Bài tập thảo luận môn tố tụng dân sự năm 2024

  • 1. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN THI: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ CHỦ ĐỀ: BẢN ÁN PHÚC THẨM SỐ 79/2021/DSPT NGÀY 23 THÁNG 04 NĂN 2021 VỀ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH THAM GIA TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ Sinh viên thực hiện: ……………………………. MSSV: ………………………………………….. Lớp: ……………………………………………..
  • 2. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1 II. NỘI DUNG ............................................................................................................2 1. Tóm tắt nội dung vụ án ...........................................................................................2 2. Căn cứ pháp lý áp dụng...........................................................................................3 3. Đánh giá áp dụng pháp luật.....................................................................................5 III. KẾT LUẬN.........................................................................................................10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua các hoạt động và xây dựng lập pháp cũng như nâng cao chất lượng và đề cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, Nhà nước ta đã và đang có những hoạt động tích cực trong cuộc cải cách tư pháp, Nhà nước ta đã và đang có những hoạt động tích cực trong công cuộc cải cách tư pháp bằng việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kỳ mới. Đương sự trong vụ án dân sự là một trong những chủ thể đặc biệt quan trọng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự, nếu không có đương sự thì không có vụ án dân sự. Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động; đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở kế thừa, phát triển và pháp điển hóa các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015; có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2016 đã có những sửa đổi, bổ sung để bảo đảm quyền của đương sự trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cho các đương sự khi tham gia tố tụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Việc Tòa án xác định thiếu chính xác thành phần và tư cách của đương sự đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi tham gia vụ án dân sự. Với thực trạng như trên việc nghiên cứu tìm hiểu những vụ án trong thực tế có vai trò hết sức quan trọng để rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của đương sự giúp nhìn nhận bao quát hơn về đương sự, hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể này. Chính vì vậy, sinh viên chọn chủ đề: “Bản án phúc thẩm số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 về xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự” làm tiểu luận môn học Luật tố tụng dân sự của mình.
  • 4. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 II. NỘI DUNG 1. Tóm tắt nội dung vụ án - Tên bản án: Bản án số 79/2021/DSPT; - Quan hệ pháp luật: Tranh chấp quyền sử dụng đất; - Cấp xét xử: Phúc thẩm; - Loại vụ việc: Dân sự: - Cấp xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định - Nội dung: “Thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19, diện tích 2.016m2, trong đó 200m2 đất ở, 1.816m2 đất vườn Khu phố G, phường H, Thị xã H, tỉnh Bình Định được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 01490 ngày 02/6/1997 cho ông Phan Vọng. Hiện tại thửa đất bị ông Phan Văn Q chiếm một phần sử dụng xây dựng nhà ở, chuồng heo, chuồng bò, nhà vệ sinh và trồng 04 cây dừa. Ông Phan V khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, buộc ông Phan Văn Q phải dỡ dọn nhà, chuồng heo, chuồng bò, nhà vệ sinh và 04 cây dừa trả lại phần đất đã lấn chiếm cho hộ gia đình ông sử dụng. Ông Phan Văn Q cho rằng phần đất ông đang sử dụng là của ông, bà nội ông để lại cho cha ông. Từ năm 2003, cha ông đã sử dụng và xây dựng nhà. Do đó, ông Q không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông Phan V. Bản án dân sự sơ thẩm số 164/2020/DS-ST ngày 31/8/2020 của Tòa án nhân dân thị xã H tuyên xử: 1. Buộc ông Phan Văn Q phải trả lại cho hộ ông Phan V phần đất có diện tích 376,5m2 đất vườn thuộc thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19 tại khu phố G, phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định, [có giới cận kèm theo]. 2. Giao ông Phan Văn Q được trọn quyền sử dụng phần đất có diện tích 300m2 đất vườn thuộc thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19 tại khu phố G phường H, thị xã H, tỉnh Bình Định và ông Phan Văn Q phải thối lại cho hộ ông Phan V 14.400.000đ [Mười bốn triệu bốn trăm ngàn đồng], [có giới cận kèm theo] 3. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc ông Phan Văn Q phải dỡ dọn nhà, chuồng heo, chuồng bò, nhà vệ sinh và 04 cây dừa.
