Bài tập hệ số hữu dụng có lời giải năm 2024

Câu 1: Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu đối với hàng hoá B về phía bên trái khi:

a.A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng

b.A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng

  1. A và B là hàng hoá thay thế trong sản xuất

d.B là hàng hoá thông thường

Câu 2: Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào :

a.Giá hàng hoá b.Thị hiếu người tiêu dùng

c.Giá của hàng hoá thay thế d.Thu nhập người tiêu dùng

Câu 3: Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò:

a.Giá hàng hoá thay thế cho thịt bò tăng lên

b.Giá thịt bò giảm

c.Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi

d.Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên

Câu 4: Chi phí đầu vào để sản xuất hàng hoá X tăng lên sẽ làm cho :

a.Đường cầu dịch chuyển lên trên

b.Đường cung dịch chuyển lên trên

c.Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên

  1. Đường cung dịch chuyển xuống dưới

Câu 5: Điều gì chắc chắn sẽ gây ra sự gia tăng của giá cân bằng

a.Cả cung và cầu đều tăng

b.Cả cung và cầu đều giảm

c.Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung

d.Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung

Câu 6: Nếu A và B là 2 hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng và khi giá đầu vào để sản xuất hàng hoá A giảm thì giá của

  1. A và B đều tăng b. A và B đều giảm

c.A tăng và B giảm d.A giảm và B không đổi

Câu 7:Nếu giá của một hàng hoá hiện đang ở trên mức giá cân bằng thị trường chúng ta có thể kết luận rằng

a.Thị trường dư thừa hàng hoá và giá tăng

b.Thị trường đang thiếu hụt hàng hoá và giá tăng

  1. Thị trường dư thừa hàng hoá và giá giảm

d.Giá sẽ giữ nguyên ở mức trên cân bằng thị trường cho đến khi Chính phủ can thiệp

Câu 8:Hàm số cầu cuả một hàng hoá là tương quan giữa:

  1. Lượng cầu hàng hoá đó với tổng hữu dụng
  1. Lượng cầu hàng hoá đó với giá cả của nó
  1. Lượng cầu hàng hoá đó với tổng chi tiêu của người tiêu dùng
  1. Lượng cầu hàng hoá đó với tổng tổng doanh thu của người bán

Câu 9:Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (các nhân tố khác không đổi), cầu của hàng hoá bình thường sẽ :

a.Tăng b.Giảm

c.Không đổi d. Cả 3 đều đúng

Câu 10:Khi thu nhập của người tiêu dùng giảm, cầu về gạo chất lượng kém tăng vì nó là:

a.Sản phẩm thiết yếu b.Sản phẩm bình thường

c.Sản phẩm cấp thấp d.Cả 3 đều sai

Câu 11:Khi giá của hàng hoá thay thế của hàng hoá X giảm, cầu về X sẽ:

  1. Giảm b. Không đổi

c.Tăng d.Không thể xác định

Câu 12:Nhân tố nào sau đây phải thay đổi thì mới vẽ được đường cung của một hàng hoá:

a.Trình độ công nghệ được áp dụng vào sản xuất hàng hoá đó.

b.Giá cả của hàng hoá đó

c.Giá cả của các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất hàng hoá đó

  1. Điều kiện tự nhiên của sản xuất

Câu 13: Giá tối đa do Nhà nước ấn định đối với hàng thiết yếu là:

a.Giá cao hơn giá cân bằng cung cầu

b.Giá cao nhất của hàng hoá đó vào một thời điểm trong năm

c.Giá có lợi nhuận cao nhất cho người bán

d.Giá thấp hơn giá cân bằng cung cầu

Câu 14:Nhà nước áp dụng giá tối thiểu đối với một hàng hoá khi:

a.Có quá nhiều xí nghiệp rời bỏ ngành

b.Có sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường

c.Có sự dư thừa khá lớn hàng hoá

d.Nhu cầu về hàng hoá đó tăng quá nhanh

Câu 15: Đường cung về bánh Trung thu dịch chuyển sang trái. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là:

a.Giá bánh trung thu tăng lên 20%

b.Giá bột, đường, trứng... tăng lên 10%

c.Công nghệ nhào bột và nướng bánh mới được cải tiến

  1. Thu nhập của dân cư tăng lên

Câu 16. Nếu giá bánh mì là 2000 đồng / một ổ và giá bánh bao tăng lên 25%(cũng tại một thị trường ) bạn sẽ nghĩ :

a.Giá bánh mỳ sẽ giảm

b.Số lượng bánh bao bán sẽ tăng

c.Số lượng bánh mỳ bán sẽ tăng

d.Không điều nào ở trên

  1. câu a,b,c đều đúng

Câu 17. Cầu đối với sản phẩm A cho bởi P=75-6Q và cung được xác định bởi P=35+2Q. Giá cân bằng sản phẩm X sẽ là :

a.5 b.10

d.40 e.Không câu nào đúng

Câu 18.Nếu lượng cung của một hàng hoá gia tăng trên thị trường, chúng ta kết luận rằng:

a.Đã có thêm công ty gia nhập thị trường

b.Giá hàng hoá tăng

c.Giá đầu vào giảm

  1. Lượng cầu đã tăng.

BÀI TẬP

Bài 1: Hàm cầu có dạng: P= -1/10Q + 40. Có 10 người bán trên Thị trường có hàm cung như nhau và có dạng P= 10q –60 .

