Bài tập về câu đề nghị lớp 6 năm 2024

Bài viết dưới đây sẽ trình bày tới người học các cách diễn đạt khác nhau của câu đề nghị cùng những ví dụ cụ thể và bài tập vận dụng, giúp người học nắm chắc hơn cách sử dụng của loại câu này.

Key takeaways

Câu đề nghị nhằm đưa ra đề xuất hoặc gợi ý:

  • Let’s [+not] + V
  • What about/ How about Ving?
  • Shall we + V?
  • I suggest [+not] + Ving
  • Why not / Why don’t we + V?

Câu đề nghị nhằm yêu cầu người khác:

  • Do you mind + Ving?
  • Would you mind + Ving?

Câu đề nghị là gì?

Câu đề nghị trong tiếng Anh là mẫu câu dùng để diễn đạt mong muốn của người nói về một hành động cần được thực hiện. Có hai loại câu đề nghị:

  • Câu đề nghị nhằm đưa ra đề xuất hoặc gợi ý: dùng để đưa ra một hành động mà người nói muốn cả người nói và người nghe cùng nhau thực hiện. [Ví dụ: Chúng ta cùng ra ngoài ăn tối đi.]
  • Câu đề nghị nhằm yêu cầu người khác: dùng để chỉ một hành động mà người nói mong muốn người nghe làm, chứ người nói không làm hành động đó [Ví dụ: Bạn tắt hộ tôi cái tivi được không?]

Các cấu trúc câu đề nghị

Các cấu trúc câu đề nghị nhằm đưa ra đề xuất, gợi ý được dùng để đưa ra một hành động mà người nói muốn cả người nói và người nghe cùng nhau thực hiện.

Câu đề nghị với Let’s

Công thức: Let’s [+not] + động từ nguyên thể

Ví dụ:

  • Let’s go to the cinema tonight. [Tối nay chúng ta đi đến rạp chiếu phim đi]
  • Let’s not go out tonight. [Tối nay chúng ta đừng đi ra ngoài nữa]

Câu đề nghị với What about/How about

Công thức: What about / How about + V-ing?

Ví dụ:

  • What about visiting our parents this weekend? [Cuối tuần này chúng ta về thăm bố mẹ đi?]
  • How about catching a taxi? [Chúng ta bắt taxi được không?]

Tham khảo thêm: Cấu trúc how about, what about

Câu đề nghị với Why not/Why don’t

Công thức:

  • Why not + động từ nguyên thể?
  • Why don’t we + động từ nguyên thể?

Ví dụ:

  • Why not go for a walk on such a nice day? [Sao chúng ta lại không đi bộ vào một ngày đẹp trời như thế này nhỉ?
  • Why don’t we go to the park? [Sao chúng ta không ra công viên chơi nhỉ?]

Câu đề nghị với Shall we

Công thức: Shall we + động từ nguyên thể?

Ví dụ:

  • Shall we stop working and call it a day? [Chúng ta hãy dừng làm việc và nghỉ ngơi được không?]

Tìm hiểu thêm: Cấu trúc Shall we trong tiếng Anh

Câu đề nghị với Suggest

Công thức: I suggest [+ not] + V-ing.

Ví dụ:

  • I suggest playing video games instead of play cards. [Tôi đề nghị chúng ta chơi điện tử thay vì chơi bài]
  • I suggest not having lunch right now. It’s too early. [Tôi đề nghị chúng ta không ăn trưa vào lúc này. Vẫn còn quá sớm]

Đọc thêm: Cấu trúc câu suggest

Cách đưa ra lời đề nghị với công thức Do you mind / Would you mind

Khác với các câu đề nghị được trình bày ở trên, câu đề nghị với Do you mind / Would you mind được dùng để chỉ một hành động mà người nói mong muốn người nghe làm, chứ người nói không làm hành động đó.

Công thức: Do you mind / Would you mind + Ving?

Ví dụ:

  • Do you mind keeping silent for a few minutes? [Bạn có thể giữ trật tự trong một vài phút được không?] => Khác với Let’s keep silent for a few minutes. [Chúng ta hãy giữ trật tự một vài phút]
  • Would you mind telling me what happened last night? [Bạn có thể nói cho tôi biết điều gì xảy ra tối qua hay không?]