  • 5. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Ngoài ra Bản án còn tuyên về án phí dân sự sơ thẩm, quyền kháng cáo. Trong hạn luật định, ngày 11/9/2020 bị đơn ông Phan V làm đơn kháng cáo toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm nói trên. Bản án phúc thẩm số 79/2021/DSPT ngày 23/4/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 164/2020/DS-ST ngày 31/8/2020 của Tòa án nhân dân thị xã H để giải quyết lại vụ án1 ”. 2. Căn cứ pháp lý áp dụng Xét kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn, Hội đồng xét xử xét thấy: “Nguyên đơn ông Phan V yêu cầu bị đơn ông Phan Văn Q trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm của ông. Diện tích ông V, ông Q đang sử dụng và liên quan đến phần tranh chấp có phần diện tích của UBND xã H [nay là UBND phường H] thuộc quyền quản lý. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm cả nguyên đơn và bị đơn không xác định được ranh giới diện tích sử dụng của mình. Tại Công văn số 47/CV-UBND ngày 07/8/2020 của UBND phường H có ý kiến đề nghị xác định diện tích công ích do UBND phường quản lý chưa thể hiện tại thửa đất số 79, tờ bản đồ số 19; chưa xác định diện tích theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước công nhận cho hộ ông Phan V tại thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19. Như vậy UBND phường H cũng đã có ý kiến về việc xác minh lại diện tích sử dụng đất của ông Phan V tại thửa đất số 81. Tại Văn bản số 498/UBND-TNMT ngày 18/8/2020 của UBND thị xã H cũng thể hiện: Theo bản đồ địa chính hệ tọa độ quốc gia [bản đồ VN-2000], thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19 [bản đò năm 1997] chưa được đo đạc, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đo đạc thực tế đối với thửa đất số 81 còn lại 902,8m2 giảm 395,1m2 là sai số đo đạc. Những nội dung này cấp sơ thẩm không đưa UBND phường H và UBND thị xã H vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Hơn nữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phan Thị V [chết ngày 01/11/2019] và bà Phan Thị T [chết ngày 22/02/2021] nhưng cấp sơ thẩm không đưa 1 Bản án số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định V/v:”Tranh chấp về quyền sử dụng đất”.
  • 6. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Văn vào tham gia tố tụng trong quá tình giải quyết vụ án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ là có thiếu sót. Tại bản đồ đo đạc thực tế diện tích đất tranh chấp vào ngày 03/10/2019 không thể hiện rõ diện tích đất sử dụng thực tế của hộ ông Phan Văn Q là bao nhiêu, tứ cận như thế nào. Hai sơ đồ thửa đất tranh chấp [bút lục số 61 và bút lục số 68] có sự khác nhau về diện tích đất tranh chấp, ranh giới giữa diện tích đất thuê chưa được xác định rõ. Xét thấy, cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, bỏ sót người tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi các đương sự mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy cần hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật”.2 Trong vụ án này Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm đã căn cứ vào điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan3 ”. - Nguyên đơn ông Phan V yêu cầu bị đơn ông Phan Văn Q trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm của ông. Diện tích ông V, ông Q đang sử dụng và liên quan đến phần đất tranh chấp có phần diện tích đất do UBND xã H [nay là UBND phường H] quản lý nhưng cấp sơ thẩm không đưa UBND phường H vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bởi: “Tại Công văn số 47/CV-UBND ngày 07/8/2020 của UBND 2 Bản án số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định V/v:”Tranh chấp về quyền sử dụng đất”. 3 Khoản 4 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
  • 7. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 phường H có ý kiến đề nghị xác định diện tích công ích do UBND phường quản lý chưa thể hiện tại thửa đất số 79, tờ bản đồ số 19; chưa xác định diện tích theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước công nhận cho hộ ông Phan V tại thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19. Như vậy UBND phường H cũng đã có ý kiến về việc xác minh lại diện tích sử dụng đất của ông Phan V tại thửa đất số 81. Tại Văn bản số 498/UBND-TNMT ngày 18/8/2020 của UBND thị xã H cũng thể hiện: Theo bản đồ địa chính hệ tọa độ quốc gia [bản đồ VN-2000], thửa đất số 81, tờ bản đồ số 19 [bản đò năm 1997] chưa được đo đạc, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đo đạc thực tế đối với thửa đất số 81 còn lại 902,8m2 giảm 395,1m2 là sai số đo đạc4 ”. - Ngày 09/10/2018, bà Phan Thị V– người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan làm Giấy ủy quyền cho ông Phan V tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Ngày 