Bài tập giải case study thương mại điện tử

🥇 Đến với chủ đề số 05 số chuyên san kỳ này, bạn đọc sẽ được cung cấp những thông tin tổng quan về các “case study tiêu biểu” trong những năm gần đây. Những vấn đề thương mại điện tử mang tính cấp thiết và thách thức trong thời gian tới, đang trở thành đề tài nghiên cứu phổ biến cho các bạn sinh viên. Mỗi đề tài là một lĩnh vực, một góc nhìn độc đáo, giàu tính biểu tượng riêng. Có thể nói, đây là những mảnh ghép hoàn hảo, góp phần tạo nên sự phong phú cho chuyên san số 02.

  • Mã số CS2.22-06: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee trong thời kì Covid-19 tại Việt Nam - bài báo công bố trên Tạp chí Tạp chí Kinh tế và Dự báo năm 2022, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • CS2.22-09: Nghiên cứu các nhân tố cơ bản tạo nên sự thành công của TIKTOK - dịch từ bài báo đăng kỷ yếu "Kỷ yếu của Hội thảo Quốc tế về Quản lý doanh nghiệp và Sự phát triển kinh tế [ICEMED 2021] ".
  • CS2.22-05: Bất bình đẳng tiền lương theo giờ của người lao động làm công ăn lương giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam năm 2020, được đăng kỷ yếu tại Hội thảo Khoa học Quốc gia “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số” năm 2021.

🥇 Bên cạnh đó, qua sự tổng hợp và biên soạn tỉ mỉ bởi Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học và Khởi nghiệp [SREC], chủ đề số 05 được kỳ vọng sẽ mang lại một góc nhìn khác về phân tích tình huống, vấn đề thực tế, các vấn đề đã và đang còn tồn tại trong lĩnh vực thương mại điện tử; các giải pháp, hướng nhìn khác về kinh tế được đặt trong các bối cảnh khác nhau; đồng thời hỗ trợ kiến thức kinh tế - thương mại điện tử chuyên sâu cho các bạn sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên NCKH nói riêng.

🔥 Vậy là đã qua 05 chủ đề của số Chuyên san 02 [2022], SREC hi vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp, phản hồi của các bạn liên quan đến các vấn đề kinh tế nói chung và thương mại điện tử nói riêng để hoàn thiện và tạo động lực cho những số Chuyên san tiếp theo.

👉 Hẹn gặp lại các bạn tại số Chuyên san số 03 [2022] tới nha!

[english caption]

ISSUE 02 | TOPIC 05: TYPICAL CASE STUDY

🥇 With the Topic 05 of Issue 02, readers will be provided with an overview of the "typical case studies" in recent years. The upcoming urgent and challenging issues of e-commerce are becoming popular research topics for students. Each study is a unique perspective. It can be said that these are the perfect pieces, contributing to Issue 02.

  • CS2.22-06: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee trong thời kì Covid-19 tại Việt Nam” - published in Economic and Forecast Review in 2022, under the Ministry of Planning and Investment’s management.
  • CS2.22-09: “Nghiên cứu các nhân tố cơ bản tạo nên sự thành công của TIKTOK” - translated from the article published in the proceedings "Kỷ yếu của Hội thảo Quốc tế về Quản lý doanh nghiệp và Sự phát triển kinh tế [ICEMED 2021]".
  • CS2.22-05: “Bất bình đẳng tiền lương theo giờ của người lao động làm công ăn lương giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam năm 2020”, published in the Proceedings of the National Scientific Conference “Phân tích định lượng các vấn đề kinh tế và xã hội trong môi trường số”, 2021.

🥇 In addition, through the meticulous editing by the Science Research and Entrepreneurship Student Club [SREC], topic number 05 is expected to provide a different perspective on situation analysis, practical issues that have been and still exist in the field of e-commerce; economic solutions and perspectives in different contexts, and simutalnously provide knowledge of economics - e-commerce for economics students in general and students doing scientific research in particular.

🔥 Finally, after passing the 05 topics of Issue 02 [2022], SREC hopes to receive many contributions and feedback from you related to economic problems in general and e-commerce, in particular, to complete the task to improve and motivate the following issues of the Journal.

