Bài tập về Các thành phần chính của câu lớp 6

I. – CỦNG CỒ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Thành phần chính

– Các thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Trong câu thành phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ.

– Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên người, sự vật, hiện tượng… có đặc điểm, hành động, trạng thái được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi: Ai?, Cái gì? Con gì?

Ví dụ: Gậy tre, chông tre /chống lại sắt thép quân thù. [Thép Mới]

+Gậy tre, chông tre: CN

– Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?

Ví dụ: Bom/ giật, bom/ rung, kính vỡ đi rồi.

+ giật: VN1

+rung: VN2

+vỡ đi rồi: VN3

2. Thành phần phụ

– Thành phần phụ: là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu. Thành phần phụ gồm trạng ngữ và khởi ngữ.

– Thành phần trạng ngữ: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách, thức diễn ra sự việc nêu trong câu; về hình thức trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu.

Ví dụ: Hằng năm cứ vào cuối thu/, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

[Thanh Tịnh]

+ Hằng năm cứ vào cuối thu: Trạng ngữ

– Thành phần khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khỏi ngữ thường có các từ ngữ về, đối với…

Ví dụ: Đối với tôi, tôi luôn cố gắng trong mọi công việc.

Đối với tôi: Khởi ngữ

3. Câu trần thuật đon

– Khái niệm: câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giói thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Ví dụ: Mùa xuân xôn xao, phơi phới.

– Các loại câu trần thuật đon:

+ Câu trần thuật đơn có từ là: vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ tạo thành. Ngoài ra tổ hợp từ là với động từ [cụm động từ] hoặc tính từ [cụm tính từ]… cũng có thể làm vị ngữ. Một số kiệu câu trần thuật đơn có từ là: câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu đánh giá, câu miêu tả.

Ví dụ:

– Về ý nghĩa, danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm. [câu định nghĩa]

– Bồ Các là bác chim ri. [câu giói thiệu]

– Cầu Long Biên là một cây cầu có giá trị lịch sử. [câu đánh giá]

– Hoa bằng lăng màu tím thẫm. [câu miêu tả]

+ Câu trần thuật đơn không có từ là: vị ngữ thường do động từ [cụm động từ], tính từ [cụm tính từ] tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

Ví dụ: – Tôi rất vui khi được khen.

– Chị Cốc không trông thấy Dế Mèn.

– Câu miêu tả và câu tồn tại:

+ Câu miêu tả là những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm… của sự vật nêu ở chủ ngữ. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ: Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. [Ngô Văn Phú]

+ Câu tồn tại là những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật. Câu tồn tại có chủ ngữ đứng sau vị ngữ.

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú. [Bà Huyện Thanh Quan]

II. Luyện tập

Bài tập

1. Xác định thành phần chính của câu trong các ngữ liệu sau:

a] Từ hôm đó Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau trở thành một bậc đại hiền.

b] Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

c] Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.

2. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Giời chớm hè.. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan lại nở trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thom như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

[Duy Khán, Lao xao]

a] Đoạn văn có mấy câu?

b] Phân tích thành phần chính của câu 7 và nhận xét về cấu tạo của các thành phần chính.

c] Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn văn.

d] Câu 2, 3 có phải là câu miêu tả không? Vì sao?

3. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi bao quyến rũ và khát khao.

[Thuý Lan, cầu Long Biên – chứng nhân lịch sứ]

a] Xác định thành phần chính của câu in đậm.

b] Viết lại câu in đậm cho đầy đủ.

c] Nếu viết: Màu xanh bãi mía, nương dâu, bai ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán thì câu mắc lỗi gì?

4. Cho đoạn văn sau:

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đòi, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang…

[Thép Mới, Cây tre Việt Nam]

a] Tìm phó từ trong đoạn văn và cho biết đó là những loại phó từ nào.

b] Xác định cảc thành phần chính trong câu in đậm.

c] Câu in đậm có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?

5. Xác định lỗi của các câu sau và sửa lại cho đúng:

a] Mẹ, người em yêu thương nhất.

b] Trong truyện cổ tích nêu cao chân lí ở hiền gặp lành.

c] Nằm sát bên bờ sông.

6. Viết đoạn văn [khoảng 15 dòng] tả chân dung người thân mà em yêu mến. Sau đó:

a] Xác định thành phần chính của một số câu trong đoạn văn.

b] Tìm một câu trần thuật đơn dùng để nêu nhận xét.

Gợi ý

1. Xác định thành phần chính của câu trong ngữ liệu sau:

a] Từ hôm đó, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau, trở thành một bậc đại hiền. 

+ CN: Mạnh Tử

+ VN: rất chuyên cần; trở thành một bậc đại hiền.

b] Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê/ trở nên lòng yêu Tổ Quốc.

+ CN: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê

+ VN: trở nên lòng yêu Tổ Quốc.

c] Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.

+ CN: con người không chịu khuất phục.

+VN: Như tre mọc thẳng

2. a] Đoạn văn có 14 câu.

b] Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.

– Thành phần CN: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật.

CN cấu tạo bởi 3 cụm danh từ.

-Thành phần VN: đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.

VN cấu tạo bởi 2 cụm động từ.

c] HS tự tìm câu trần thuật đơn trong đoạn văn.

d] Câu 2, 3 là câu miêu tả.

Vĩ các câu này dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất,… của sự vật nêu ở CN, trong hai câu này CN đứng trước VN.

3. a] Xác định thành phần chính của câu sau;

Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi bao quyến rũ và khát khao.

thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi bao quyến rũ và khát khao.: VN

b] Viết lại câu cho đầy đủ.

Khi chiều xuổng, nhìn về phía Hà Nội, tôi/ thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi hao quyến rũ và khát khan.

+ tôi: CN

thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi bao quyến rũ và khát khao : VN

c] Nếu viết: Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán thì câu mắc lỗi thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

4. a] Phó từ trong đoạn văn:

– lên : Phó từ chỉ hướng.

– đã: Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

Xác định các thành phần chính trong câu in đậm:

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình mái chùa cổ kính.

+ Thấp thoáng: VN 

mái đình mái chùa cổ kính: CN

c] Câu in đậm là Gâu trần thuật đơn vì câu gồm một cụm C – V tạo thành và dùng để tả.

5. a] Câu mắc lỗi thiếu VN.

Sửa: Mẹ, người em yêu thương nhất, rất dịu hiền.

b] Câu mắc lỗi thiếu CN.

Sửa: Trong truyện cổ tích, nhân dân lao động nêu cao chân lí ở hiền gặp lành.

c] Câu mắc lỗi thiếu CN, VN.

Sửa: Nằm sát bên bờ sông, chợ Năm Căn ồn ào tấp nập.

6. – Yêu cầu về hình thức:

+ HS viết đúng một đoạn văn [bắt đầu từ chữ cái đầu tiên viết hoa lùi vào một ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng].

+ Đoạn văn không dài quá 15 dòng.

– Yêu cầu về nội dung: tả chân dung một người thân mà em yêu mến [mẹ, bố, bà…].

HS cần xác định trình tự miêu tả cho họp lí. Sau đây là một số gợi ý:

+ Giới thiệu người thân [tuổi, nghề nghiệp,…].

+ Tả khái quát chân dung [hình dáng, trang phục, tính cách,…].

+ Tả cụ thể: tóc, gương mặt, đôi mắt,…

+ Tình cảm của người đó dành cho em và ngược lại.

Sau đó:

-Xác định thành phần chính của một số câu trong đoạn văn.

– Tìm một câu trần thuật đơn dùng để nêu nhận xét.

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về dấu câu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Related

Tags:Củng cố mở rộng kiến thức về câu · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề