Bài tập kim loại lớp 9

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI

1. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

2. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

3. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­

4. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ TRỰC TIẾP.

a.  Nhiệt luyện kim

* Đối với các kim loại trung bình và yếu: khử các oxit kim loại bằng H2,C,CO, Al …

Ví dụ:      CuO   +    H2  →  Cu     +   H2O ­

* Đối với các kim loại mạnh: điện phân nóng chảy muối clorua

Ví dụ:      2NaCl   →    2Na    +   Cl2 ­

b. Thuỷ luyện kim:  điều chế các kim loại không tan trong nước

* Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối

Ví dụ:      Fe    +     CuSO4   →    FeSO4     +  Cu 

* Điện phân dd muối của kim loại trung bình và yếu:

Ví dụ:      FeCl2  →  Fe    +    Cl2 ­

c. Điện phân oxit kim loại mạnh :

Ví dụ:      2Al2O3  → 4Al     +   3O2 ­

d. Nhiệt phân muối của kim loại yếu hơn Cu:

Ví dụ:      2AgNO3  →  2Ag   +   O2 ­   +  2NO2 ­

3. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, [H], Cu, Ag, Au

[Khi Nào May Aó Záp Sắt Phải Hỏi Cúc Bạc Vàng]

Ý nghĩa:

Chú ý:

- Các kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd Kiềm và giải phóng khí Hidro.

- Trừ Au và Pt, các kim loại khác đều có thể tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nhưng không giải phóng Hidro.

4. SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ SẮT

  * Giống:

- Đều có các tính chất chung của kim loại.

- Đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội

  * Khác:

Tính chất

Al [NTK = 27]

Fe [NTK = 56]

Tính chất

vật lý

- Kim loại màu trắng, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện nhiệt tốt.

- t0nc = 6600C

- Là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng, dẻo.

- Kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện nhiệt kém hơn Nhôm.

- t0nc = 15390C

- Là kim loại nặng, dẻo nên dễ rèn.

Tác dụng với

phi kim

2Al + 3Cl2  → 2AlCl3

2Al + 3S → Al2S3

2Fe + 3Cl2  → 2FeCl3

Fe + S → FeS

Tác dụng với

axit

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với

dd muối

2Al + 3FeSO4 → Al2[SO4]3 + 3Fe

Fe + 2AgNO3 → Fe[NO3]2 + 2Ag

Tác dụng với

dd Kiềm

2Al + 2NaOH + H2O  2NaAlO2 + 3H2

Không phản ứng

Hợp chất

- Al2O3 có tính lưỡng tính

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

- Al[OH]3 kết tủa dạng keo, là hợp chất lưỡng tính

- FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazơ

- Fe[OH]2 màu trắng xanh

- Fe[OH]3 màu nâu đỏ

Kết luận

- Nhôm là kim loại lưỡng tính, có thể tác dụng với cả dd Axit và dd Kiềm. Trong các phản ứng hoá học, Nhôm thể hiện hoá trị III

- Sắt thể hiện 2 hoá trị: II, III

+ Tác dụng với axit thông thường, với phi kim yếu, với dd muối: II

+ Tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dd HNO3, với phi kim mạnh: III

Gang

Thép

Đ/N

- Gang là hợp kim của Sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố khác như Mn, Si, S… [%C=2¸5%]

- Thép là hợp kim của Sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố khác [%C

Chủ Đề