01/11/2019, bà Phan Thị V chết theo trích lục khai tử ngày 11/11/2019 của UBND xã HT, huyện H trước thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành xét xử vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Văn vào tham gia tố tụng. 3. Đánh giá áp dụng pháp luật Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án cần phải xác minh, làm rõ tư cách đương sự để đưa họ tham gia vào tố tụng để có thể trình bày, nếu ý kiến về việc giải quyết vụ án hoặc đưa ra quan điểm tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vi phạm về thiếu tư cách đương sự là dạng tố tụng khá phổ biến, nhất là những vụ án tranh chấp phức tạp, trải qua nhiều năm hoặc trong vụ án có đương sự chết trong quá trình giải quyết. Đối với dạng vi phạm này, cấp phúc thẩm phần lớn phải hủy án để giải quyết lại theo tủ tục sơ thẩm điển hình như bản án số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định V/v:”Tranh chấp về quyền sử dụng đất”. 4 Bản án số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định V/v:”Tranh chấp về quyền sử dụng đất”.
  • 8. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan5 . Đương sự trong vụ án dân sự chính là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân sự tức là xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự Cơ sở của việc xác định tư cách tố tụng của đương sự - Xác định tư cách đương sự trên cơ sở xác định chủ thể có quyền khởi kiện, bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu thì Tòa án cần xem xét những vấn đề sau đây: chủ thể có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hay không? Họ khởi kiện hoặc yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay người khác? Họ có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu với ai. Cần phải căn cứ vào bản chất của mỗi quan hệ pháp luật đang được xem xét, gái quyết và đối chiếu với các quy phạm pháp luật nội dung tương ứng để xác định tư cách của đương sự. - Xác định tư cách của đương sự căn cứ vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ và vào thời điểm tham gia tố tụng đương sự đó. Khi xem xét sự liên quan về quyền, nghĩa vụ mà xác định việc giải quyết mối quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn có liên quan đến quyền và lợi ích của chủ thể thứ ba thì tòa án cần xác định chủ thể này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đồng thời, khi xem xét yêu cầu giải quyết việc dân sự thì cần xác đúng việc giải quyết việc dân sự sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những ai thì cần được xác định là người có liên quan. Ngoài ra căn cứ vào thời điểm tham gia tố tụng cũng là cơ sở để xác định tư cách tham gia của đương sự là nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy, có nhiều cơ sở để xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng, việc xác định chủ thể tham gia tố tụng chính xác sẽ giúp cho qua trình tố tụng được nhanh chóng, hiệu quả 5 Khoản 1 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
  • 9. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 * Đối với nguyên đơn theo quy định tại khoản 2 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”. Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự không những chỉ là người khởi kiện hay người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mà nguyên đơn trong vụ án dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác. Hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng * Đối với bị đơn theo quy định tại khoản 3 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”. Như vậy, để được xác định tư cách bị đơn cần có các đặc điểm sau: - Là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự khởi kiện. - Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn. * Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự theo quy định tại khoản 4 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự
  • 10. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm 2 loại: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập: Thứ nhất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn6 . Thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn. Do đó, khi tham gia tố tụng, lợi ích pháp lý của họ phụ thuộc vào lợi ích pháp lý của nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của mình7 . Việc xác định đúng tư cách tố tụng của một người trong vụ án dân sự là tiền đề giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan. Việc xác định sai tư cách của người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến quyết định sai trách nhiệm dân sự, về quyền kháng cáo… sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ làm cho việc giải quyết các vụ án dân sự không được toàn diện, triệt để. Việc này dẫn đến làm sai lệch bản chất vụ việc, đây được coi là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố 6 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La [2019], Chuyên đề: Nâng cao chất lượng hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, tr.2 7 Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La [2019], Chuyên đề: Nâng cao chất lượng hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, tr.2