  1. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường
  1. Giả định chính phủ đánh thuế T= 10đ/1sp thì giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào. Mỗi người chịu mức thuế bao nhiêu?

Bài 2: Hàm cầu thị trường có dạng P= -1/2Q +200

Hàm cung thị trường có dạng P = Q –100

  1. Xác định giá và sản lượng cân bằng
  1. Xác định thặng dư tiêu dùng
  1. Nếu chi phí sản xuất tăng làm cho cung giảm 30 đơn vị tại mỗi mức giá.Giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
  1. Nếu chính phủ định giá P=140 đối với sản phẩm và hứa sẽ mua hết số lượng hàng hoá dư thừa thì số lượng phải mua và số tiền phải chi là bao nhiêu?

Bài tập 3: Có biểu cung, cầu thị trường sản phẩm A như sau:

Giá

(1.000 đ/kg)

Lượng cầu

(triệu tấn)

Lượng cung

(triệu tấn)

1

2

3

4

5

6

7

6

5

4

3

2

0

1

2

3

4

5

a.Viết phương trình hàm cung, hàm cầu. Tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường. Tính thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) ở mức giá cân bằng.

b.Vì lý do nào đó, cầu về sản phẩm A giảm đi một lượng là hai triệu tấn ở mỗi mức giá, giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào

c.Để khuyến khích sản xuất sản phẩm A, Chính phủ quyết định trợ giá 400đ/kg, giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

d.Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả tính được

Bài tập 4

Có nhiều nhu cầu sản phẩm gạo Việt nam từ các nước khác nhau. Tổng cầu là QD=3550-266P, trong đó cầu nội địa là QDD = 1000-46P. Cung nội địa QS=1800+240P. Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. Đơn vị tính của Q là 10 tấn, P là 1.000đ/kg

a.Xác định mức giá và sản lượng gạo cân bằng ? Thu nhập của người nông dân thay đổi như thế nào.

b.Giả sử Chính phủ bảo đảm mua lượng gạo dư thừa hàng năm đủ để tăng giá lên 3.000đ/kg , thì hàng năm Chính phủ phải mua bao nhiêu gạo? Chi ra bao nhiêu tiền

c.Nếu Chính phủ đánh thuế là 0,5 ngàn/kg thì giá cả và sản lượng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế ?

Bài số 5: Hàm cầu thị trường có dạng P= -1/2Q +200

Hàm cung thị trường có dạng P = Q –100

  1. Xác định giá và sản lượng cân bằng
  1. Nếu chi phí sản xuất tăng làm cho cung giảm 30 đơn vị tại mỗi mức giá.Giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
  1. Nếu chính phủ định giá P=140 đối với sản phẩm và hứa sẽ mua hết số lượng hàng hoá dư thừa thì số lượng phải mua và số tiền phải chi là bao nhiêu?
  1. Minh hoạ trên đồ thị kết qủa

Bài số 6: Có biểu cung, cầu thị trường sản phẩm A như sau:

Giá

(1.000 đ/kg)

Lượng cầu

(triệu tấn)

Lượng cung

(triệu tấn)

1

2

3

4

5

6

7

6

5

4

3

2

0

1

2

3

4

5

a.Viết phương trình hàm cung, hàm cầu. Tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt hàng hóa

b.Vì lý do nào đó, cầu về sản phẩm A giảm đi một lượng là hai triệu tấn ở mỗi mức giá, giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào

c.Để khuyến khích sản xuất sản phẩm A, Chính phủ quyết định trợ giá 400đ/kg, giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

d.Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả tính được

Bài số 6: Xác định thừa, thiếu hụt với giá sàn và giá trần

Thị trường về loại hàng hoá X có đường cầu QD=180-10P bao gồm 100 người bán có biểu cung cá nhân về hàng hoá này hoàn toàn giống nhau:

Gía (nghìn đồng)

Lượng (triệu tấn)

18

17

16

15

14

13

12

11

1,5

1,3

1,2

0,9

0,7

0,5

0,3

0,1

a> Viết phương trình biểu diễn hàm cung của thị trường

b> Gía và sản lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu

c> Nếu chính phủ quy định giá trần là 12 nghìn đồng/kg thì thị trường xảy ra hiện tượng gì?. Để khắc phục hiện tượng này, chính phủ phải làm cách nào?

d> Cũng như câu hỏi c, nhưng chính phủ quy định mức giá sàn là 14 nghìn đồng/kg.

