảo hiểm được ghi cụ thể trong quy chế Tài chính là chi phí được trừ
Chi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nữ là chi phí được trừ
Vay tiền của cá nhân:
Lãi vay thực tế: 5000 x 0.3% x 8 = 120
Phần lãi vay của cá nhân vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN công bố tại thời điểm vay không được trừ:
120 – 5000 x 0.15% x 150% x 8 = 30
30
Đánh giá lại khoản nợ phải trả cuối năm tài chính lỗ là chi phí được trừ. Kế toán chưa kết chuyển sang chi phí phải điều chỉnh tăng 20
Tài trợ trực tiếp cho 10 em sinh viên nghèo vượt khó của Học viện Tài chính là chi phí được trừ
Tổng 20 230

Tổng chi phí được trừ là: 23.000 + 20 – 230 = 22.790

Diễn giải Thu nhập khác
Lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn 25
Lãi trả chậm trả góp 100
Nợ phải trả không xác định được chủ nợ 40
Đối tác bồi thường 50 triệu, tuy nhiên phải chi bồi thường 65 triệu, điều chỉnh giảm thu nhập khác là 15 triệu -15
Tổng 150

TNCT = 23.700 – 22.790 + 150 = 1060

  1. Xác định thu nhập miễn thuế:

Doanh nghiệp không có thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chuyển lỗ 320 triệu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016 vào năm 2017.

TNTT = 1060 – [0 + 320] = 740

– Trích lập quỹ KHCN: 740 x 10% = 74

– Doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho kỳ tính thuế 2017

Thuế TNDN phát sinh trong năm tính thuế 2017:

[740 – 74] x 20% x 50% = 66.6

– Giả sử ngày 31/3/2018 công ty nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN và nộp tiền thuế TNDN phát sinh

– Doanh nghiệp chưa tạm nộp thuế, vì vậy số thuế TNDN bị tính chậm nộp từ ngày 31/1/2018 đến 31/3/2018 là: 66.6 x 80% – 0 = 53.28

– Số ngày chậm nộp là 60 ngày

– Lãi chậm nộp: 53.28 x 0.03% x 60 = 0.95904 triệu đồng

Kết luận: Kỳ tính thuế 2017 công ty Thiên Thanh phải nộp 66.6 triệu tiền thuế TNDN và 0.95904 triệu đồng lãi chậm nộp.

Xem thêm hàng loạt dạng bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN tại Kho đề thi Đại lý thuế của Học viện TACA.

Nhìn chung, những tình huống và bài tập mẫu không hề khó, bạn đọc có định hướng học và thực hành làm kế toán tổng hợp, xử lý các nghiệp vụ tính thuế, kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN… hãy tham gia ngay với Học viện TACA để được tiếp cận với quy trình đào tạo mới nhất, hiệu quả nhất và thực chiến nhất Việt Nam hiện nay.

Khi doanh nghiệp tính và nộp thuế TNDN, kế toán hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Sử dụng tài khoản gì?

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

>>>> Xem thêm: Nội dung, kết cấu và cách định khoản tài khoản 421

1. Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là TK 3334

a. Nội dung: Tài khoản này phản ánh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình tăng, giảm khoản thuế đó.

b. Kết cấu:

- Nộp thuế TNDN vào NSNN

- Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp

- Số thuế TNDN phải nộp

- Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp

  • Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có

- Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp

- Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.

2. Đối tượng phải nộp thuế TNDN và các đối tượng được miễn thuế

Đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định[sau đây gọi là doanh nghiệp], bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài[ sau đay gọi là doanh nghiệp nước ngoài] có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định củ pháp luật Viết Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở ở Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngòai có phát sinh thu nhập ở Việt Nam đều là đối tượng nộp thuế TNDN.

Trường hợp được miễn thuế

Theo điều 17 và Điều 18 chương IV, luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp

“Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm

1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%. 

2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo.

Chính phủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức thuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này.

Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất

Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.

Chính phủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gian miễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.”

3. Cách định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Khi tính thuế TNDN

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112

c. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tậm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  [8211]

  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp [8211]

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thu nhập doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112

d. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

          Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

             Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

              Nợ TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

                    Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề