Bài văn đi một ngày đàng học một sàng khôn

Nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn là đề tài quen thuộc với nhiều bài học ý nghĩa được rút ra, có liên quan đến việc học hỏi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Dưới đây là giải thích và dàn ý chuẩn mực để bạn tham khảo.

MỤC LỤC

1. Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một lời răn dạy giàu giá trị. Câu tục ngữ này bao gồm hai vế câu, đó là: “Đi một ngày đàng” và “Học một sàng khôn”.

+ Trong phần vế đầu của câu có từ “đi”. Đây là hành động, thông qua việc sử dụng đôi chân nhằm di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Chữ “đàng” có nghĩa là con đường được tạo ra nhằm mục đích thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là mỗi người cần đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá.

+ Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, là việc thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng. Còn chữ “sàng” ở đây đang muốn nói đến một dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre. “Học một sàng khôn”, cả cụm này có nghĩa là học hỏi thêm được nhiều kiến thức.

Như vậy, thì cả câu tục ngữ trên muốn nói rằng những chuyến đi xa sẽ giúp con người học hỏi thêm được nhiều kiến thức, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra thì thế hệ đi trước cũng muốn động viên, khích lệ tinh thần học hỏi và khám phá của mỗi người để có thể mở mang kiến thức cũng như là học hỏi thêm vô vàn bài học bổ ích.

Trong cuộc sống vẫn luôn có những người sống thụ động, sống hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước cũng như thoát khỏi vùng an toàn của mình để có thể chinh phục mục tiêu của bản thân.

Tóm lại là câu tục ngữ này muốn khẳng định đến một lời khuyên quý giá cho con người.

2. Dàn ý tham khảo cho bài nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn

2.1. Mở bài nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ của ông cha truyền lại “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Người làm có thể tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2.2. Thân bài nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn

  • Giải thích

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” được hiểu là mỗi ngày qua đi nếu chúng ta có ý thức trau dồi, học hỏi các kiến thức trong sách vở hoặc ngoài cuộc sống. Và, chính vì thế chúng ta sẽ tích lũy được nhiều bài học bổ ích giúp đỡ cho cuộc sống cũng như là hoàn thiện cách làm người.

Phần này, bạn có thể vận dụng thêm các ý ở trên cho bài nghị luận thêm đầy đủ ý nghĩa.

  • Phân tích

Mỗi con người sinh ra không ai tự nhiên mà nên người, thành tài. Tất cả những điều kể trên mà chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.

Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu khó cũng như tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.

Xã hội mỗi ngày có tiến bộ hay không và có phát triển hay không chính là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

Nếu như mỗi chúng ta lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thì chúng ta mãi mãi không phát huy được năng lực của bản thân mà càng ngày sẽ bị lạc hậu, tụt lùi về phía sau.

  • Chứng minh cho những lý lẽ

Người làm bài nghị luận có thể tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những tấm gương kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống và đã đạt được thành tựu.

Lưu ý: các dẫn chứng cho bài nghị luận phải xác thực, gần gũi, cũng như là tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Liên hệ đến vai trò là người học sinh. Các bạn cần nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân hơn từng ngày để trở thành một công dân tốt. Bằng việc học hỏi trong sách vở, qua những người tài giỏi trong cuộc sống để có thể rèn luyện cho mình một phẩm chất đạo đức thật tốt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thẳng thắn phê phán những người có lối sống quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không lười biếng trong học tập, vươn lên…

Những việc làm như thế này thật đáng chê trách. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, tuổi trẻ rực rỡ, tràn đầy sức sống không phải là để lười biếng. Đó là thời gian quý báu để hoàn thiện bản thân tốt hơn từng ngày. Hãy trân trọng khoảng thời gian quý báu từng ngày ta đang có và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời.

  • Phản biện thêm để làm rõ vấn đề cần nghị luận

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, thậm chí là hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình… Những kiểu người này cần bị lên án, phản biện.

2.3. Kết bài nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn

Khái quát lại vấn đề nghị luận câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” và rút ra bài học cho bản thân. Cần nỗ lực, cố gắng và kiên trì hơn mỗi ngày.

Trên đây là giải thích và dàn bài khá đầy đủ cho đề nghị luận đi một ngày đàng học một sàng khôn. Liên hệ qua HOTLINE 1900 2276 của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để biết thêm nhiều kiến thức giáo dục hay khác nhé.

Nghĩa đen của câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?

Câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" dạy cho chúng ta biết rằng để tăng kiến thức, ta không chỉ cần học trên sách vở và ghế nhà trường, mà còn cần học từ trường đời. Kinh nghiệm sống từ thực tế là một phần quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân.

Đi một ngày đàng có nghĩa là gì?

Do đó, ta cần phải học hỏi nhiều hơn để trang bị cho bản thân kiến thức và nâng cao hiểu biết. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhắc nhở chúng ta rằng cần phải ra ngoài để tìm hiểu những điều mới mẻ và trang bị cho mình kiến thức.

Tục ngữ có nghĩa là gì?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt [tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội], được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

Chủ Đề