Bài số 7: (Ảnh hưởng của Thuế, trợ cấp và quảng cáo)

Số liệu sau đây về cung và cầu loại bánh kẹo alpha như sau:

Gía

(nghìn đồng/gói)

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Lượng cung

(triệu gói/tuần)

0

30

60

90

120

150

180

210

240

Lượng cầu

(triệu gói/tuần)

200

180

160

140

120

100

80

60

40

a> Viết phương trình cầu, cung. Xác định giá và lượng cân bằng.

b> Nếu chính phủ áp đặt giá là P=40 nghìn đồng/gói thì điều gì sẽ xảy ra?

c> Nếu chính phủ đánh thuế t=10 nghìn đồng /gói bán ra. Gía và sản lượng sẽ thay đổi thế nào?. Vẽ đồ thị minh hoạ

d> Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế tham gia thị trường như thế nào

e> Tính hệ số co giản của cầu theo gía tại mức gía P=40nghìn đồng

Bài số 8: Hàm cầu về sản X hàng năm có dạng:P=20-0,2Q

Hàm cung về sản phẩm X trong năm trước là: P=5+0,1Q (đơn vị P nghìn đồng, Q tấn)

a> Xác định giá và lượng cân bằng sản phẩm X năm trước

b> Cung về sản phẩm X năm nay tăng lên bằng P=2+0,1Q. Thu nhập của người sản xuất sản phẩm X thay đổi thế nào so với năm trước.

c> Nếu chính phủ đặt giá sàn P=10 nghìn đồng/tấn trên thị trường sản phẩm X và sẽ cam kết mua hết sản phẩm dư thừa thì thu nhập của người sản xuất sản phẩm X là bao nhiêu?

d> Nếu chính phủ không can thiệp và thị trường sản phẩm X mà thực hiện trợ giá 5333 đồng/kg thì thu nhập của người sản xuất sản phẩm X bao nhiêu?

Theo Anh, (chị) ở câu d hay câu c có lơi hơn?

e> Minh hoạ kết quả trên đồ thị?

Bài số 9 Có biểu cung , biểu cầu sản phẩm X như sau:

Gía

(Nghìn đồng/kg)

Lượng cầu

(triệu tấn)

Lượng cung

(triệu tấn)

6

8

10

12

44

36

28

20

26

36

46

56

a> Hãy xây dựng phương trình hàm cung, hàm cầu cuả thị trường hàng hoá X

b> Trên cơ sở đó hãy xác định giá và mức sản lượng cân bằng của thị trường

c> Hãy xác định lượng hàng hoá dư thừa hoặc thiếu hụt nếu giá áp đặt là 10 nghìn đồng/kg

d> Vẽ đồ thị mô tả kết quả tìm được

Bài số 10:Thị trường sản phẩm X được cho bởi hàm cung và hàm cầu như sau:

Cung: P=5+0,2Q

Cầu: P=20-0,1Q

Trong đó giá tính bằng nghìn đồng/ đơn vị, lượng tính bằng nghìn đơn vị/ngày

a> Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X

b> Nếu chính quyền thành phố đặt giá sản phẩm P=10 nghìn đồng/đơn vị thì điều gì xảy ra trên thị trường

  1. Nếu chính quyền thành phố muốn giá sản phẩm ở mức 10 nghìn đồng/đơn vị và không có thiếu hụt hàng hoá thì phải hỗ trợ cho những người bán sản phẩm bao nhiêu tiền
  1. Nếu chính phủ đánh thuế 0,5 đồng/kg thì giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế?
  1. Minh hoạ kết quả bằng đồ thị

Bài số 11: Cho cung, cầu về sản phẩm X như sau:

PD=15-0,1QD PS=3+0,2QS

Trong đó; giá tính bằng đơn vị nghìn đồng/kg, lượng tính bằng tấn

a> Nếu không có thuế hoặc trợ cấp thì giá và lượng cân bằng là bao nhiêu?

b> Nếu chính phủ đánh thuế vào người sản xuất sản phẩm X là 3 nghìn đồng/kg thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu?Gánh nặng thuế được chia như thế nào?

c> Vẽ đồ thị minh hoạ các kết quả đã tính được

Bài số 12: Hình 2.7 mô tả cầu của một sản phẩm ở hai thị trường I và II

a> Hãy viết các phương trình biểu diễn DI,DII

b> Gỉa sử cung cố định ở mức Q*=600 . Tính giá và lượng cân bằng mới trên thị trường

c> Nếu có một chiến dịch quảng cáo được tiến hành thì hàm cầu về sản phẩm trên thị trường I sẽ thay đổi thành Q=2000-100P. Khi đó sẽ có thay đổi gì đối với giá và lượng cân bằng ở thị trường I

d> Minh hoạ bằng đồ thị

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Câu hỏi lựa chọn

Câu 1: Cầu về một hàng hoá giảm khi thu nhập tăng lên thì

  1. Hàng hoá đó là hàng hoá bình thường b. Hàng hoá đó là hàng hoá thứ cấp

c.Co giản của cầu theo thu nhập <0 d. 0

Câu 2: Giả định rằng độ co giản của cầu theo giá Ed,P = -0,75. Nếu giá cả hàng hoá tăng thì tổng doanh thu sẽ:

