Bài tập kim loại na k tác dụng với axit năm 2024

+ Hỗn hợp chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm khi hòa vào nước thì kiềm và kiềm thổ sẽ sinh ra OH– sau đó có sự chuyển dịch điện tích từ OH– thành AlO2– theo các phản ứng.

\[\left\{ \begin{align} & M+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{}}2O{{H}{-}}+{{H}_{2}} \\ & Al+O{{H}{-}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{}}Al{{O}_{2}}^{-}+\frac{3}{2}{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\]

+ Lượng khí H2 bay ra do cả Al và các kim loại kiềm, kiềm thổ sinh ra.

+ Chú ý: Áp dụng linh hoạt các định luật bảo toàn

B. Ví dụ minh họa

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Li và Al trong nước [dư] thu được 7,504 lít khí H2 [đktc] và dung dịch chứa 15,74 gam chất tan [giả sử nhôm tồn tại dưới dạng AlO2–]. Phần trăm khối lượng của Al có trong X gần nhất với:

  1. 41,5% B. 38,2% C. 52,8% D. 50,6%

*** Định hướng tư duy giải:

Ta có: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,335$$\xrightarrow{{}}15,74\left\{ \begin{align} & Kim\,\,loai:9,75\left[ gam \right] \\ & O{{H}{-}}:a \\ & O_{2}{-}:b \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align} & a+b+3b=0,335.2 \\ & 17a+32b=5,99 \\ \end{align} \right.$ $\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align} & a=0,07 \\ & b=0,15 \\ \end{align} \right.$$\xrightarrow{{}}\%Al=\frac{0,15.27}{9,75}=41,54\%$

*** Giải thích tư duy:

Ở hệ tôi đã thấy Al trong AlO2– cho vào hỗn hợp kim loại. Phương trình a + b + 3b chính là BTE. Ở đây có quá trình chuyển dịch OH– thành AlO2– nên lúc đầu lượng OH– do kim loại kiềm sinh ra là [a+b] = số mol e của kim loại kiềm. Sau đó b mol OH– chuyển thành b mol AlO2–

Trên đây là trích một phần giới thiệu về tài liệu. Để xem đầy đủ Phương Pháp Giải Bài Tập [Lý thuyết, Bài tập, Hướng dẫn giải], bạn có thể tải file bên dưới.

Hoà tan hoàn toàn 6,2g hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít H2 [đktc]. Hai kim loại đó là

  • A Li và Na
  • B Na và K
  • C K và Rb
  • D Rb và Cs

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn electron

n Kim loại kiềm = 2 nH2

Lời giải chi tiết:

nH2 = 0,1 mol

Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M

2M + 2H2O → 2MOH + H2

0,2 ← 0,1 [mol]

\=> M trung bình = 6,2 : 0,2 = 31g/mol

Do 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nên là Na [M = 23] và K [M = 39]

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước [dư], thu được 0,336 lít khí hidro [đktc]. Kim loại kiềm là:

  • A K
  • B Li
  • C Rb
  • D Na

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Bảo toàn e

Lời giải chi tiết:

nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 [mol] => nM = 0,015.2/1 = 0,03 [ mol]

\=> MM = 0,69 : 0,03 = 23 => Na

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá trị của x là

  • A 14.
  • B 18.
  • C 22.
  • D 16.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

\[\begin{gathered} {n_{{K_2}O}}{\text{ }} = {\text{ }}\frac{{9,4}}{{94}}{\text{ }} = {\text{ }}0,1{\text{ }}mol{\text{ }} = > {\text{ }}{n_{KOH}}{\text{ }} = {\text{ }}2{n_{{K_2}O}}{\text{ }} = {\text{ }}0,2{\text{ }}mol \hfill \\ \to C\% {{\text{ }}_{dd{\text{ }}KOH{\text{ }}}} = {\text{ }}\frac{{0,2.56}}{{9,4 + 70,6}}{\text{.100\% }} = 14\% \hfill \\ \end{gathered} \]

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho 7,8g K vào 192,4g nước thu được m gam dung dịch và 1 lượng khí thoát ra. Giá trị của m là :

  • A 198g
  • B 200g
  • C 200,2g
  • D 203,6g

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

nK = 7,8/39 = 0,2 mol

nH2 = 0,5nK = 0,1 mol

BTKL => m dung dịch = mK + mH2O – mH2 = 7,8 + 192,4 – 0,1.2 = 200 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho 4,6g kim loại kiềm M tác dụng với lượng nước dư sinh ra 2,24 lit H2 [dktc]. Kim loại M là :

