Bằng dự định nghiên cứu proposal

Khi được yêu cầu phải viết dissertation proposal chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối và trong đầu đặt ra vô số những câu hỏi như “Nên bắt đầu từ đâu?”,”Nội dung gồm những gì?”, “Trình bày như thế nào?” để giải đáp những câu hỏi đó dưới đây MAAS Assignment Service xin chia sẻ đến các bạn 7 bước viết dissertation proposal.

Nếu bạn muốn tư vấn thêm về dịch vụ viết bài của MAAS, thì bạn hãy nhấn vào đây nhé!

Bằng dự định nghiên cứu proposal

Xem thêm

>>> Topic Dissertation hay và kinh nghiệm chọn topic

>>> Bật mí cách làm một bài Research Paper hay

Dissertation proposal là bước đệm trước khi viết bài dissertation cuối cùng, dùng để giới thiệu với giảng viên hướng dẫn rằng đề tài nghiên cứu bạn chọn sẽ tăng thêm giá trị kiến ​​thức hiện có cho lĩnh vực học thuật của bạn.

1. Các bước viết dissertation proposal 

Bước 1: Chọn đề tài

Trước khi viết dissertation proposal, điều quan trọng nhất là chọn một đề tài chưa được các nhà nghiên cứu trước đây thực hiện để bạn có cơ hội đóng góp kiến ​​thức vào lĩnh vực mà bạn đang học. Khi bạn đã có chủ đề tiềm năng, hãy thu hẹp phạm vi nghiên cứu vào một khía cạnh cụ thể, điều đó sẽ giúp bài dissertation của bạn tăng tính khả thi hơn.

Tránh lựa chọn chủ đề quá nhiều người đạ làm trước đó, vì những thông tin mà bạn cung cấp trong bài sẽ không còn gì mới mẻ, và làm cho người đọc có cảm giác bị trùng lặp. Bạn hãy chọn đề tài một cách cân nhắc. Nếu bạn vẫn còn loay hoay về bước chọn đề tài, và không biết phải bắt đầu từ đầu. Thì hãy để MAAS giúp bạn nhé. Tại đây chúng tôi cung cấp các dịch vụ writing service. Tại đây chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ viết như assignment help, check turnitin, writing service essay, assignment making,… và các dịch vụ khác như Research, Report, Case Study, Business Plan, Personal Statement sẽ giúp bạn hoàn thành bài viết một cách đúng hạn, và quan trọng nhất là đem đến cho bạn kết quả ngoài mong đợi.

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của MAAS tại đây bạn nhé!

Bằng dự định nghiên cứu proposal

Bước 2: Trình bày phần giới thiệu

Giống như hầu hết các văn bản học thuật, dissertation proposal cũng bắt đầu với phần giới thiệu. Ở phần này bạn hãy giới thiệu về đề tài nghiên cứu của mình, bối cảnh nghiên cứu và quan trọng nhất là nói về những giá trị mà bài dissertation của bạn sẽ đóng góp cho lĩnh vực này?

Bước 3: Tổng quan tài liệu

Ở đây bạn nên tóm tắt lại những kết quả của các nhà nghiên cứu khác và nhận xét về những vấn đề trong nghiên cứu của họ. Phần tổng quan tài liệu là cơ hội để bạn chứng minh cho người đọc rằng bài dissertation của bạn là một đóng góp độc đáo cho lĩnh vực học thuật bởi vì nó khám phá một khía cạnh mới và cải thiện được những thiếu sót trong các nghiên cứu trước đây.

Bước 4: Mô tả phương pháp luận

Phần này trong bài dissertation sẽ giúp người đọc hiểu cách bạn dự định nghiên cứu và tại sao những thông tin của bạn cung cấp đáng tin cậy. Tùy thuộc vào chủ đề bạn chọn mà bài dissertation sử dụng phương pháp định lượng / định tính để thu thập và xử lý dữ liệu. 

Bước 5: Nêu những hạn chế

Một phần lợi ích của việc viết dissertation proposal là để bạn nhận ra những giới hạn khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Có thể đề tài đó sẽ liên kết rộng đến những vấn đề khác phức tạp hơn, vì vậy bằng cách nêu rõ những giới hạn thể hiện bạn có sự hiểu biết về đề tài mình đã chọn và lý giải tại sao bạn chỉ có thể nghiên cứu vào một khía cạnh của chủ đề.

Bước 6: Tạo danh sách tài liệu tham khảo

Ở phần này bạn sẽ trích dẫn nguồn của những tài liệu tham khảo mà bạn đã sử dụng khi viết dissertation proposal, do đó hãy chắc chắn rằng các tài liệu đó có nguồn gốc xác thực và đáng tin cậy. Danh sách tham khảo cũng có thể bao gồm các nguồn bạn dự định sẽ sử dụng trong quá trình nghiên cứu, hãy hỏi ý kiến của giảng viên hướng dẫn bạn về các yêu cầu khi trình bày phần này để tránh những sai sót không đáng có.

Bước 7: Kết luận

Bạn sẽ kết thúc bài viết dissertation proposal bằng cách làm rõ lý do tại sao bạn chọn thực hiện nghiên cứu này và dự kiến nghiên cứu của bạn sẽ đóng góp được những kiến thức gì. Hãy chứng minh bạn có cơ sở vững chắc để thực hiện bài dissertation này và nêu những gì bạn hy vọng đạt được sau quá trình nghiên cứu.

2. Cấu trúc dissertation proposal

– Giới thiệu đề tài 

– Mục tiêu nghiên cứu

– Tổng quan tài liệu

– Phương pháp luận

– Hạn chế

– Tài liệu tham khảo

Dịch vụ về MAAS

MAAS Essay Service – chuyên cung cấp các dịch vụ academic writing hàng đầu tại Việt Nam. Với 8 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với các dịch vụ: assignment help, check turnitin, writing service essay, assignment making,…  Hiện tại, MAAS đã hỗ trợ hơn 300,000 sinh viên và hoàn thành hơn 35,000 bài Dissertation với các chủ đề khác nhau cho khách hàng ở khắp nơi trên thế giới như UK, Úc, Mỹ, Canada,…

Ngoài các writing service như: Online Test Service, Assignment Service, Essay Service, Dissertation Service. Công ty chúng tôi còn cung cấp các dạng dịch vụ Research, Report, Case Study, Business Plan, Personal Statement,… Dù là bất cứ dịch vụ nào chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc để khi đến tay khách hàng đó sẽ là những bài viết tốt nhất mang lại sự hài lòng tuyệt đối.

Với những chia sẻ trên MAAS hy vọng sẽ giúp bạn có được thêm kiến thức và giúp bạn tự tin hơn khi làm bài .Từ đó giúp bạn cải thiện được những thiếu sót của mình, nâng cao khả năng viết bài và đạt được thành quả như mong đợi. Nếu bạn còn găp khó khăn trong bài viết, bạn có thể liên lạc với MAAS Essay Service để được tối ưu và chỉnh sửa một cách hoàn chỉnh nhé

Sứ mệnh của MAAS cung cấp platform website writers essay kết nối giữa sinh viên và writer nhằm đem đến kết quả học tập phù hợp với yêu cầu  của từng sinh viên, tại MAAS chúng tôi chuyên nghiệp trên từng dịch vụ như Assignment help, Website writers essay, writing service essay, dissertation Service, Online Exam test service. Đội ngũ Writer tại MAAS chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực academic sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành mục tiêu học tập của mình. Tham khảo thêm feedback từ khách hàng đã đặt bài tại MAAS qua video bên dưới.

Hello mọi người,

Như đã nói trước đó, mình sẽ viết một bài về cách làm thế nào để viết một research proposal. Hai năm trước đây, khi mình bắt tay vào viết research proposal, mình cũng đã tham khảo rất nhiều thông tin, hướng dẫn và cách tiếp cận khác nhau. Sau đó mình đã mất tổng cộng 3 tháng để có được một proposal mà mình ưng ý nhất. Khi mình gửi research proposal cho thầy hướng dẫn của mình, mình đã rất vui mừng và tự hào khi nhận được feedback của thầy rằng “This is the best proposal I read in long time“.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm mà mình rút ra được khi viết research proposal, mong rằng sẽ có ích với các bạn.

1. Ai sẽ là người đọc và đánh giá proposal của bạn? (Who will read and assess your research proposal?)

Nhìn chung, người sẽ đọc proposal của bạn sẽ là những giáo sư, nhà nghiên cứu, thầy/cô hướng dẫn có chuyên môn cao về lĩnh vực mà bạn viết trong proposal. Điều đó có nghĩa là, họ đã làm rất nhiều những nghiên cứu tương tự, họ có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu, họ có kinh nghiệm làm nghiên cứu trong một thời gian dài, và tất nhiên họ cũng đã đọc rất rất nhiều research proposal của sinh viên trước đó.