  1. Giảm b.Tăng

c.Không thay đổi d.Trước tiên giảm, sau đó lại tăng

Câu 3:Độ co giản của cầu theo giá bằng –2. Nếu giá tăng lên 2% thì lượng cầu sẽ :

a.Giảm 4% b.Giảm 1%

c.Giảm 2% d.Không thể xác định vì thiếu thông tin

Câu 4: Thu nhập giảm 10% làm cho cầu giảm 5%, vì vậy độ co giản của cầu theo thu nhập là

  1. -0,5 b. 0,5
  1. 2 d. 5

Câu 5: Khi giá của một hàng hoá tăng 10%, lượng cầu của hàng hoá đó giảm 15% thì tính chất co giản theo giá của nó là

a.Co giãn nhiều b.Co giãn ít

c.Co giãn đơn vị d. Co giãn hoàn toàn

Câu 6:Hai hàng hoá bổ sung cho nhau trong tiêu dùng có hệ số co giản chéo :

a.EXY >0 b. EXY <0

  1. EXY >1 d. EXY <1

Câu 7:Trong dài hạn :

  1. Co giãn của cầu theo giá lớn hơn trong ngắn hạn
  1. Co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn trong ngắn hạn
  1. Co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn trong ngắn hạn
  1. Co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn trong ngắn hạn
  1. cả a và b

Câu 8: Đối với hàng hoá bình thường, khi thu nhập tăng :

  1. Đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
  1. Đường cầu dịch chuyển sang phải
  1. Lượng cầu tăng
  1. Chi tiêu nhiều hơn cho hàng hoá đó
  1. Tất cả đều đúng

Câu 9:Cầu co giản theo giá cao, khi giá tăng 10% thì doanh thu sẽ:

a.Tăng b.Giảm

c.Không đổi d.Chỉ tăng khi có thu nhập bổ sung

BÀI TẬP

Bài tập 1: Một người tiêu dùng có một khoảng thu nhập I=120$, dùng để mua hai hàng hoá X và Y với giá lần lượt là PX=3$ và PY=1 $. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng có dạng TU=2X*Y

a.Tìm tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá đó

b.Tìm kết hợp giữa X và Y để để tối đa hoá lợi ích. Tính lợi ích thu được

c.Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là là 150$. Tìm kết hợp mới giữa X và Y để tối đa hóa lợi ích

d.Giá của hàng hoá X tăng lên gấp đôi khi kết hợp giữa X và Y để tối đa hoá lợi ích khi thu nhập là 120 là bao nhiêu?

Bài tập 2:

Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng

QD = 480 – 0,1P (đơn vị tính: P = đ/kg ; Q: tấn)

Thu hoạch lúa năm trước Q­S1 = 270

Thu hoạch lúa năm nay QS2 = 280

a.Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của người nông dân ở năm nay so với năm trước

b.Để đảm bảo thu nhập cho nông dân Chính phủ đưa ra hai giải pháp :

-Ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2.100 đ/kg và cam kết sẽ mua hết phần lúa thặng dư

-Trợ giá, Chính phủ không can thbiệp vào giá thị trường và hứa trợ giá cho nông dân là 100đ/kg.

Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp? Thu nhập của nông dân ở mỗi giải pháp. Theo anh (chị) giải pháp nào có lợi nhất

c.Bây giờ, chính phủ bỏ chính sách khuyến nông và đánh thuế là 100đ/kg thì giá thị trường thay đổi như thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được? Ai là người chịu thuế ? Giải thích ?

Bài tập 3

Người tiêu dùng A có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, thường mua hai hàng hoá thịt và khoai tây

a.Giả sử giá thịt là 20.000 đồng/kg, giá khoai tây là 5.000 đồng/kg. Hãy thiết lập phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ thị

b.Hàm số lợi ích khi tiêu dùng hai sản phẩm trên được cho như sau:

TU = (M – 2).P (Với M là thịt và P: khoai tây)

Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà người tiêu dùng này mau để tối đa hoá lợi ích.

c.Nếu giá khoai tây tăng đến 10.000 đ/kg. Đường ngân sách thay đổi như thế nào? Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hoá lợi ích.

Bài tập 4

a.Giả sử giá bắp tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm 6%. Độ co giãn của cầu đối với giá bắp sẽ như thế nào

b.Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau như sau:

Giá

(USD)

Lượng cầu

(triệu)

Lượng cung (triệu)

60

80

100

120

22

20

18

16

14

16

18

20

a.Xác định hàm số cung và hàm số cầu

b.Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu

c.Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD

d.Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD

e.Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) là 80 USD. Có sự thiều hàng không? Nếu có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu?