Lưu ý: Cấu trúc “Would you mind” mang nghĩa trang trọng và lịch sự hơn so với “Do you mind”, phù hợp khi sử dụng để đưa ra lời đề nghị, mong muốn đối với người lớn tuổi hơn, người vai vế cao hơn, cấp trên,…

Tham khảo thêm: Cấu trúc would you mind

Cách đáp lại một câu đề nghị

Đồng ý với lời đề nghị

Để đồng ý với một lời đề nghị, thay vì dùng “Yes” người nói có thể tham khảo những câu sau:

  • Yes, sure thing. [Chắc chắn rồi.]
  • Yes of course!/By all means. [Tất nhiên rồi!]
  • Yes I can./OK I will. [Được thôi.]
  • Sure thing!/Definitely!/Absolutely!/Certainly! [Đương nhiên rồi!]
  • I’d be happy to./I will be glad to help./Your wish is my command. [Rất hân hạnh.]
  • Consider it done./I will see to it right away. [Tôi sẽ làm ngay và luôn.]

Từ chối lời đề nghị

Bạn đọc có thể sử dụng những mẫu sau thay cho “No” để từ chối một lời đề nghị:

  • I’d love to, but… [Tôi rất muốn, nhưng…]
  • Sorry, I’m tied up with… [Rất tiếc nhưng tôi phải…]
  • Sorry, I can’t/I’m afraid I can’t. [Rất tiếc tôi không thể.]
  • No, thank you. [Cảm ơn nhưng tôi không thể.]
  • I’d rather not. [Không được đâu.]
  • I’ll have to pass. [Không được rồi.]
  • I’ll have to take a rain check. [Để khi khác nhé.]

Cách trả lời khi còn lưỡng lự

Khi còn lưỡng lự, bạn đọc có thể tham khảo những cách trả lời sau:

  • I’m afraid I don’t know. [Tôi sợ rằng tôi chưa biết được.]
  • I'm not 100% sure yet, but I'm interested! Let me check my schedule and get back to you. [Tôi chưa chắc chắn hoàn toàn, nhưng tôi rất hứng thú! Hãy để tôi kiểm tra lịch của tôi và trả lời bạn sau nhé.]
  • Let me think this through for a bit. I'll hit you up with my decision soon. [Hãy để tôi suy nghĩ đã. Tôi sẽ có quyết định sớm thôi.]
  • That sounds great, but I need a bit more time to figure things out. Mind if I let you know in a day or two? [Nghe hay đấy, nhưng tôi sẽ cần một chút thời gian để suy nghĩ. Tôi sẽ trả lời bạn trong một hai ngày tới được chứ?]
  • I’m on the fence right now. But give me a little time to decide, will you? [Tôi đang chưa quyết định được. Cho tôi một chút thời gian suy nghĩ nhé?]
  • I'm down to help, but I gotta see if it fits with my other plans. I'll come back to you once I know for sure. [Tôi sẵn lòng giúp, nhưng tôi phải xem nó có khớp với kế hoạch của tôi không. Tôi sẽ trả lời ngay khi đã chắc chắn.]
  • I'm in the process of considering a few things, so I can't commit just yet. I'll give you an update ASAP. [Tôi vẫn đang cân nhắc một vài thứ nên chưa thể đồng ý ngay. Tôi sẽ cập nhật cho bạn sớm nhất có thể nhé.]
  • I appreciate the offer, but I need a little time to sort out my schedule. Can I get back to you later? [Cảm ơn vì lời đề nghị, nhưng tôi cần một chút thời gian để sắp xếp lại lịch. Tôi trả lời bạn sau được không?]

Bài tập

Dịch các câu sau sang tiếng Anh, sử dụng các từ theo yêu cầu

  1. Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra. [Let’s]
  2. Tại sao chúng ta không ăn gà cho bữa tối nhỉ? [Why don’t we]
  3. Tôi đề nghị chúng ta đi trượt tuyết vào cuối tuần này. [ I suggest]
  4. Lên đỉnh Phan Xi Păng thì sao? [What about]
  5. Bạn có thể đóng cửa sổ lại không? [Do you mind]
  6. Chúng ta đứng ra khiêu vũ nhé? [Shall we]
  7. Bạn có thể nói với tôi sự thật không? [Would you mind]
  8. Chúng ta nói với anh ta sự thật đi được không? [How about]

Đáp án gợi ý:

  1. Let’s wait and see what will happen.
  2. Why don’t we have chicken for dinner?
  3. I suggest we go skiing this weekend.
  4. What about going to Mount Fansipan?
  5. Do you mind closing the window?
  6. Shall we stand out to dance?
  7. Would you mind telling me the truth?
  8. How about telling him the truth?

Kết bài

Bài viết đã trình bày tới người học các loại câu đề nghị khác nhau, các cách diễn đạt khác nhau của cùng những ví dụ cụ thể và bài tập vận dụng giúp người học nắm chắc hơn cách sử dụng của loại câu này.

Tác giả hy vọng thông qua bài viết trên, người học sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết để sử dụng hiệu quả loại câu này trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các bài thi ngữ pháp.

Chủ Đề