Bài tập tính giá thành sản phẩm cơ bản năm 2024
Tính giá thành sản phẩm là 1 vấn đề khó. Cần kế toán phải kiểm soát chi phí cũng như tổng hợp kết chuyển chi phí thật chính xác. Show
Tham khảo: Bài tập tính giá thành sản phẩm – có lời giải: Bài 1 tính giá thành sản phẩmBài tập tính giá thành sản phẩmTại công ty TNHH Hồng Gia Lợi Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Giá xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Tính hình sản xuất kinh doanh liên quan trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau: Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản– Tài khoản 152 450.000.000 đồng + Tài khoản 1521 (4.000) kg 400.000.000 đồng + Tài khoản 1522 (1.000) kg 50.000.000 đồng – Tài khoản 154 : 75.000.000 đồng + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 59.700.000 đồng + Chi phí vật liệu chính : 50.000.000 đồng + Chi phi vật liệu phụ : 9.700.000 đồng + Chi phí sản xuất chung : 3.000.000 đồng – Các tài khoản có số dư hợp lý Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:1. Mua một tài sản cố định sử dụng bộ phận sản xuất sản phẩm, có giá mua ghi trên hoá đơn 290.000.000 đồng, thuê GTGT 10%, chưa thanh toán cho khác hàng.Biết rằng tài sản cố định này có tỉ lệ khấu hao là 20%. Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử được kế toán ghi nhận như sau : – Xuất 10 kg vật liệu chính để sản xuất thử – Xuất kho 20 kg vật liệu phụ để sản xuất thử – Các chi phí phát sinh liên quan đến tài sản cố định này được thanh toán bằng tiền tạm ứng là 5.000.000 đồng. – Các chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán là 3.000.000 đồng. 2. Nhập kho 1000 kg vật liệu chínhGiá mua chưa thuế 100.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả cho tiền người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ trả hộ cho người bán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng, thuế GTGT 5% 3. Mua 20 kg vật liệu phụGiá mua chưa thuế 000 đồng/kg, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt, đưa vào sản xuất sản phẩm. 4. Xuất kho 4000 kg vật liệu chính và 200 kg vật liệu phụ sản xuất sản phẩm.5. Mua nhiên liệu đưa vào chạy máy sản xuất sản phẩmTrị giá 6.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho khách hàng. 6. Tiền lương phải trả cho công nhânNhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm là 120.000.000 đồng, bộ phận phục vụ sản xuất là 10.000.000 đồng, và bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 30.000.000 đồng. 7. Trích bảo hiểmBảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy đị Giả sử công ty trích 16% BHXH, 3% BHYT. 1% BHTN, 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 6% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN. 8. Hợp đồng chi phí sửa chữa nhỏ thuê ngoài phát sinhTại phân xưởng thanh toán bằng tiền mặt là 1.600.000 đồng, thuế GTGT 10%. 9. Mức trích khấu hao tài sản cố địnhKỳ trước của máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 18.800.000 đồng, các tài sản cố định khác phục vụ cho phân xưởng sản xuất là 3.000.000 đồng. 10. Phân xưởng sản xuất sản phẩm báo hỏngHỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 kỳ, trị giá ban đầu là 1.000.000 đồng, phế liệu bán thu bằng tiền mặt là 500.000 đồng. 11. Tiền điện nướcPhải trả cho nhà cung cấp chưa có thuế GTGT cho bộ phận sản xuất sản phẩm 12.000.000 đồng, cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất là 2.000.000 đồng, thuế GTGT 10% 12. Kết quả sản xuất trong kỳ tại phân xưởngNhập kho 10.000 sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.000 sản phẩm, mức độ hoàn thành là là 75%. Biết rằng doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất Yêu cầu bài tập tính giá thành sản phẩm:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm. Lập bảng tính giá thành sản phẩm. Chủ đề “Bài tập tính giá thành sản phẩm” – Phần 4: “Tính giá thành theo phương pháp lập báo cáo sản xuất” XEM VIDEO SỐ 9 NHA CÁC BẠN Tiếp theo bài Tính giá thành theo phương pháp hệ số, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về dạng thứ 4 của Bài tập Tính giá thành sản phẩm: Tính giá thành theo phương pháp lập báo cáo sản xuất. Phần 1. Nguyên tắc chung tính giá thành theo phương pháp Lập báo cáo sản xuất1.Tính giá thành theo Báo cáo sản xuất là gì?Hiểu đơn giản thì với phương pháp này, chúng ta sẽ lập một cái Báo cáo sản xuất để tính giá thành. Bao gồm toàn bộ thông tin liên quan đến tình hình sản xuất của công ty như: số lượng sản phẩm/chi phí dở dang cuối kỳ, thực hiện trong kỳ, sản phẩm hỏng… Điều này có nghĩa là 4 bước trong quy trình tính