Chúng ta đã hiểu được các thành phần cấu tạo, cách xây dựng và sử dụng của bản vẽ Use Case ở bài trước. Trong bài này, chúng ta sẽ tiến hành thực tập để xây dựng bản vẽ này cho một hệ thống cụ thể nhằm giúp bạn nắm rõ hơn về bản vẽ này.

Case Study – Yêu cầu của bài thực hành

Yêu cầu xây dựng một hệ thống thương mại điện tử [E-Commerce] như sau:

“Công ty Hi-Tech là một công ty chuyên kinh doanh về các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin trong nhiều năm nay và đã có một lượng khách hàng nhất định.

Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, công ty mong muốn xây dựng một hệ thống thương mại điện tử nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh trên mạng Internet.

Hệ thống mới phải đảm bảo cho khách hàng viếng thăm Website dễ dàng lựa chọn các sản phẩm, xem các khuyến mãi cũng như mua hàng. Việc thanh toán có thể được thực hiện qua mạng hoặc thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Khách hàng có thể nhận hàng tại cửa hàng hoặc sử dụng dịch vụ chuyển hàng có phí của công ty.

Ngoài ra, hệ thống cũng cần có phân hệ để đảm bảo cho công ty quản lý các hoạt động kinh doanh như số lượng hàng có trong kho, quản lý đơn đặt hàng, tình trạng giao hàng, thanh toán v.v…

Thông tin chi tiết các chức năng các bạn có thể tham khảo thêm tại: //www.bkc.vn

Bạn hãy giúp công ty Hi-Tech xây dựng hệ thống trên.”

Case Study này sẽ được sử dụng xuyên suốt các bài viết để giúp các bạn dễ hiểu và dễ thực tập.

Các bước xây dựng bản vẽ Use Case

Bước 1: Thu thập kiến thức liên quan đến hệ thống sẽ xây dựng

Trước hết, để phân tích hệ thống trên bạn phải có kiến thức về hệ thống thương mại điện tử, chúng ta có thể tìm hiểu thông qua các nguồn sau:

– Xem các trang Web bán hàng qua mạng như amazon, lazada.vn, bkc.vn v.v..

– Xem các hệ thống mẫu về thương mại điện tử nguồn mở như Magento, OpenCart, Spree Commerce v.v…

– Đọc sách, báo về eCommerce

– Hỏi những người chuyên về lĩnh vực này [hỏi chuyên gia]

Lưu ý: Bạn không thể thiết kế tốt được nếu bạn không có kiến thức về lĩnh vực của sản phẩm mà bạn sẽ xây dựng.

Bước 2: Xác định các Actor

Bạn hãy trả lời cho câu hỏi “Ai sử dụng hệ thống này?”

Xem xét Website chúng ta nhận thấy:

– Những người muốn mua hàng vào website để xem thông tin. Những người này là Khách hàng tiềm năng [Guest].

– Những người đã đặt hàng vào kiểm tra đơn hàng, thanh toán v.v.. gọi là Khách hàng [Customer].

Về phía đơn vị bán hàng, có những người sau đây tham gia vào hệ thống:

– Người quản lý bán hàng: quyết định nhập hàng, giá bán, quản lý tồn kho, doanh thu, chính sách khuyến mãi.

– Người bán hàng: Tư vấn cho khách hàng, theo dõi đơn hàng, thu tiền, theo dõi chuyển hàng cho khách.

– Quản lý kho: xuất, nhập hàng, quản lý tồn kho

– Quản trị hệ thống: Tạo người dùng, Phân quyền, Tạo cửa hàng

Tiếp theo chúng ta trả lời câu hỏi “Hệ thống nào tương tác với hệ thống này?”

Giả sử ở đây, chúng ta sử dụng dịch vụ của Ngân Lượng để thanh toán trực tuyến và gọi nó là “Cổng thanh toán” thì ta có thêm một Actor tương tác với hệ thống.

Như vậy, chúng ta đã có các Actor của hệ thống gồm: Khách hàng tiềm năng, khách hàng, Người bán hàng, Quản lý Kho, Quản trị hệ thống, Cổng thanh toán

Bạn cần khảo sát và phân tích thêm cũng như hỏi trực tiếp khách hàng để xác định đầy đủ các Actor cho hệ thống.

