Bài toán đố cuối năm nguyễn nhật ánh năm 2024

Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - //lmvn.com ® Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 139

Truyện kể về một gia đình bảy người đông đúc, người cha làm ở một cơ quan, tết năm ấy được thưởng một xấp vải dài ba thước đem về nhà, người vợ ban đầu thấy phần thưởng cũng vui lắm nhưng khi biết chỉ dài ba thước thôi thì không còn lại niềm vui nữa. Bởi nhà họ có năm người con, cô con gái Nhạn lớn nhất năm nay mới mười bốn tuổi, mà xấp vải này chỉ có thể may cho một hai đứa mà thôi, những đứa khác lại không thể có. Thấy vậy, hai vợ chồng cùng nhau nghĩ bài toán đố, để xem mấy đứa nhỏ lựa chọn như thế nào. Câu hỏi đầu tiên “Có năm người đang đi trên đường, bỗng nhiên họ gặp một cái bánh, đố các con họ phải chia làm sao để khỏi cãi nhau?”, Con Nhạn vọt miệng trả lời rằng cho mỗi người cắn một miếng, cắn hoài cho đến khi nào hết thôi, câu trả lời khiến cho người chồng lúng túng vì vải thì không thể cắn, cũng có giới hạn may, không thể may đến khi nào hết mới thôi. Sang câu hỏi thứ hai “Có năm người đi trên đường…gặp một chiếc xe đạp bỏ không, vậy chiếc xe đạp thuộc về ai?” đáp án của những đứa trẻ là ai biết đi thì cho người đó dùng, trong năm đứa thì chỉ có thằng nhóc Luân là biết đi xe, một lần nữa người cha lại rơi vào hoàn cảnh khó xử, áo khác xe, xe thì còn dành cho người biết đi còn áo thì ai cũng mặc được hết. Đến cuối cùng không thể nghĩ ra bài toán đố nào để xử lí tình huống nữa, người vợ mới ra mặt nói thẳng với mấy đứa con chuyện may áo tết. Đám trẻ nghe xong đều đùn đẩy việc được may quần áo lại cho nhau, Nhạn đề nghị may cho Quang cái áo và Đạt thì còn nhỏ may thì được một bộ, Luân thì có ý kiến khác, rằng Đạt còn nhỏ có thể dùng lại đồ cũ của anh chị, nên may cho Quang với Nga. Thằng Quang thì còn trong cái độ tuổi ngây ngô, không hiểu nhường nhịn liền hùa theo đồng ý với Luân, nhưng Nga không chịu, nó đã lớn cũng hiểu chuyện, bảo may cho chị Nhạn và anh Luân vì tết năm ngoái nó đã được may áo rồi. Cứ thế mấy đứa trẻ đùn đẩy nhau, người chồng thấy vậy thì thích thú lắm, không nghĩ rằng đám con của mình lại giàu tình cảm, biết suy nghĩ và nhường nhịn nhau như vậy. Chốt lại người vợ lên tiếng rằng sẽ may áo cho Luân và Nhạn vì hai đứa lớn cần phải đi thăm họ hàng, còn mấy đứa nhỏ thì mặc lại áo của anh chị. Mọi chuyện tưởng chừng tới đó là kết thúc, thì đến hôm mùng một tết, người chồng nghe thấy đám con mình tranh luận chuyện chiếc áo, Nga mặc áo tím của chị nhưng nó đã mục chỉ và đứt cúc áo, còn thằng Quang phụng phịu chuyện chuẩn bị nhặt viên bi khi chơi thì chiếc áo kẻ caro cũ của anh Luân bị rách bên vai. Điều đó khiến những đứa trẻ khó chịu, ghen tị với anh chị vì có áo mới. Hai vợ chồng nghe thấy liếc nhìn nhau, chợt người chồng thấy trong mắt vợ mình là sự hối hận vì hồi đó sinh quá nhiều. Câu chuyện kết thúc đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về sự xẻ chia, yêu thương nhau như là lời dặn của tác giả khi hoàn cảnh đã không tốt chớ nên sinh quá nhiều, tự mang sức nặng cho bản thân cũng khiến cho tụi nhỏ thiếu thốn, tị nạnh nhiều chuyện.