  • A K
  • B Na
  • C Li
  • D Cs

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

M + H2O → MOH + 0,5H2

0,2 ← 0,1 [mol]

\=> MM = 4,6/0,2 = 23g => Na

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hoà tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 [đktc]. Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết một phần ba dung dịch A là:

  • A 100ml.
  • B 200ml.
  • C 300ml.
  • D 600ml.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

nOH- = 2nH2 = 0,06 mol

Số mol H+ cần để trung hòa 1/3 dung dịch A là: nH+ = 0,06/3 = 0,02 mol

\=> V = 0,02/0,1 = 0,2 [lít] = 200 ml

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, K vào nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 [đktc]. Thể tích dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M cần dùng để trung hòa hết dung dịch X là

  • A 150 ml.
  • B 200 ml.
  • C 300 ml.
  • D 100 ml.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

\=> nOH- = 2nH2 = ? [mol]

H+ + OH- → H2O

nH + = nOH - = ? [mol]

Mặt khác: nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = ? [mol]

\=> V = ?

Lời giải chi tiết:

nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 [mol]

\=> nOH- = 2nH2 = 0,3 [mol]

H+ + OH- → H2O

nH + = nOH - = 0,3 [mol]

Mặt khác: nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = V + 2V = 3V [mol]

\=> 3V = 0,3 => V =0,1 [lít] = 100 [ml]

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho 0,78 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư sau phản ứng thu được 0,224 lít khí ở đktc. Kim loại kiềm là

  • A Na.
  • B K.
  • C Rb.
  • D Li.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước thu được dung dịch X và V lít khí H2 [đktc]. Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

  • A 0,112.
  • B 0,896.
  • C 0,224.
  • D 0,448.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phản ứng trung hòa: nH+ = nOH-

BTNT H: nH2 = ½ nOH-

Lời giải chi tiết:

lít

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho 1,365 g một kim loại kiềm X tan hoàn toàn vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 1,33 gam. X là:

  • A Na
  • B K
  • C Rb
  • D Cs

Đáp án: B

Phương pháp giải:

2X + 2H2O → 2XOH + H2

1,365/X → 0,6825/X

Khối lượng dung dịch sau phản ứng lớn hơn khối lượng nước đã dùng là 1,33 gam => Khối lượng dung dịch tăng

m dd tăng = mKL – mH2 => X

Lời giải chi tiết:

2X + 2H2O → 2XOH + H2

1,365/X → 0,6825/X

Khối lượng dung dịch sau phản ứng lớn hơn khối lượng nước đã dùng là 1,33 gam => Khối lượng dung dịch tăng

m dd tăng = mKL – mH2 => 1,365 - [0,6825/X].2 = 1,33 => X = 39

Vậy X là Kali [K].

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 5,85 gam kali tác dụng với 162,3 gam H2O là:

  • A 5,00%
  • B 6,00%
  • C 4,99%
  • D 4,00%

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: K + H2O → KOH + 0,5 H2

Chú ý: mdd sau phản ứng = mK + mH2O - mH2

\=> C% KOH

Lời giải chi tiết:

PTHH: K + H2O → KOH + 0,5 H2

0,15→ 0,15 →0,075 [mol]

mKOH = 0,15.56 = 8,4 gam

mdd sau phản ứng = mK + mH2O- mH2 = 5,85 + 162,3 – 0,075.2 = 168 [gam]

\=> C% = 8,5/168.100% = 5%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K tan hết vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 [đktc]. Thể tích dung dịch HCl 2 M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

  • A 100ml
  • B 200ml
  • C 300ml
  • D 600ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

R + H2O → ROH + 0,5 H2

HS chú ý trung hòa 1/3 dung dịch A.

ROH + HCl → RCl + H2O

Lời giải chi tiết:

R +H2O → ROH + 0,5 H2

0,6 ← 0,3

Trung hòa 1/3 dung dịch A [nROH = 0,6 : 3 = 0,2 mol]

ROH + HCl → RCl +H2O

0,2 → 0,2

V dd HCl = n : CM = 0,2 : 2 = 0,1 lít = 100 ml

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 [đktc]. Trung hòa Y cần dùng V ml dung dịch HCl 2 M. Giá trị của V là

  • A 400ml
  • B 500ml
  • C 200ml
  • D 250ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Khi kim loại tác dụng với nước ta luôn có: nOH- = 2nH2

Phản ứng trung hòa luôn có: nH+ = nOH-

Lời giải chi tiết:

Khi kim loại tác dụng với nước ta luôn có: nOH- = 2nH2 = 2.0,4 = 0,8 mol

Phản ứng trung hòa luôn có: nH+ = nOH- = 0,8 mol

\=> nHCl = nH+ = 0,8 mol

\=> V dd HCl = n : CM = 0,8 : 2 = 0,4 lít = 400 ml

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào 200 ml nước thu được 204,4 g một dung dịch kiềm. Kim loại đó là :

  • A Li
  • B Na
  • C Rb
  • D K

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn khối lượng: mKL + mH2O = mdd kiềm + mH2 => mH2 = ?