giá thành chúng ta đã tìm hiểu lúc trước bây giờ sẽ được gộp tất cả trong cái Báo cáo sản xuất này. Các thông tin này được nhóm theo 3 phần trên Báo cáo sản xuất : Phần A. Sản phẩm & Khối lượng sản phẩm tương đương Tại bước này chúng ta sẽ liệt kê số lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất: Sản phẩm dở dang đầu kỳ; Sản phẩm hoàn thành trong kỳ; Sản phẩm dở dang cuối kỳ; Sản phẩm hỏng… Sau đó chúng ta sẽ quy đổi số lượng sản phẩm này sang “Khối lượng sản phẩm tương đương”. Việc quy đổi này dựa trên % mức độ hoàn thành của sản phẩm. Bạn nào chưa rõ khái niệm này thì tham khảo lại bài Quy trình tính giá thành sản phẩm Phần B. Tổng hợp chi phí sản xuất & chi phí đơn vị Tại bước này chúng ta sẽ tập hợp chi phí liên quan đến quá trình sản xuất. Mục đích là chúng ta phải bóc tách được các chi phí không được tính vào giá thành sản xuất nhé. Ví dụ: chi phí NVL ngoài định mức; chi phí NCTT và SXC phát sinh do hoạt động dưới công suất bình thường; chi phí liên quan sản phẩm hỏng Cách làm thì các bạn tham khảo Bước 1 trong Quy trình tính giá thành sản phẩm Phần C. Phân bổ chi phí cho các sản phẩm đầu ra Phần này lại gồm 2 nội dung nhỏ:
2. 2 dạng Báo cáo sản xuấtTrong đề thi CPA môn kế toán, có 2 dạng báo cáo sản xuất trong bài tập tính giá thành sản phẩm:
Vậy 2 dạng báo cáo này khác nhau như nào? Các bạn lưu ý đây chính là điểm dễ gây nhầm lẫn nhất cho mọi người khi gặp dạng bài này.
Cụ thể ảnh hưởng của sự khác biệt trong nguyên lý được thể hiện trong bảng sau: Nội dungPhương pháp Nhập trước – Xuất trướcPhương pháp Bình quânPhần AKhối lượng tương đương \= Qddk * (1 – % hoàn thành) + Qhttk + Qdck * % Hoàn thànhKhối lượng tương đương \= Qhttk + Qdck * % Hoàn thànhPhần BTổng CPSX = CPPStkTổng CPSX = CPDDđk + CPPStkPhần CChi phí Đầu vào = CPDDđk + CPPStk Phân bổ Đầu ra = Zdk + Ztk + CPDD ckChi phí Đầu vào = CPDD đk + CPPStk Phân bổ Đầu ra = Ztk + CPDDck Lưu ý: Các bạn lưu ý: Chi phí dở dang cuối kỳ như chúng ta đã biết là được xác định theo 2 phương pháp:
Như vậy ta sẽ có 4 tình huống liên quan đến tính giá thành bằng Báo cáo sản xuất:
Trong đề bài thi thường sẽ yêu cầu cụ thể dạng báo cáo chúng ta cần lập. Để hiểu chi tiết chúng ta cùng xem các ví dụ về bài tập tính giá thành sản phẩm bằng cách lập Báo cáo sản xuất dưới đây. Phần 2. Ví dụ về tính giá thành sản phẩm bằng cách lập báo cáo sản xuất1. Bài tập tính giá thành sản phẩm bằng cách lập báo cáo sản xuất theo “Phương pháp bình quân”Tình huống: Đề thi CPA Môn Kế toán – Năm 2011 – Đề Chẵn – Câu 5 Phân tích đề bài Yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân. Đề bài không chỉ rõ cần tính chi phí dở dang theo phương pháp Chi phí NVLTT hay % mức độ hoàn thành. Tuy nhiên ta thấy tình huống cung cấp thông tin về mức độ chế biến của sản phẩm. Do vậy ta hiểu là chi phí dở dang cuối kỳ được xác định theo % mức độ hoàn thành Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân Chỉ tiêuTổng Khối lượng, Chi phíNVLTTNCTTSXCA.Kê khối lượng và khối lượng tương đương. 1,1701,1001,100– Khối lượng hoàn thành (1)1,0001,0001,0001,000– Khối lượng dở dang cuối kỳ (2)1501509090– Khối lượng sản phẩm hỏng (3)20201010B.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị 3,510,000561,000682,000– Chi phí dở dang đầu kỳ 610,000150,000180,000– Chi phí phát sinh trong kỳ 2,900,000411,000502,000– Chi phí đơn vị (4) = (B) : (A) 3,000510620C. Cân đối chi phí Nguồn chi phí đầu vào: 3,510,000561,000682,000– Chi phí dở dang đầu kỳ 610,000150,000180,000– Chi phí phát sinh trong kỳ 2,900,000411,000502,000Phân bổ chi phí đầu ra: – Chi phí dở dang cuối kỳ = (4)*(2)551,700450,00045,90055,800– Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành = (4) * (1)4,130,0003,000,000510,000620,000– Chi phí SX SP hỏng ngoài định mức = (4) * (3)71,30060,0005,1006,200 Trong đó: (2) = số lượng sản phẩm dở dang * tỷ lệ hoàn thành (với chi phí NVLTT: bỏ luôn từ đầu kỳ nên mức độ hoàn thành là 100%; chi phí NCTT và SXC có mức độ hoàn thành là 60%) (3) = số lượng sản phẩm hỏng * tỷ lệ hoàn thành (với chi phí NVLTT: bỏ luôn từ đầu kỳ nên mức độ hoàn thành là 100%; chi phí NCTT và SXC có mức độ hoàn thành là 50%) Nhìn vào bảng trên ta sẽ thấy tổng giá thành của sản phẩm trong kỳ được tính ra là 4,130,000. 2. Bài tập tính giá thành sản phẩm bằng cách lập báo cáo sản xuất theo “Phương pháp Nhập trước – Xuất trước”Tình huống 1 | Đề thi CPA Môn Kế toán – Năm 2018 – Đề lẻ – Câu 5 Phân tích đề bài (1) Yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NT-XT. Trong tình huống của chúng ta: 500 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (480 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 20 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 80 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ & 420 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 20 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 400 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ. (2) Đề bài không chỉ rõ cần tính chi phí dở dang theo phương pháp Chi phí NVLTT hay % mức độ hoàn thành. Tuy nhiên ta thấy tình huống cung cấp thông tin về mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy ta hiểu là chi phí dở dang được xác định theo % mức độ hoàn thành (3) Các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT Chỉ tiêuTổng Khối lượng/ Chi phíKhối lượng tương đương/ Chi phíNVLTTNCTTSXCA. Kê khối lượng và khối lượng tương đương Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ80244040Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ400400400400Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài Định mức20202020Khối lượng dở dang cuối kỳ100604040Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM – – – –Tổng cộng 504500500B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị Chi phí phát sinh trong kỳ 5,274,000 3,024,000 1,000,000 1,250,000Chi phí sản xuất vượt định mức – – – –Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường – – – –Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm 5,274,000 3,024,000 1,000,000 1,250,000Chi phí đơn vị [B/A] 10,500 6,000 2,000 2,500C. Cân đối chi phí (i) Nguồn chi phí đầu vào Chi phí dở dang đầu kỳ 535,200 347,200 84,000 104,000Chi phí phát sinh trong kỳ 5,274,000 3,024,000 1,000,000 1,250,000Tổng cộng 5,809,200 3,371,200 1,084,000 1,354,000(ii) Phân bổ chi phí đầu ra Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ 859,200 491,200 164,000 204,000– Kỳ trước 535,200 347,200 84,000 104,000– Kỳ này 324,000 144,000 80,000 100,000Chi phí dở dang cuối kỳ 540,000 360,000 80,000 100,000Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ 4,200,000 2,400,000 800,000 1,000,000Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức 210,000 120,000 40,000 50,000Tổng cộng 5,809,200 3,371,200 1,084,000 1,354,000 Tình huống 2 | Đề thi CPA Môn Kế toán – Năm 2018 – Đề chẵn – Câu 5 Bước 1. Phân tích đề bài (1) Đề bài yêu cầu Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. 600 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (570 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 30 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 100 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 500 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 30 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 470 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ. (2) Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành. (3) Lưu ý về các thông tin khác:
Bước 2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT Chỉ tiêuTổng Khối lượng/ Chi phíKhối lượng tương đương/ Chi phíNVLTTNCTTSXCA. Kê khối lượng và khối lượng tương đương Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ100406060Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ470470470470Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài ĐM30303030Khối lượng dở dang cuối kỳ1501209090Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM50403030Tổng cộng 700680680B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị Chi phí phát sinh trong kỳ7,880,0004,620,0001,360,0001,900,000Chi phí sản xuất vượt định mức420,000420,000 Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường 200,000 200,000Tổng chi phí phát sinh được tính vào gía thành sản phẩm 7,260,0004,200,0001,360,0001,700,000Chi phí đơn vị [B/A] 6,0002,0002,500C. Cân đối chi phí (i) Nguồn chi phí đầu vào Chi phí dở dang đầu kỳ 642,000372,000126,000144,000Chi phí phát sinh trong kỳ7,260,0004,200,0001,360,0001,700,000Tổng cộng7,902,0004,572,0001,486,0001,844,000(ii) Phân bổ chi phí đầu ra Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ1,152,000612,000246,000294,000Kỳ trước 372,000126,000144,000Kỳ này 240,000120,000150,000Chi phí dở dang cuối kỳ1,125,000720,000180,000225,000Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ4,935,0002,820,000940,0001,175,000Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức 690,000420,000120,000150,000Tổng cộng 7,902,0004,572,0001,486,0001,844,000 Vậy là xong dạng bài tính giá thành sản phẩm theo phương pháp Lập báo cáo sản xuất. Trong bài tiếp theo, mình sẽ giải thích về cách tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. |