Bài tập tiếng việt lớp 3 trang 76 năm 2024

  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

  1. Gió trong bài thơ có điểm đáng yêu là: lúc nào cũng vội vã, lúc nào cũng huýt sáo, hát ca, thích chơi chong chóng, cùng bé thả diều.

Câu 2

Đọc hiểu

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

[Theo Phạm Hổ]

Từ ngữ:

- Bằng lăng: cây thân gỗ, hoa màu tím hồng.

- Chúc: chúi xuống thấp.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

  1. Câu chuyện có những nhân vật nào?
  1. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?

- Vì bằng lăng chỉ nở một bông hoa.

- Vì hoa nở không đẹp như mùa hoa trước.

- Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.

  1. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?

- Cành bằng lăng ghé sát vào cửa sổ nơi bé nằm.

- Bằng lăng đợi bé Thơ trở về mới nở hoa.

- Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.

  1. Khi trở về nhà, vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?
  1. Sẻ non làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? [Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.]

  1. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.

  1. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
  1. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.
  1. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?

- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!

- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

- Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

- Sẻ non hãy giúp bé thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!

Phương pháp giải:

  1. Em đọc câu chuyện để trả lời câu hỏi.

b,c. Em đọc đoạn 1 của câu chuyện.

  1. Em đọc đoạn 2 của câu chuyện.
  1. Em đọc đoạn 3 của câu chuyện.
  1. Em đọc câu chuyện để hoàn thành bài tập.
  1. Em suy nghĩ và nói lên cảm xúc của mình.
  1. Em đọc câu chuyện để hoàn thành bài tập.
  1. Em dựa vào đặc trưng của mỗi loại câu để phân loại.

Lời giải chi tiết:

  1. Câu chuyện có những nhân vật là: bằng lăng, bé Thơ và sẻ non.
  1. Mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui:

- Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.

  1. Bằng lăng thể hiện tình bạn với bé Thơ bằng cách:

- Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.

  1. Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua bông hoa bằng lăng nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó.
  1. Sẻ non chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững để bông hoa chúc xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
  1. Đoạn 1: Bằng lăng nở hoa mà không vui

Đoạn 2: Bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua

Đoạn 3: Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ

  1. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta là: Ca ngợi tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ. Để chúng ta thấy được xung quanh ta có nhiều điều rất tươi đẹp và đáng yêu, đáng quý.
  1. 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non trong câu chuyện: tập bay, chắp cánh, bay vù, đáp xuống, đứng vững.
  1. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu là:

- Câu cảm: Bông hoa bằng lăng đẹp quá!

- Câu hỏi: Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

- Câu kể: Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

- Câu khiến: Sẻ non hãy giúp bé thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!

Phần B - Viết

Câu 1:

Nghe viết: Gió [3 khổ thơ đầu].

Lời giải chi tiết:

Em thực hiện viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng.

- Giữa các khổ thơ phải cách 1 dòng.

Câu 2

Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.

Gợi ý:

- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?

- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?

- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?

- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?

Phương pháp giải:

Em lựa chọn nhân vật yêu thích và dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

Bài tham khảo 2:

Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.

Chủ Đề