Vậy thì khi đọc proposal của ứng viên PhD, các thầy/cô thường quan tâm tới những vấn đề gì?

Đầu tiên, họ sẽ nhìn vào tên đề tài và lĩnh vực nghiên cứu nói chung, họ muốn chắc chắn rằng cái proposal này thuộc phạm vi mà họ hiểu biết và có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài này trong tương lai. Nhân tiện, một lưu ý nhỏ cho bạn nào đang muốn theo đuổi PhD, khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu ở trình độ PhD là rất cụ thể và chuyên sâu. Ví dụ, bạn nói rằng bạn muốn làm PhD về tài chính, bạn cần biết rõ ràng hơn phạm vi tài chính mà bạn muốn nghiên cứu là gì: tài chính trong ngân hàng, tài chính trong doanh nghiệp, tài chính quốc tế, thị trường tài chính, phương áp định lượng trong tài chính, định giá tài sản tài chính hay quản trị rủi ro trong tài chính… Thật ra, các câu hỏi nghiên cứu sẽ còn được đi sâu và cụ thể hơn rất rất nhiều, vậy nên nếu bạn có một cái nhìn càng cụ thể càng chi tiết về lĩnh vực mà bạn nghiên cứu thì càng tốt.

Thứ hai, các giáo sư sẽ quan tâm tới việc, đề tài mà bạn muốn làm đã được thực hiện bởi chính các thầy/cô đó chưa. Trong rất nhiều trường hợp, khi bạn làm PhD, thầy/cô hướng dẫn sẽ là đồng tác giả cho bài nghiên cứu. Tức là ngoài vai trò làm một người hướng dẫn, thầy/cô sẽ chủ động đóng góp ý tưởng, phương pháp và giải quyết vấn đề trong quá trình làm nghiên cứu. Vậy nên, họ cũng muốn rằng đề tài của bạn là một đề tài mới mà họ chưa làm, hoặc không trùng lặp với các đề tài mà sinh viên PhD của họ đang làm.

Cuối cùng, yếu tố để đánh giá một research proposal là tốt hay không phụ thuộc vào ý nghĩa và tính khả thi của nghiên cứu đó. Ý nghĩa của nghiên cứu thể hiện qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu có đóng góp gì cho việc nâng cao tri thức nói chung hay không (contributions to knowledge and practice). Tính khả thi của nghiên cứu (feasible research) tức là nghiên cứu đó có khả năng thực tiện được hay không, điều này thể hiện qua việc lựa chọn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

2. Cấu trúc của một đề xuất nghiên cứu (Structure of a research proposal)

Cấu trúc của một research proposal sẽ gồm những phần chính sau:

Title

Đây là điều đầu tiên khi đọc một proposal, tên đề tài nên ngắn gọn, xúc tích và đọc lên là có thể biết ngay nghiên cứu này nói về cái gì. Bạn không cần phải đặt tên đề tài ngay từ đầu, cứ hoàn thành xong nội dung chính của proposal rồi lựa chọn một cái tên phù hợp cũng được.

Introduction/ Motivation/Background

Phần này chính là phần trả lời cho câu hỏi vì sao bạn muốn làm nghiên cứu này. Hay nói một cách khác, bạn đưa ra những lý do để thúc đẩy cho việc cần làm nghiên cứu đó (research motivation). Có hai nguồn lý do để thực hiện một đề tài nghiên cứu: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót,  chưa chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có một nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó hoặc đề xuất câu trả lời cho nó. Cuối mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận rằng: đề tài nghiên cứu mà bạn chọn là hoàn toàn có ý nghĩa và nên được thực hiện.

Có một vài  những sai lầm khá phổ biết khi viết Introduction. Đó là, có thể các bạn sẽ bắt đầu bằng những khái niệm rất chung chung, sau đó viết dài dòng và vòng vèo một hồi để đi tới câu hỏi nghiên cứu. Việc này khiến lý do của bạn đưa ra trở nên lan man và không rõ ràng. Ngược lại, nếu bạn bắt đầu viết từ những khái niệm quá chi tiết, ngoài việc khiến một số người đọc cảm thấy khó hiểu (vì bạn bắt đầu bằng những thứ quá chuyên môn mà không giải thích về nó trước), sẽ rất khó để bạn phát triển tiếp những lập luận của mình. Vậy nên, hãy cố gắng suy nghĩ một cách logic và đề cập vấn đề một cách dễ hiểu cũng như thuyết phục nhất.