  1. Để mức gía tối đa (P=80) trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải tăng lượng cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

Câu hỏi lựa chọn

Câu 1:Chi phí cận biên là:

a.Tổng chi phí chia cho số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra

b.Chi phí trung bình tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

c.Tổng chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

d.Chi phí cố định phụ thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

Câu 2:Trong số các đẳng thức dưới đây, đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó chi phí trung bình ATC đạt giá trị cực tiểu:

a.AVC=FC b.MC=AVC

c.MC=ATC d.P=AVC

e.Không câu nào đúng

Câu 3:Nếu đường chi phí cận biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi trung bình thì khi sản lượng tăng lên điều nàodưới đây là đúng.

a.Tổng chi phí trung bình giảm xuống

b.Chi phí cố định trung bình tăng lên

c.Chi phí biến đổi trung bình giảm xuống

d.Chi phí biến đổi trung bình tăng lên

e.Không điều nào đúng

Câu 4.Chi phí nào trong các chi phí dưới đây nhìn chung là không có dạng chữ U

a.Tổng chi phí trung bình b.Chi phí cạn biên

c.Chi phí cố định trung bình d.Chi phí cố định trung bình

e.Không câu nào đúng

Câu 5.Nếu Q= 1,2,3 đơn vị sản phẩm, chi phí tương ứng là 2,3,4$ thì MC:

a.Không đổi b.Giảm dần

c.Tăng dần e. Không xác định được

Câu 6.Chi phí về nguyên liệu của một xí nghiệp là:

a.Chi phí ẩn b.Chi phí biến đổi

c.Chi phí cố định d.Chi phí cơ hội

Câu 7.Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua hoặc thuê một yếu tố sản xuất nào đó được gọi là là:

a.Chi phí ẩn b.Chi phí kinh tế

c.Chi phí cơ hội d.Chi phí biến đổi

e.Chi phí cố định e.Không đủ cơ sở để khẳng định

BÀI TẬP

Bài tập 1:

Trong ngắn hạn, giả sử một nhà sản xuất ghế có máy móc thiết bị là cố định. Biết rằng khi số người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất tăng từ 1 đến 7. Số ghế sản xuất được thay đổi như sau: 10, 17, 22, 25, 26, 25, 23.

a.Tính năng suất cận biên và năng suất trung bình của lao động

b.Có phải hàm sản xuất này phản ảnh quy luật năng suất cận biên giảm dần đối với lao động? Giải thích vì sao

c.Giải thích lý do làm năng suất cận biên của lao động có thể trở thành âm

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

Số lượng yếu tố sản xuất biến đổi

(1)

Tổng sản lượng (TP)

(2)

Năng suất cận biên của yếu tố sản xuất biến đổi

(AP)

(3)

Năng suất trung bình yếu tố sản xuất biến đổi (AP)

(4)

0

1

2

3

4

5

6

0

150

760

200

150

200

150

Bài tập 3:

Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết rằng người này đã chi một khoản tiền là C=15.000 để mua hoặc thuê 2 yếu tố này với giá tương ứng PK = 600 và PL = 300. Hàm sản xuất được cho bởi:

Q = 2K(L – 2)

a.Xác định hàm năng suất cận biên (MP) của các yếu tố K và L. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa K và L.

b.Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.

c.Nếu nhà máy muốn sản xuất 900 đơn vị, tìm phương án sản xuất tối thiểu.

Bài số 4:Một công ty có tổng chi phí TC=480 dùng để sản xuất hàng hoá X với hai yếu tố đầu vào là K và L. Đồ thị đường đồng lượng và đường đồng phí như sau:

  1. Xác định giá của các đầu vào K và L
  1. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của hai yếu tố sản xuất là K và L
  1. Nếu lựa chọn đầu vào điểm A thì hãng này có đạt được sản lượng tối đa không?Tại sao?

Bài số 5: Giả sử một doanh nghiệp có hàm cầu về sản phẩm là: P=100-0,01Q đơn vị USD

Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp TC = 50 Q

  1. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên
  1. Xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp
  1. Nếu doanh nghiệp phải chịu thuế t=10USD /đơn vị sản phẩm thì sản lượng , gía bao nhiêu để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận
  1. Xác định giá và lượng sản phẩm để doanh nghiệp tối hoá doanh thu

Bài số 6:Gỉa sử hàm số cầu và hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp được xác định bởi thông số sau:

P=80-Q

TC=Q2+20Q+350

  1. Hãy xem xét chiến lược tối đa hoá lợi nhụân và tối đa hoá doanh thu của doanh nghiệp
  1. Xác định Q và P của doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu doanh thu càng lớn càng tốt, trong điều kiện ấn định tổng lợi nhuận là 50

Bài số 7:Một hãng biết được đường cầu về sản phẩm của mình là P=200-0,02Q

Hàm tổng chi phí là: TC=100Q-30.000

  1. Viết phương trình biểu diễn tổng doanh thu, doanh thu biên và chi phí biên
  1. Nếu hãng chịu thuế t=10USD/đv thì sản lượng và giá bao nhiêu để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận.