Viết PTHH tìm số mol → M

Lời giải chi tiết:

Đặt kim loại kiềm là X thì 2X + 2H2O → 2XOH + H2

Bảo toàn khối lượng có mH2 = 4,6 + 200 - 4.4 =0,2 g → nH2 = 0,1 mol →nX =0,2

→ M = 46 / 0,2 =23 [Na]

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho 1,17g một kim loại kiềm tác dụng với nước [dư]. Sau phản ứng thu được 0,336 lit khí hiđro [đktc]. Kim loại kiềm là [Cho Li = 7, Na = 23, Rb = 85] :

  • A Na
  • B Li
  • C Rb
  • D K

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Gọi kim loại kiềm là M, tính toán theo phương trình

M + H2O → MOH + 0,5H2

Lời giải chi tiết:

nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol

M + H2O → MOH + 0,5H2

Mol 0,03 ← 0,015

\=> MM = 1,17 : 0,03 = 39 [g/mol] => M là Kali

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 [ở đktc] thoát ra là

  • A 6,72 lít.
  • B 3,36 lít.
  • C 4,48 lít.
  • D 2,24 lít.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của kim loại kiềm. Tính toán theo phương trình phản ứng

Lời giải chi tiết:

nNa = 4,6: 23 = 0,2 mol

Na + H2O → NaOH + 0,5H2

Mol 0,2 → 0,1

\=> VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lit

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam Na vào 24 gam nước thu được dung dịch NaOH có nồng độ

  • A 12,3%
  • B 28,17%
  • C 19,78%
  • D 13,45%

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết:

nNa = 4,6: 23 = 0,2 mol

- Phản ứng: Na + H2O → NaOH + 0,5H2

Mol 0,2 → 0,2 → 0,1

Bảo toàn khối lượng: mNa + mH2O = mdd + mH2

\=> mdd = 4,6 + 24 – 0,1.2 = 28,4g

\=> C%NaOH = 0,2.40: 28,4 = 28,17%

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hòa tan m gam kim loại Na vào trong H2O thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là:

  • A 2,3
  • B 9,2
  • C 4,6
  • D 6,9

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính toán theo phương trình phản ứng

Lời giải chi tiết:

Các phản ứng : Na + H2O → NaOH + ½ H2

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

nH2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol

Theo các phản ứng : nNa = nNaOH = 2nH2SO4 = 0,2 mol

\=> mNa = m = 23.0,2 = 4,6g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho m gam kim loại kiềm vào nước thu được 500 ml dung dịch A và 1,12 lít khí H2[đktc]. Nồng độ mol/lít của dung dịch A là

  • A 0,20M.
  • B 0,40M.
  • C 0,10M.
  • D 0,05M

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt kim loại kiềm là M

PTHH: 2M + 2H2O → 2MOH + H2↑

→ nMOH = 2nH2 =? → CM = nMOH : V =?

Lời giải chi tiết:

nH2[đktc] = 1,12 :22,4 = 0,05 [mol]

Đặt kim loại kiềm là M

2M + 2H2O → 2MOH + H2↑

0,1 ← 0,05 [mol]

→ nMOH = 2nH2 = 2.0,05 = 0,1 [mol] → CM MOH = n:V = 0,1 : 0,5 = 0,2 [M]

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là

  • A 13,0.
  • B 14,0.
  • C 13,5.
  • D 12,0.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đổi số mol K; nKOH = nK = ? => pOH = -log[KOH] = ? => pH = 14 - pOH =?

Lời giải chi tiết:

nK = 1,95 : 39 = 0,05 [mol]

K + H2O → KOH + 1/2H2

0,05 → 0,05 [mol]

nKOH = 0,05 [mol] → [KOH] = n : V = 0,05 : 0,5 = 0,1 → pOH = -lg[OH-] = 1

→ pH = 14 - pOH = 13

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

\>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi [Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD] tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Chủ Đề