Bài tập đổi đơn vị đo độ dài

Có những dạng bài toán học lớp 2 độ dài nào mà các em sẽ bắt gặp trong quá trình làm bài? Admin sẽ hệ thống và gửi đến các em cách giải chi tiết. Thông qua đó giúp các em có kỹ năng làm bài tập về đơn vị đo độ dài để luôn cho kết quả đúng và đạt điểm cao.

Kiến thức lớp 2 bắt đầu cho các em làm quen với đơn vị đo độ dài. Dưới đây sẽ là bảng đơn vị đo độ dài chi tiết toàn bộ các đơn vị sẽ theo các em trong suốt hành trình học toán từ này về sau:

Bảng đơn vị đo độ dài

Khi làm bài tập toán 2 độ dài, các em sẽ gặp các dạng bài như quy đổi đơn vị, tính toán, hay so sánh. Vậy cách làm và giải các dạng bài đó như thế nào? Admin sẽ chia sẻ bí quyết để các em học toán đơn giản và hiệu quả nhất như sau:

Dạng 1: Quy đổi các đơn vị đo

Quy đổi đơn vị đo là một trong những dạng bài cơ bản đòi hỏi các em phải nắm rõ kiến thức về các đơn vị và cách quy đổi của chúng để giải bài tập. Đề bài có thể yêu cầu các em đổi từ các đơn vị đo lớn hơn sang các đơn vị đo nhỏ hơn hoặc ngược lại đổi từ các đơn vị đo nhỏ hơn sang các đơn vị đo lớn hơn. Để giải quyết bài tập này, Admin đưa ra hướng dẫn chi tiết từng bước giải như sau:

  • Bước 1: Đọc đề bài thật kỹ để hiểu rõ yêu cầu và có thể hệ thống các dữ liệu được cho.
  • Bước 2: Nhớ lại kiến thức trong bảng đơn vị đo độ dài để áp dụng vào bài.
  • Bước 3: Thực hiện việc quy đổi theo đúng nguyên tắc là đơn vị đo liền sau sẽ nhân thêm 10 và đơn vị đo liền trước sẽ chia với 10.
  • Bước 4: Kiểm tra lại kết quả và viết đáp án cuối cùng.

Ví dụ:

Bài 1: Quy đổi các đơn vị đo độ dài dưới đây sang mét [mét].

a, 1km

b, 3hm

c, 5dam

Giải:

a, 1km = 10hm = 100dam = 1000m => 1km = 1000m

b, 3hm = 30dam = 300m => 3hm = 300m

c, 5dam = 50m

Bài 2: Quy đổi các đơn vị đo độ dài sau:

a, 3m 5dm = ….dm

b, 5m 5cm = …. cm

c, 2dm 5cm = …. cm

Giải:

a, 3m 5dm = 30dm + 5dm = 35dm

b, 5m 5cm = 500cm + 5cm = 505cm

c, 2dm 5cm = 20cm + 5cm = 25cm

Dạng 2: Tính toán với các đơn vị đo độ dài

Tính toán các phép cộng, trừ nhân hoặc chia đối các đơn vị đo là dạng bài sẽ có từ cơ bản đến nâng cao cho các em giải. Vì vậy, các em cần có kiến thức về toán học lớp 2 độ dài, kèm với đó kỹ năng tính toán chuẩn xác. Các bước giải bài toán dạng này như sau:

  • Bước 1: Đọc kỹ đề bài để xác định các số liệu và dữ kiện được cho.
  • Bước 2: Xác định phép tính cần thực hiện và đơn vị đo độ dài cần tính mà đề bài yêu cầu.
  • Bước 3: Thực hiện tính toán [nếu cần quy đổi các em sẽ tiến hành quy đổi].
  • Bước 4: Đưa ra kết quả và kiểm tra lại kết quả.

Lưu ý: Các phép tính sẽ được thực hiện khi các dữ liệu về độ dài có cùng đơn vị đo. Vì vậy các em sẽ cần quy đổi đơn vị đo để về cùng đơn vị trong một số trường hợp.

Ví dụ:

Bài 1: Thực hiện các phép tính độ dài sau:

a, 12km + 5km = ?

b, 15dm - 10dm = ?

c, 30cm + 15cm = ?

d, 9m x 7m = ?

e, 40mm : 5mm = ?

Giải:

a, 12km + 5km = 17km

b, 15dm - 10dm = 5dm

c, 30cm + 15cm = 45cm

d, 5m x 5m = 25m

e, 40mm : 5mm = 8mm.

Bài 2: Rùa và Thỏ cùng nhau thi chạy. Khi Thỏ đã chạy được 2km thì Rùa mới chỉ bò được quãng đường dài 500m. Hỏi quãng đường mà Thỏ cách Rùa là bao nhiêu m?

Giải:

Đổi 2km = 2000m

Quãng đường Thỏ cách Rùa là:

2000 - 500 = 1500 [m]

Đáp án: 1500 m

Dạng 3: So sánh các độ dài với nhau

Cuối cùng, trong kiến thức toán học lớp 2 độ dài, các em sẽ gặp dạng bài so sánh các độ dài với nhau. Cách giải quyết bài tập này như sau:

  • Bước 1: Đọc kỹ đề bài để xác định đúng yêu cầu đưa ra.
  • Bước 2: Nhớ lại kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài.
  • Bước 3: Chọn đơn vị chung để quy đổi các đơn vị độ dài trong bài về cùng một đơn vị.
  • Bước 4: So sánh kết quả bằng các dấu “” hoặc “=”.
  • Bước 5: Kiểm tra lại đáp án.

Ví dụ:

Bài 1: Điền các dấu “” hoặc “=” phù hợp với các chỗ trống sau:

a, 3m5cm … 500cm

b, 600mm … 60cm

c, 2000m … 2km

d, 4dm3cm … 15cm

e, 100m … 15dam

Giải:

a, Đổi 3m5cm = 305cm => 3m5cm < 500cm

b, Đổi 60cm = 600mm => 600mm = 60cm

c, Đổi 2000m = 2km => 2000m = 2km

d, Đổi 4dm3cm = 43cm => 4dm3cm > 15cm

e, Đổi 15dam = 150m => 100m < 15dam

Như vậy, Admin đã hệ thống giúp các em về các dạng bài toán học lớp 2 độ dài. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết về cách giải ở trên, các dạng bài liên quan đến độ dài không còn làm khó các em nữa. Chúc các em luôn đạt được điểm tối đa với các dạng bài về bảng đơn vị đo độ dài nhé!

Mỗi đơn vị đo độ dài hơn kém nhau bao nhiêu lần?

Tóm lại, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần. Ví dụ 1: Khi đổi từ 1 km sang m, ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 [ 10 x 10 x 10 = 1000 ]. Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Có bao nhiêu đơn vị đo thể tích?

Thường có 4 đơn vị được sử dụng là lít [l], decilit [dl], centilit[cl] và mililit [ml]. Trong đó lít là đơn vị được sử dụng phổ biến nhất, với những chất lỏng đòi hỏi độ chính xác cao thì mililit được sử dụng.

Toán lớp 3 1cm bằng bao nhiêu mm?

  1. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ.

1km bằng bao nhiêu m toán lớp 3?

Giới thiệu về bảng đo độ dài lớp 3 Các đơn vị đo độ dài cụ thể gồm có: km, hm, dam, m, dm, cm và mm. Thông tin quy đổi các đơn vị đo độ dài như sau: Km [Ki-lô-mét]: 1km = 10hm = 1000m. Hm [Héc-tô-mét]: 1hm = 10dam = 100m.

Chủ Đề