Tóm tắt truyện Những bài toán đố cuối năm của Nguyễn Nhật Ánh - Mẫu 2

Nhân vật “Tôi” trong truyện là nhân viên của một cơ quan, mỗi khi tết đến đều sẽ được nhận thưởng, tết năm nay cũng vậy phần thưởng là một xấp vải dài ba thước dùng để may quần áo. Vợ tôi thấy xấp vải liền vui vẻ bớt một phần tiền mua vải nhưng vải dài ba thước lại không đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình, bởi nhà họ có tận năm người con, Nhạn là cô con cả, rồi đến Luân, Nga, Quang, Đạt. Không biết làm cách nào để may cho phù hợp vì chắc chắn rằng sẽ có đứa được đứa không, để bọn nhỏ không tị nạnh nhau, tôi đã nghĩ ra được bài toán đố đám nhỏ để dựa vào trò chơi quyết định may cho ai. Khi chơi được hai lượt, hỏi về chiếc bánh rơi giữa đường làm sao để chia hết cho năm người và chiếc xe đạp không chủ sẽ cho ai dùng, thì đáp án của lũ nhỏ đều khiến nhân vật tôi vô cùng sửng sốt và khó phân giải. Người vợ thấy chồng mình khó xử lộ ra ánh mắt cầu cứu liền đứng ra, nói thẳng chuyện nhà vừa nhận được xấp vải may áo nhưng chỉ dài ba thước nên không thể đủ may cho tất cả, thế nên muốn hỏi ý kiến các con xem tết này ai may áo và tết sau sẽ tới sau. Mấy đứa trẻ ban đầu còn nhốn nhau vì trò giải đố của bố khi nghe mẹ nó thì đều nghiêm túc cả, sau một hồi đùn đẩy nhau ai được nhận áo mới, thì cuối cùng cũng chốt là chị cả Nhạn và anh Luân - hai người lớn nhất sẽ cần may áo mới để cùng bố mẹ đi thăm họ hàng, con mấy đứa nhỏ sẽ mặc lại áo cũ và chờ đến tết năm sau. Người vợ sợ thằng Quang buồn vì nó cũng muốn có chiếc áo mới liền nói với con về “Cũ người mới ta" ý chỉ chiếc áo mặc trên người anh Luân mặc dù cũ nhưng khi mặc trên người nó sẽ là chiếc áo mới. Nghe vậy thằng bé chưa chững chạc buồn tới nhanh mà đi cũng nhanh liền trở nên hào hứng, vui vẻ. Đến chiều mùng một tết, hai vợ chồng tôi đang dọn dẹp trong phòng thì nghe thấy tiếng xôn xao của đám nhỏ, chuyện chiếc áo của Nga bị mục chỉ và đứt cúc áo, nó khiến con bé khó chịu còn thằng Quang trong lúc đang chơi bắn bi với mấy người bạn thì bị rách bên vai nên về nhà than. Tưởng chừng chỉ là cuộc thảo luận bình thường, nhưng lại mở ra những suy nghĩ khác cho những người làm cha làm mẹ. Cả hai nhận ra rằng việc hoàn cảnh gia đình không khấm khá, của cải không dư thừa lại sinh quá nhiều, không thể chịu trách nhiệm hết cho sinh hoạt của các con. Nhục nhã và có phần hối hận, tôi thấy sự hối hận trong mắt của vợ khi ấy chỉ nên sinh hai đứa thì tình cảnh đã bớt chớ trêu. Câu chuyện kết thúc, cũng kéo theo toàn bộ những suy nghĩ của mọi người khi đọc tác phẩm, tuy chỉ là truyện ngắn thôi nhưng để lại lời nhắn nhủ cho tương lai của mỗi người, rằng hãy đảm bảo được một cuộc sống no đủ không thiếu thốn và sinh thật đủ phù hợp với hoàn cảnh, chứ không thể sinh con quá nhiều trong khi bản thân lại không chăm lo cho lũ trẻ. Chỉ khiến cho cuộc sống vất vả chứ chẳng thể hạnh phúc.

Chủ Đề