  • 11. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 tụng, Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy án8 . Tuy nhiên, qua thực tiễn có thể nhận thấy rằng việc xác định tư cách tố tụng của đương sự có nhiều quan điểm khác nhay, không đồng nhất giữa những người tham gia tố tụng, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như giữa địa phương này với địa phương khác. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: - Bất cập trong quy định của pháp luật + Khoản 1 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Quy định này mới chỉ mang tính liệt kê thành phần đương sự mà không có quy định về khái niệm đương sự là gì? Do chưa được hướng dẫn cụ thể nên không ít trường hợp Tòa án đã xác định sai tư cách đương sự, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. + Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa có tiêu chí rõ ràng để phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hầu hết Tòa án chỉ xác định tư cách của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan một cách chung chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Tòa án thường xác đinh sai hoặc thiếu tư cách đương sự. + Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về phạm vi khởi kiện, trong một vụ án dân sự có thể nhiều nguyên đơn, bị đơn. Nhưng quy định này lại không cụ thể như thế nào là đồng nguyên đơn, đồng bị đơn trong vụ án dân sự sẽ gây khó khăn rất lớn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. - Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án còn lúng túng trong việc xác định loại việc, quan hệ tranh chấp, thẩm quyền của Tòa án; sai sót trong việc xác định tư cách tố tụng của đương sự do chủ quan trong việc xác định quan hệ tranh chấp; quá phụ thuộc vào hồ sơ thụ lý vụ án. 8 Nguyễn Thị Tuyết [2020], “Một số dạng vi phạm, thiếu sót Tòa án thường mắc phải khi giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và vụ án hành chính”, truy cập tại đường link //vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/9753 ngày truy cập 10/08/2021.
  • 12. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 - Trình độ pháp luật của người dân đặc biệt là người có tư cách đương sự còn hạn chế chưa hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. III. KẾT LUẬN Qua quá trình học tập và tìm hiểu môn luật tố tụng dân sự, bản thân đã vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành bài tiểu luận: “Bản án phúc thẩm số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 về xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự” với những nội dung như sau: Tóm tắt nội dung vụ án, xác định những vấn đề liên quan và đánh giá áp dụng pháp luật đối với việc xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần: - Bổ sung khái niệm đương sự; hướng dẫn cụ thể về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; quy định cụ thể về đồng nguyên đơn, đồng bị đơn trong vụ án dân sự. - Về phía cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, trau dồi kiến thức pháp luật, bảo đảm phẩm chất, bản lĩnh chính trị. Thẩm phán cần phải phân biệt rõ tư cách đương sự của từng cá nhân, tổ chức khi tham gia tố tụng để giải quyết đúng đắn. Nên tổ chức các buổi hội thảo có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức để tuyên truyền pháp luật về đương sự như vậy sẽ tăng cường hiểu biết pháp luật về đương sự cho từng cá nhân, tổ chức. - Để bảo đảm quyền lợi của mình người dân có tư cách đương sự nên tìm đến luật sư hoặc những người có hiểu biết pháp lý để có thể hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng.
  • 13. tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự [Luật số 91/2015/QH13] ngày 24 tháng 11 năm 2015. 2. Bộ luật tố tụng dân sự [Luật số 92/2015/QH13] ngày 25 tháng 11 năm 2015. 3. Bản án số 79/2021/DSPT ngày 23 tháng 04 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định V/v:”Tranh chấp về quyền sử dụng đất”. 4. Nguyễn Thị Tuyết [2020], “Một số dạng vi phạm, thiếu sót Tòa án thường mắc phải khi giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và vụ án hành chính”, [//vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/9753] ngày truy cập 10/08/2021. 5. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La [2019], Chuyên đề: Nâng cao chất lượng hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, tr.2 6. Trường Đại học Luật Hà Nội [2019], Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân

Chủ Đề