Bài số 8 : Cầu thị trường về sách KTVM là D: P=20-0,01Q

Tổng chi phí cho việc xuất bản cuốn sách này là TC=1000+2Q

  1. Xác định số lượng sách in và giá bán khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận
  1. Nếu mức giá bán cao nhất quy định cho một cuốn sách là 9USD thì lợi nhuận của nhà xuất bản này sẽ thay đổi như thế nào ?

Bài số 9 : Một hãng sản xuất với chi phí bình quân là ATC= Q+2+4/Q và đường cầu có dạng P=50-Q

  1. Quyết định của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận ? Tính lợi nhuận đó ?
  1. Hãng sẽ đặt mức giá nào để tối đa hoá doanh thu
  1. Doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng nào để doanh thu cao nhất, trong trường hợp lợi nhuận ràng buộc là 194.

Bài số 10 : Có 70 người tiêu dùng một sản phẩm trên thị trường

Hàm cầu mỗi người tiêu dùng giống nhau và được cho bởi

P=280 -70 Q/4

Sản phẩm này do một hãng sản xuất với hàm chi phí sản xuất như sau :

VC=Q2/6 +30Q và FC =15000

  1. Xác định hàm cầu thị trường
  1. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hoá lợi nhuận ? Tính lợi nhuận đó
  1. Xác định mức sản lượng và giá bán củng như lợi nhuận thu được trong hai trường hợp sau :
  1. Chính phủ đánh thuế cố định 10.000 USD

ii. Chính phủ đánh thuế 20 USD/ đvsp

  1. Để tối đa sản lượng bán mà không bị lỗ thì sản lượng và giá bán của hãng phải bao nhiêu ?
  1. Để đạt được lợi nhuận định mức bằng 20% tổng chi phí sản xuất. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng, giá bán nào ? Lợi nhuận thu được bao nhiêu ?

CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

Câu hỏi lựa chọn

Câu 1:Một doanh nghiệp “chấp nhận giá thị trường” muốn đạt lợi nhuận tối đa cần phải :

a.Cố gắng bán tất cả các sản phẩm đã sản xuất với mức giá cao nhất

b.Cố gắng sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí trung bình đạt gía trị cực tiểu

c.Cố gắng sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó chiphí cận biên đang tăng lên bằng giá cả

d.Cố gắng bán các sản phẩm theo giá của người chỉ dạo giá thị trường

Câu 2:Mức sản lượng làm tối đa hoá doanh thu của một doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo là mức sản lượng đạt được khi:

a.MR=MC b.MR=0

c.MR>0 d.MR>MC

e.Tất cả các điều trên

Câu 3:Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ ngừng hoạt động khi:

a.AVCmin

c.P=ACmin d.P=AFC

e.P

Câu 4:Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là:

a.Phần đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC.

b.Phần đường chi phí biên nằm trên nằm trên điểm cực tiểu của đường AC

c.Phần đường chi phí biên nằm trên điểm cực tiểu của đường AC

d.Phần đường chi phí trung bình nằm trên điểm cực tiểu của đường MC.

Câu 5:Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền đạt mức tối đa :

a.MR=MC b.MR=0

c.MR=P d.MR=AC

Câu 6:Một doanh nghiệp độc quyền muốn có lợi nhuận tối đa sẽ:

a.Không hoạt động ở vùng sản lượng tương ứng với đoạn đường cầu ít co giản

b.Sản xuất ở mức sản lượng mà doanh thu biên= chi phí biên

c.Chỉ hoạt động ở vùng sản lượng bán có MR>0

d.Cả a,b,c đều đúng.

Câu 7.Nếu nhà độc quyền quyết định mức sản lượng tại đó MR=MC=AC thì lợi nhuận kinh tế sẽ :

a.>0 b.=0

c.<0 d.=¥

BÀI TẬP

Bài tập 1: Một doanh nghiệp đối diện với hàm số cầu có dạng P=. Hàm chi phí sản xuất của doanh nghiệp TC=

a.Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ cung ứng với lượng nào? Lợi nhuận thu được là bao nhiêu?

b.Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm tối đa hoá lợi nhuận

c.Nếu Chính phủ đánh thuế 10đ/sp thì mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là bao nhiêu?

d.Chính phủ chuyển sang đánh thuế 10% doanh thu thì các mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là bao nhiêu?

e.Nếu doanh nghiệp không sản xuất mà mua về để bán, giá mua và chi phí mua tổng cộng là 80đ/sp, doanh nghiệp nên mua sản lượng và bán với giá nào để tối đa hoá lợi nhuận? Tối đa hoá doanh thu?

f.Tính sức mạnh của thị trường và tổn thất của xã hội trong trường hợp câu a

Bài tập 2: Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:

Q

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

TC

1500

2500

3400

4300

5100

6100

7300

8600

10100

11900

13900

a.Tính AVC, AFC, AC và MC

b.Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất?

c.Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời

d.Nếu giá thị trường P = 180đ/sp, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở số lượng nào để tối đa hoá lợi nhuận ? Tổng lợi nhuận đạt được ?

e.Nếu giá thị trường P = 100đ/sp, doanh nghiệp quyết định sản xuất số lượng nào? Xác định phần lỗ nếu có.

f.Nếu giá P = 80đ/sp, doanh nghiệp nên quyết định như thế nào?

