Bài văn kỉ niệm của em với mùa xuân năm 2024

Mặc dù đã xa quê hương gần trọn 20 năm trời, nhưng cứ mỗi độ năm hết tết đến, lòng người dân đất Việt nơi xứ xa vẫn cứ ngập tràn cảm xúc nhớ về mùa xuân, nhớ về ngày Tết trên quê hương Việt Nam yêu dấu. [Nguyễn Ngọc Tuấn, Australia] \> Gửi bài dự thi Xuân Quê hương

Hoa ngày Tết. Ảnh tác giả cung cấp.

Mặc dù đã xa quê hương gần trọn 20 năm trời, nhưng cứ mỗi độ năm hết Tết đến, lòng người dân đất Việt nơi xứ xa vẫn cứ ngập tràn cảm xúc nhớ về mùa xuân, nhớ về ngày Tết trên quê hương Việt Nam yêu dấu.

Điều đã ghi sâu trong tâm trí của tôi là những cái Tết xa xưa của một thời bao cấp. Cái Tết của những năm tháng đất nước mình còn nghèo bởi vừa bước qua một cuộc chiến tranh. Nhưng hình như hồi ấy cái tình cảm giữa con người với con người trong những ngày xuân của dân tộc lại càng gắn kết với nhau hơn. Những ngày ấy, tôi sống trong một khu tập thể nhỏ ở thủ đô Hà Nội.

Những ngày giáp Tết, không khí của cả khu tập thể thật là tất bật, rộn rã và nhộn nhịp. Những người dân trong khu tập thể tranh thủ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, rửa lá dong giềng, vo gạo, đãi đỗ để chuẩn bị gói bánh trưng. Rồi vài ba căn hộ chung nhau một nồi to để luộc bánh trưng ăn tết. Bên bếp lửa hồng trông nồi bánh trưng là những câu chuyện nổ như ngô rang và ấm áp tình làng nghĩa xóm. Có lẽ bây giờ Tết đến ít ai còn gói bánh trưng bởi tất cả đã có dịch vụ trọn gói. Vì thế cho nên nhớ những ngày tháng xa xưa quây quần đầm ấm ấy mà lòng lại thấy nao nao.

Giờ đây, tôi đang sinh sống và làm việc tại Sydney, Australia. Đó là đất nước mà thiên nhiên bốn mùa ưu đãi, hoa quả cây trái luôn tươi tốt quanh năm. Nhưng tôi làm sao quên được những cây quất trĩu quả, những cành đào chi chít những nụ hoa nhỏ xinh và những chồi non lộc biếc của làng hoa Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá... trong cái giá lạnh, trong cơn mưa phùn lất phất của mùa xuân nơi quê nhà.

Và tôi luôn tự nhủ lòng mình: cho dù mình có phải sinh sống ở phương trời cách biệt nào thì trái tim của mình vẫn luôn hướng về mùa xuân trên quê hương thân yêu, nơi đã khởi nguồn cho những điều tốt đẹp, nơi đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ của tôi thăng hoa. Nhớ về xuân trong kỷ niệm, tôi luôn tự hào vì mang trong mình dòng máu của dân tộc Việt Nam.

Xin gửi tới tất cả mọi người thân thương trong gia đình,bè bạn và người thân những nhành đào nơi xứ người. Xin mượn những bông hoa đào để gửi lời chúc một năm mới luôn hạnh phúc, an khang và thịnh vượng tới tất cả mọi người.

[GLO]- Những ngày cuối năm có thể chậm rãi với người này nhưng lại vội vã với người kia. Bởi có người muốn nấn ná với kỷ niệm Tết xưa, có người lại mong đợi điều gì đó tươi sáng hơn ở phía trước. Tôi biết “người già cần ký ức như người trẻ cần tương lai”. Dẫu thế, ai trong chúng ta cũng cần mùa xuân để nhớ nhung và hy vọng, để tha thiết sống.

  • Gió hát bên đồi
  • Khúc giao mùa của cỏ

Tháng Chạp, bao nhiêu mùi hương trong nhà ngoài ngõ bắt đầu dậy lên từ những ban mai thoang thoảng gió. Trước hiên nhà, bông hồng đầu tiên đã nở trong cái se ngọt của sương sớm sau những ngày được chăm chút, tưới tắm. Trong niềm hứng khởi ấy, từng thềm rêu, khóm cỏ cũng ủ đầy hương ấm để làm đẹp cho cuộc đời.

