Bài văn khấn lễ thanh minh ngoài mộ năm 2024

Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, đến sau Lập xuân 60 ngày, sau Đông chí 105 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này. Năm 2024, Tết Thanh minh rơi vào 4/4 [tức 26/2 Âm lịch]. Tiết Thanh minh kết thúc vào ngày 19/4 Dương lịch.

Văn khấn Tết Thanh minh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật [3 lần].

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ...

Tín chủ chúng con là... ngụ tại...

Nhân Tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của... [cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ] táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.

Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Văn khấn Tết Thanh minh tại nghĩa trang

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy hương linh... [hiển khảo, hiển tỷ hoặc tổ khảo .....]

Hôm nay là ngày...

Nhân tiết...

Tín chủ chúng con là... ngụ tại...

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn vô cực, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của.... chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh... lai lâm hiển hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đất trời che đất chở, cảm niệm thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh.... phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về tiên tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà, che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi, độ cho gia đạo hưng long, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Lưu ý: Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Cần thành kính khi đọc văn khấn Tết Thanh minh ngoài mộ.

Văn khấn Tết Thanh minh tại mộ phần

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh [đọc tên người dưới phần mộ].

Hôm nay là ngày [đọc ngày âm lịch], nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại...

Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của… chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiển hưởng.

Lễ cúng Tết Thanh minh cần có những gì?

Tùy theo tín ngưỡng và phong tục gia đình, mâm cúng Tết Thanh Minh có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật cần chuẩn bị bao gồm hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Mâm cỗ chay thường bao gồm xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Còn mâm cỗ mặn thì thêm các món như rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.

Ngoài việc cúng tại nghĩa trang, lễ cúng gia tiên ở nhà cũng rất quan trọng. Phần này không yêu cầu quá phức tạp, nhưng cũng cần đảm bảo đầy đủ và trang trọng. Chuẩn bị mâm cúng với các món mặn và lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau và vàng mã. Gia đình Phật tử thường chuẩn bị mâm cúng chay.

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ [tảo mộ]. Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

2. Sắm lễ cúng Thanh Minh

Cúng Thanh Minh như thế nào? Lễ trong tiết Thanh Minh thường gồm có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt [chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng], hoa quả.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

3. Văn khấn Thanh Minh ngoài mộ chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài văn khấn tảo mộ Thanh Minh được chia làm 2 bài, 1 cho cúng ngoài mộ và 1 cho cúng tại nhà. Bài cúng tại mộ lại gồm 2 phần là lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần và lễ vong linh cô hồn. Cụ thể như sau:

+ Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần thổ phủ nơi mộ

Nam mô a di Đà Phật! [3 lần]

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày: ……………..... âm lịch

Tín chủ [chúng] con là:…………

Nhân tiết Thanh minh [hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .] tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của…………………..

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp [hoặc tảo mộ, bốc mộ…] vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô a di Đà Phật! [3 lần]

+ Lễ vong linh ngoài mộ

Nam mô a di Đà Phật! [3 lần]

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hương linh………[Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo…]

Hôm nay là ngày. . ………….

Nhân tiết:……………………..

Tín chủ [chúng] con ……….

Ngụ tại:……………………...

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . lai lâm hiến hưởng. Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh . . ……..Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Chủ Đề