Bài tập 3:Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí ngắn hạn TC=Q2+Q+100

a.Doanh nghiệp cung ứng tại lượng nào để tối đa hoá lợi nhuận với giá thị trường P=27$. Tính lợi nhuận thu được.

b.Xác định mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp

c.Nếu giá thị trường là P=9$, doanh nghiệp đóng cửa hay tiếp tục sản xuất

d.Xác định mức giá đóng cửa của doanh nghiệp

e.Xác định đường cung của doanh nghiệp –Minh hoạ bằng đồ thị.

Bài số 4:Một doanh nghiệp A trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cầu ngược như sau:

P=1000-1/20Q

Hàm tổng chi phí TC=q2/10+20q+4000

  1. Xác định mức sản lượng tối đa hoá LN dài hạn của doanh nghiệp
  1. Xác định mức giá tối đa hoá LN của doanh nghiệp
  1. Xác định mức sản lượng của ngành
  1. Có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất trong ngành, nếu các doanh nghiệp này có hàm sản xuất như nhau.

Bài số 5:Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí

TC=q2+2q+121

  1. Xác định các hàm chi phí: FC, ATC, AVC, MC
  1. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 29USD. Tính lợi nhuận lớn nhất đó
  1. Xác định mức giá hoà vốn và sản lượng hoà vốn của hãng. Khi gía thị trường là 11 USD thì hãng có nên đóng cửa không? Tại sao?
  1. Biểu diễn bằng đồ thị đường cung của hãng

Bài số 6: Một hãng sản xuất sản phẩm X sẽ hoà vốn ở mức giá 85 nghìn đồng. Chi phí biến đổi của hãng là VC=2q2+5q

  1. Tìm chi phí cố định trung bình, để doanh nghiệp tối đa hoá LN
  1. Đường cung của hãng là gì?
  1. Ở mức giá P= 105 nghìn đồng hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và thu được lợi nhuận bao nhiêu?
  1. Tìm mức giá đóng cửa sản xuất cho hãng

Bài số 7: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm:

Chi phí ngắn hạn: TC=100+7q+q2

Chi phí dài hạn: LTC=4q+q2

  1. Hãy xác định sản lượng tối ưu cho hãng ở mức giá bán 35USD, lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được là bao nhiêu?
  1. Xác định mức giá tối thiểu để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất trong dài hạn?
  1. Khi gía thị trường giảm xuống còn 25USD thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? tại sao?
  1. Xác định đường cung ngắn hạn và dài hạn của hãng

Bài số 8:Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường chi phí cận biên là MC=2q+3 và chi phí cố định là 25 triệu đồng

  1. Viết phương trình các đường VC, TC, AVC, ATC, AFC
  1. Tìm điểm hoà vốn cho hãng
  1. Nếu giá của sản phẩm trên thị trường P=10 (triệu đồng/ đvsp) hãng có nên sản xuất không? tại sao?

Bài số 9: Giả sử chi phí biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi

MC=6+3q

Nếu giá thị trường là 36 nghìn đồng

  1. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào?
  1. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?
  1. Gỉa sử chi phí cố định của hãng là 180 nghìn đồng. Trong ngắn hạn hãng có thu đựơc lợi nhuận không? Khi đó hãng sẽ quyết định như thế nào?

Bài số 10: Một doanh nghiệp đối diện với hàm số cầu có dạng P=.

Hàm chi phí sản xuất của doanh nghiệp TC=

a.Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ cung ứng với lượng nào? Lợi nhuận thu được là bao nhiêu?

b.Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm tối đa hoá lợi nhuận

c.Nếu Chính phủ đánh thuế 10đ/sp thì mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là bao nhiêu?

d.Chính phủ chuyển sang đánh thuế 10% doanh thu thì các mức giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là bao nhiêu?

e.Nếu doanh nghiệp không sản xuất mà mua về để bán, giá mua và chi phí mua tổng cộng là 80đ/sp, doanh nghiệp nên mua sản lượng và bán với giá nào để tối đa hoá lợi nhuận? Tối đa hoá doanh thu?

CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN

Bài 1.Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau:

TC = Q2 + 100

  1. Xác định hàm cung của doanh nghiệp.
  1. Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 60đ/sp tìm mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận đạt được
  1. Nếu trong thị trường có 100 doanh nghiệp như nhau, hãy thiết lập hàm cung của thị trường.

Bài 2.Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu thị trường: P = - 1/5 Q + 800 và hàm số tổng chi phí sản xuất: TC = 1/5 Q2 + 200Q + 200.000.

  1. Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên
  1. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận .
  1. Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hóa doanh thu.

Bài 3.Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường . Hàm cầu thị trường của sản phẩm P = - 1 /4 Q + 500.

Hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = 1/ 2 Q2 + 200Q.

Hàm tổng chi phí cố định: TFC = 20.000

  1. Nếu doanh nghiệp bán 300 sản phẩm, vậy giá bán là bao nhiêu, có phải đó là tình trạng tối đa hóa lợi nhuận hay không?
  1. Xác định mức sản lượng và giá bán tối đa hóa lợi nhuận. Tính tổng lợi nhuận.
  1. Nếu chính phủ đánh thuế lợi tức 3000đ, mức sản lượng, giá bán, lợi nhuận thay đổi như thế nào ?

Bài 4.Giả sử trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 80 người mua và 60 người bán, những người mua và những người bán có cùng hàm cầu và hàm tổng chi phí về một loại hàng hóa đồng nhất như sau:

P = -20q + 164

TC = 3q2 + 24q

  1. Thiết lập hàm cung và hàm cầu thị trường của hàng hóa trên.
  1. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu?
  1. Lợi nhuận thu được của mỗi nhà sản xuất là bao nhiêu? Trong tương lai lợi nhuận của mỗi nhà sản xuất sẽ thế nào ?

Bài 5.Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trên thị trường. Doanh nghiệp có những chi phí như sau: FC = 2400

Hàm cầu của sản phẩm: P = - Q + 186.

  1. Doanh nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng bán là bao nhiêu? Thu được bao nhiêu lợi nhuận?
  1. Nếu doanh nghiệp phải trả một khoản tiền thuế khoán là 1000, số thuế này ảnh hưởng gì đến sản lượng và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp.
  1. Nếu doanh nghiệp chịu một khoản thuế là 30% tính trên doanh số, sản lượng và giá bán thế nào?
  1. Nếu xí nghiệp chịu mức thuế 50% tính trên lợi nhuận sản lượng và giá bán ra sao?

Bài 6. Bà My Lan có một nhà hàng toạ lạc tại một địa điểm vắng vẽ trên quốc lộ, rất xa các nhà hàng khác. Bà có độc quyền cung cấp dịch vụ ăn uống và có lịch cầu của số bửa ăn tại nhà hàng như sau:

Giá (ngàn đồng/bữa ăn)

Lượng cầu (số bữa ăn)

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

4,5

5,0

160

140

120

100

80

60

40

20

10

Giả sử phí biên và tổng phí trung bình của một bửa ăn của nhà hàng My Lan cố định ở mức 2 ngàn đồng.

  1. Nếu bà My Lan tính giá một bửa ăn bằng nhau đối với tất cả khách hàng, giá này là bao nhiêu?
  1. Tính tổng thặng dư của người tiêu dùng của tất cả khách hàng của nhà hàng My lan.
  1. Tính thặng dư của nhà hàng My Lan.
  1. So với trường hợp thị trường cạnh tranh, tổng thặng dư bị mất là bao nhiêu?

Bài 7.Giả sử một doanh nghiệp có đường cầu sản phẩm như sau (đường cầu có co giãn giá là hằng số):

Q = 256P-2

Và đường phí biên có dạng:

MC = 0,001Q

  1. Vẽ đồ thị của đường cầu và đường phí biên.
  1. Tính và vẽ đường tổng thu
  1. Ở mức sản lượng nào thì thu biên MR bằng phí biên MC?

Bài 8.Đường cầu sản phẩm của một doanh nghiệp có dạng: Q = 100 - 2P

Phí biên và phí trung bình cố định ở mức 10$ một đơn vị.

(a) Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có lợi nhuận tối đa?

(b) Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức nào để có tổng thu tối đa?

(c) Biểu diễn trên đồ thị các kết quả trên.

Bài 9.Một hãng độc quyền có 2 nhà máy, chi phí của 2 nhà máy cho bởi:

TC1(Q1) = 10Q12

TC2(Q2) = 10Q22

Hãng đứng trước đường cầu: P = 700 - 5Q

Trong đó Q là tổng lượng sản phẩm của hãng Q = Q1 + Q2

  1. Tìm và vẽ đường chi phí biên của 2 nhà máy, đường doanh thu trung bình AR, đường doanh thu biên MC. Chỉ ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mỗi nhà máy, tổng sản lượng và giá cả.
  1. Nếu chi phí lao động gia tăng ở nhà máy 1 nhưng không tăng ở nhà máy 2. Hãng nên điều chỉnh như thế nào?