Hẳn không phải tự nhiên mà câu chuyện hoa cỏ luôn được nhắc đến mỗi khi mùa xuân về. Mười hai tháng nhiều lắm những mệt nhoài, bận rộn, lo toan. Cũng đã đến lúc mỗi người được tạm lắng mình, được tận hưởng cái cảm giác thư thái, an lành bên cây lá, cỏ hoa và cũng là để sắp xếp lại cho ổn thỏa cuộc sống của mình. Vì mùa xuân là khởi đầu của bao điều mới mẻ. Mà nơi nào có cỏ cây thì tâm hồn con người sẽ rộng mở và tự khắc an vui.

Có phải mùa xuân đến từ phía những ánh mắt chờ nhau? Cha mẹ chờ con cái về, ông bà chờ cháu chắt về để rổn rảng tiếng cười trong tổ ấm. Mùa xuân vì thế mà được gọi là Tết đoàn viên. Len dạ hầu như đã được gấp lại, cất vào rương tủ để tạm biệt mùa đông. Có buổi chiều nào trong ngõ vắng, thấy nhà ai đó chộn rộn đem rèm màn ra phơi giữa trời loang nắng, cạnh bên thì quét tước, sơn sửa cho cổng tường rạng màu. Mùi vôi vữa dậy lên. Cả mùi khói bếp cũng dậy lên quyện với vị hăng nồng của củ kiệu, củ hành. Nếp nhà ở đó…

Minh họa: Huyền Trang

Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi. Càng sống, con người ta lại thường hỏi nhau rằng: Liệu có gì trên đời này là vĩnh cửu? Có chứ! Mất đi đâu được một sớm ngồi xo ro bên cha uống ngụm trà xanh chưa rót đã nguội dần. Mất đi đâu được nụ cười của mẹ trong chiều xao xác gió.

Và chỉ có mùa xuân mới thôi thúc chúng ta khắc ghi những điều quý giá ấy vào tâm khảm. Bởi, mùa xuân còn trở lại nhưng tuổi của mẹ cha không trẻ lại bao giờ. Tôi chợt nhận ra tình yêu thương ngay đến với bậc song thân của mình cũng cần có thời gian để học, để thấm thía. Ngẫm đến những bạn trẻ ở đâu đó buộc phải chọn một cái Tết xa nhà để gói ghém cho những dự định sang năm tự nhiên lại chạnh lòng thương cảm.

Mùa xuân thân thương quá, không biết phải kể sao cho hết những nỗi niềm. Khi phố ấm dần lên cũng là lúc hương xuân sánh ngọt trong lòng người. Năm dài hay tháng rộng, chúng ta cũng chỉ có một lần được sống. Vậy sao không dành cho những thời khắc tươi mới này một tâm thái ôn hòa nhất, tự tại nhất? Sẽ chẳng ai nỡ lòng lấy đi sự bình yên của mùa xuân đâu. Tôi nghĩ thế.

Chúng ta đang hào hứng chờ vị ngọt của Tết đoàn viên: đầm ấm bên tình thân, hồn nhiên bên hoa cỏ. Rồi mỗi mùa xuân qua sẽ vun đầy kỷ niệm. Để mai này, khi chúng ta không còn trẻ nữa vẫn thấy ấm áp tình xuân trong ký ức. Năm mới với nhiều ấp ủ mới, nhen nhóm mới, con người có hẹn với mùa xuân để tin vào những điều ngỡ chỉ còn trong cổ tích.

LỮ HỒNG

  • ký ức
  • cuộc sống
  • mùa xuân
  • Tết xưa
  • Tháng Chạp
  • Tết đoàn viên
  • kỷ niệm

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Đinh Ngọc Diệp

[GLO]- Sinh ra, lớn lên và gắn bó với xứ Thanh hơn 60 năm qua, Đinh Ngọc Diệp trở thành một thi nhân tiêu biểu của mảnh đất có nhiều nhà thơ nổi tiếng này.

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Đi cùng mùa xuân

[GLO]- Mỗi mùa xuân sang, cảnh vật, đời sống thêm một thay đổi. Cùng với những cánh rừng bạt ngàn xanh mướt, dòng sông mang đến nguồn điện năng, nhà máy mọc lên, cây cối tốt tươi, mùa xuân thêm tươi mới...

Phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024

Ngày 29/2, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.

Chương trình cồng chiêng cuối tuần tạm dừng trong tiếc nuối

[GLO]- Thông tin từ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” sẽ tạm dừng sau gần 2 năm tổ chức.

Ấn tượng Triển lãm ảnh về Bộ đội Biên phòng Việt Nam

Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam [3/3/1959 - 3/3/2024] và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân [3/3/1989 - 3/3/2024].

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023: Văn xuôi 'áp đảo' thơ

Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023 đã được trao cho 6 tác giả xuất sắc. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải cho tác giả trẻ, nhà văn nữ ấn tượng.

Chư Sê tổ chức Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”

[GLO]- Nhân dịp Tết Nguyên tiêu năm Giáp Thìn 2024, ngày 25-2, Câu lạc bộ Văn học-Nghệ thuật huyện Chư Sê [tỉnh Gia Lai] tổ chức Chương trình thơ nhạc với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” để kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22.

Gương mặt thơ: Lê Huy Mậu

[GLO]- Ông nguyên là sĩ quan đồ bản rồi làm ở Hải quan, rồi về làm cán bộ tuyên huấn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trước khi về nhậm chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, nhưng gốc lại là cử nhân triết học.

Thơ Y Nguyên: Mẹ và mùa xuân

[GLO]- Đông tàn, xuân sang, nhịp chảy thời gian vô tình nhuộm bạc lên tóc mẹ, dáng người thêm hanh hao, đôi bàn tay dãi dầu... Dù vậy, thoảng qua một chút suy tư, "Mẹ và mùa xuân" của tác giả Y Nguyên vẫn nhìn mùa sang với gam màu tươi sáng, đầy hy vọng.

Anh hùng Bùi Ngọc Đủ và bài hát “Ơi dòng suối La La”

Thơ xuân: Đôi điều cảm nhận

Thơ Dương Kỳ Anh: Xóm núi

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Mùa xuân ở lại

[GLO]- Đón xuân này nhớ những xuân xưa là cảm xúc được tác giả Nguyễn Trọng Đồng trong bài thơ "Mùa xuân ở lại". Đó là mùa xuân tràn ngập núi đồi, tiếng cồng chiêng ngân vang, lửa trại bập bùng...

Chuyện sưu tầm sử thi Bahnar

[GLO]- Người Bahnar có 1 bộ sử thi đồ sộ kể về người anh hùng Dăm Giông. Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” của Viện Khoa học xã hội từ năm 2001-2007 đã sưu tầm được hơn 100 sử thi Bahnar và xuất bản gần 30 tác phẩm.

Gương mặt thơ: Nguyễn Tiến Thanh

[GLO]- Tôi gọi Nguyễn Tiến Thanh là nhà thơ lãng tử. Anh lãng tử nhất trong số những nhà thơ tôi biết. Đang làm Tổng Biên tập một tờ báo với mấy ấn phẩm hàng ngày, nuôi hàng trăm quân nhưng thấy anh thoắt chỗ này lại thấp thoáng chỗ kia, đa phần là với các địa chỉ thi nhân.

Thơ Phạm Đức Long: Tết

[GLO]-

Sinh ra và lớn lên ở làng quê thôn dã, trong nhà thơ Phạm Đức Long luôn nhớ vềnhững cái Tết luôn sì sụp khói hương mà đầm ấm nghĩa tình. Sau này ông định cư tại Tây Nguyên, như tất cả mọi người xa xứ, Tết quê đã hóa dĩ vãng xa mờ như hương như khói. Thế mà nhớ, mà rưng rưng vời vợi...

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đồng dao đầu năm

[GLO]- "Đồng dao đầu năm" là bài thơ mới của của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng. Bằng nhịp điệu tươi tắn của thể loại đồng dao dân gian, bài thơ thể hiện thái độ ung dung, tự tại giữa thế thái, nhân tình.

Người thầy giữa đại ngàn

[GLO]- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Thơ Dương Kỳ Anh: Bài thơ không tên

[GLO]- "Bài thơ không tên" của nhà thơ Dương Kỳ Anh là những dòng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện sự kiên định của niềm hy vọng, chờ đợi vào sự hồi đáp của cô gái đối với tình yêu.

Đọc thơ trên đất Mỹ

[GLO]- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner [Đại học Massachusetts, Boston].

Chủ Đề