Bán tiểu cầu được bao nhiêu tiền năm 2024

Việc gạn tách tiểu cầu từ một người hiến đã được Viện Huyết học – Truyền máu TW triển khai từ năm 2000. Những năm đầu, Viện chỉ tiếp nhận được vài chục đơn vị tiểu cầu, dần dần lên con số vài nghìn. Những năm gần đây, hiến tiểu cầu càng trở nên phổ biến hơn, lượng người hiến tiểu cầu liên tục gia tăng. Năm 2021, Viện tiếp nhận được 33.314 đơn vị tiểu cầu, trong đó 65% là hiến tình nguyện, có nhiều người đã đều đặn hiến tiểu cầu hằng tháng.

Gạn tách tiểu cầu là kỹ thuật mà không phải Trung tâm máu nào cũng thực hiện được. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ một số Trung tâm máu lớn mới thực hiện được hoạt động này. Do khối tiểu cầu có hạn sử dụng rất ngắn [3 – 5 ngày], nên các Trung tâm Máu chỉ tiếp nhận tiểu cầu gạn tách theo nhu cầu của người bệnh. Nhu cầu này sẽ khác nhau tùy từng ngày và khác với từng nhóm máu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người hiến tiểu cầu, giúp họ đặt lịch hẹn nhanh chóng và biết được thông tin về nhu cầu tiểu cầu cần tiếp nhận mỗi ngày, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương mở thêm kênh đăng ký hiến tiểu cầu. Cụ thể cách thức và các bước đăng ký như sau:

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn tieucau.hienmau.vn

Bước 2: Chọn ngày đăng ký, nhập số điện thoại và mã kiểm tra; bấm Xác nhận [Chỉ đăng ký được nếu đã từng hiến máu và có thông tin trên dữ liệu của Viện].

Bước 3: Nhập mã OTP và bấm Tiếp tục

Bước 4: Đăng ký lịch hiến tiểu cầu

  • Chọn khung giờ còn suất đăng ký hiến [màu xanh].
  • Bấm Chọn ngày khác nếu muốn đổi ngày đăng ký. Khi đến ngày đã đăng ký, vui lòng có mặt trong 30 phút đầu của khung giờ mà bạn đã chọn.
  • Bấm Lịch sử đặt lịch để xem lịch sử số lần đặt lịch.

Bước 5: Trả lời bảng hỏi, sau đó bấm Tiếp tục

Bước 6: Xác nhận đặt lịch và bảng hỏi

Bước 7: Cấp mã QR và xác nhận thành công

  • Nhấn Tải về máy để tải QR code về máy cá nhân. QR code cũng được gửi vào email cá nhân đã đăng ký trên hệ thống.
  • Nhấn Sửa đăng ký nếu cần điều chỉnh thời gian đặt lịch

Chi tiết hướng dẫn 7 bước đăng ký hiến tiểu cầu.

CÁCH HỦY LỊCH HIẾN TIỂU CẦU ĐÃ ĐĂNG KÝ

Nếu đã đăng ký theo hướng dẫn trên nhưng vì một lý do nào đó mà người hiến tiểu cầu không thể đến tham gia theo lịch đã hẹn và muốn hủy lịch, vui lòng thực hiện theo các bước dưới đây. Việc hủy lịch này rất quan trọng vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho người khác có khung giờ trống để được đăng ký.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Thông tư nêu rõ, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định.

Theo Thông tư, máu toàn phần 30 ml có giá tối đa là 109.000 đồng; mức giá tối đa 858.000 đồng được áp dụng đối với máu toàn phần 450 ml.

Chế phẩm hồng cầu được quy định giá tối đa 114.000 đồng cho khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần; 838.000 đồng cho khối hồng cầu từ 450 ml máu toàn phần.

Chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh 30 ml có giá tối đa 64.000 đồng; huyết tương tươi đông lạnh 250 ml có giá tối đa 343.000 đồng. Chế phẩm huyết tương đông lạnh 30 ml có giá tối đa 54.000 đồng; huyết tương đông lạnh 250 ml có giá tối đa 262.000 đồng.

Chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu 100 ml từ 250 ml máu toàn phần có giá tối đa 209.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 150 ml từ 350 ml máu toàn phần có giá tối đa 228.000 đồng; huyết tương giàu tiểu cầu 200 ml từ 450 ml máu toàn phần có giá tối đa 248.000 đồng.

Chế phẩm khối tiểu cầu 1 đơn vị [từ 250 ml máu toàn phần] có giá tối đa 140.000 đồng; khối tiểu cầu 4 đơn vị [từ 1.000 ml máu toàn phần] có giá tối đa 558.000 đồng…

Chi phí quà tặng người hiến máu tình nguyện đến 250.000 đồng

Theo Thông tư, chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên, khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện một đơn vị máu thể tích 250 ml là 100.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 350 ml là 150.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 450ml là 180.000 đồng.

Chi phí quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu [khối tiểu cầu, khối bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi…] với một chế phẩm có thể tích từ 250 – 400 ml là 150.000 đồng; thể tích từ 400 – 500 ml là 200.000 đồng; thể tích từ 500 – 650 ml là 250.000 đồng.

Chi phí hỗ trợ đi lại đối với người hiến máu tình nguyện bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Theo Thông tư, chi phí bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp đối với người hiến máu toàn phần là từ 195.000 đồng – 430.000 đồng; đối với người hiến gạn tách các thành phần máu từ 400.000 đồng – 700.000 đồng.

Hiến tiểu cầu được bao nhiêu tiền 2023?

Mức giá tối đa của một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu từ 15/9/2023 là bao nhiêu?.

1 đơn vị tiểu cầu nặng được bao nhiêu?

Một đơn vị tập trung tiểu cầu sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu lên 10.000/mcL, sự cầm máu cần thiết đạt được những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu khoảng 10.000/mcL [10 × 10 9/L] mà không có tình trạng phức tạp và khoảng 50.000/mcL [50 × 10 9/L] nếu cần phẫu thuật.

Hiến tiểu cầu ở Viện Huyết học được bao nhiêu tiền?

Đối với hiến tiểu cầu tình nguyện: – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng; – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng; – Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

Hiện huyết tương được bao nhiêu tiền?

Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị máu thể tích 250 ml tương ứng 100.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 350 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 450 ml tương ứng 180.000 đồng.

Chủ Đề