Bước 3: Xác định Use Case

Bạn cần trả lời câu hỏi “Actor sử dụng chức năng gì trên hệ thống?”.

Trước tiên, xem xét với Actor “Khách hàng tiềm năng” trên trang bkc.vn để xem họ sử dụng chức năng nào?

– Xem trang chủ

– Xem các sản phẩm theo:

+ Theo chủng loại

+ Nhà sản xuất

+ Tìm kiếm theo văn bản gõ vào

– Xem chi tiết sản phẩm được chọn

– Xem khuyến mãi

– Xem so sánh

– Mua hàng

– Quản lý giỏ hàng

– Chat với người bán hàng

– Đăng ký tài khoản để trở thành khách hàng

Tiếp theo, xem xét Actor “Khách hàng” và nhận thấy họ sử dụng chức năng:

– Đăng nhập

– Xem đơn hàng

– Thanh toán

Tiếp theo, xem xét Actor “Người bán hàng” và họ có thể sử dụng các chức năng:

– Đăng nhập

– Chat với khách hàng

– Theo dõi đơn hàng

– Thu tiền

– Theo dõi chuyển hàng

Tương tự như vậy bạn xác định chức năng cho các Actor còn lại.

Bước 4: Vẽ bản vẽ Use Case

Trước hết chúng ta xem xét và phân tích các chức năng của “Khách hàng tiềm năng” chúng ta nhận thấy.

– Chức năng xem sản phẩm có 2 cách là chọn loại sản phẩm, nhà sản xuất để xem và gõ vào ô tìm kiếm. Nên chúng ta tách ra làm 2 là Xem sản phẩm và Tìm kiếm.

– Chức năng mua hàng, thực chất là thêm vào giỏ hàng nên có thể xem là chức năng con của quản lý giỏ hàng.

Đặt lại tên cho gọn và xác định các mối quan hệ của chúng, chúng ta có thể vẽ Use Case Diagram cho Actor này như sau:

Hình 1. Bản vẽ Use Case cho Actor “Khách hàng tìm năng”

Tiếp theo, chúng xem xét các chức năng cho Actor “Khách hàng” và nhận thấy chức năng “Thanh toán” thường thực hiện cho từng đơn hàng cụ thể nên có thể nó là chức năng con của “Quản lý đơn hàng”. Ngoài ra, các chức năng Actor này sử dụng không giao với Actor “Khách hàng tiềm năng” nên nó được biểu diễn như sau:

Hình 2. Bản vẽ Use Case cho Actor “Khách hàng”

Tiếp tục xem xét Actor “Người bán hàng” chúng ta nhận thấy:

– Chức năng “Thu tiền” thực tế là thanh toán trực tiếp tại quày cho từng đơn hàng và chức năng “Theo dõi chuyển hàng” được thực hiện trên từng đơn hàng nên nó có thể là chức năng con của “Quản lý đơn hàng”.

– Chức năng “Quản lý đơn hàng” ở đây quản lý cho nhiều khách hàng nên sẽ khác với chức năng “Quản lý đơn hàng” của Actor “Khách hàng” nên để phân biệt chúng ta sửa chức năng “Quản lý đơn hàng ” của Actor “Khách hàng” thành “Quản lý đơn hàng cá nhân”

– Chức năng “Đăng nhập” có thể dùng chung với Actor “Khách hàng”, chức năng Chat dùng chung với Actor “Khách hàng tiềm năng”

Vẽ chúng chung với nhau chúng ta được bản vẽ như sau:

Hình 2. Bản vẽ Use Case khi bổ sung các chức năng cho “Khách hàng tiềm năng”, “Khách hàng” và “Người bán hàng”

Các bạn hãy tiếp tục hoàn tất các chức năng cho các Actor còn lại để có một bản vẽ hoàn chỉnh về Use Case cho hệ thống.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã thực hành việc xây dựng bản vẽ Use Case cho hệ thống eCommerce. Hy vọng, các bạn có thể hiểu và sử dụng bản vẽ này trong việc phân tích hệ thống một cách hiệu quả.

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Class Diagram, một bản vẽ cơ sở rất quan trọng nữa trong việc phân tích và thiết kế hệ thống.

Chủ Đề