Research question

Thật ra đây là phần bạn trình bày một lần nữa câu hỏi nghiên cứu là gì. Có thể sẽ hơi trùng với đoạn cuối phần Introduction một chút, nhưng tách câu hỏi nghiên cứu làm một mục riêng khiến proposal của bạn rõ ràng và cụ thể hơn.

Trong mục này, sau khi nói đến chủ đề nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những giả thuyết (hypothesis) mà bạn phỏng đoán về kết quả của nghiên cứu. Nói một cách khác là trong nghiên cứu đó bạn sẽ cố gắng chứng minh những giả thuyết của mình là đúng.

Literature review

Mục này có thể coi là dài nhất trong cả research proposal của bạn. Đây là lúc bạn thể hiện được kiến thức, khả năng tổng hợp và khả năng tư duy phản biện (critical thinking) trong lĩnh vực mà bạn chọn.

Literature review tức là bạn bạn đọc những nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà bạn chọn và tổng hợp lại sự phát triển của những tri thức đã được tìm ra. Suy cho cùng thì làm nghiên cứu không phải là bạn phải tạo ra những thứ cao siêu, bay bổng mà là sự kế thừa và phát triển những kiến thức đã có. Điều bạn nên làm, đó là search những bài nghiên cứu có liên quan, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm ra những thứ có thể phát triển hơn.

Khi đọc một bài nghiên cứu, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi:

  • Vấn đề được nghiên cứu trong research paper này là gì? (Research question)
  • Tác giả sử dụng dữ liệu và phương pháp nào để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu? (Data and methodology)
  • Tác giả tìm ra những kết quả gì trong nghiên cứu đó? (Results)
  • Đóng góp của nghiên cứu đó là gì? (Contributions)
  • Kết quả của nghiên cứu đó có gì khác, giống, hay là một bước phát triển sâu hơn của những nghiên cứu khác. (Compare and contrast to other papers)
  • Những gì hạn chế của nghiên cứu? (Limitations, oppotunities for further research…)

Data and methodology

Mục này, bạn có thể trình bày dữ liệu trước sau đó đến phương pháp nghiên cứu hoặc ngược lại.

Về dữ liệu, một proposal tốt sẽ miêu tả chi tiết và cụ thể dữ liệu mà bạn cần cho nghiên cứu của mình là gì. Nếu bạn đã có sẵn dữ liệu thì điều đó là quá tốt. Còn nếu bạn chưa có thì bạn nên tìm hiểu xem bạn có thể lấy dữ liệu đó từ các nguồn nào. Bạn nên miêu tả các thông tin cần thiết mà bạn cần, ví dụ như: bạn cần kiểu dữ liệu chéo (cross-sectional),  dữ liệu theo thời gian (time series) hay dữ liệu mảng (panel data), các biến bạn định dùng là gì, tại sao lại dùng những biến đó, các sub-sample mà bạn định làm là gì.

Về phương pháp nghiên cứu, cụ thể bạn phải trình bày phương pháp tiếp cận, kỹ thuật và mô hình bạn sẽ dùng là gì. Phần này tốt nhất hãy viết dưới dạng các ký hiệu, phương trình, công thức… Ngoài việc có thể trình bày một cách cụ thể nhất cách làm mà bạn hướng đến, nó chứng minh được khả năng kỹ thuật (technical ability) của bạn.

Expected outcome and contribution

Đây là phần bạn nêu lên những kết quả mà bạn kỳ vọng sẽ thu được từ nghiên cứu của mình, và ý nghĩa của nó. Nói chung thì mục này sẽ có sự trùng lặp một chút với các phần trước đó, nhưng nó giúp người đọc tổng kết lại những gì mà nghiên cứu của bạn hướng đến. Phần này không cần phải viết dài, cần ngắn gọn và đủ ý là được.

Research plan (optional)

Mục này bạn có thể thêm vào hoặc không thêm vào trong reseach proposal của mình. Nếu thêm mục này, bạn sẽ trình bày một cái kế hoạch cho nghiên cứu của mình, kiểu như từ ngày nào đến ngày nào sẽ thu thập xong dữ liệu, sau đó mất bao lâu để review literature, tiếp theo mất bao lâu để làm thí nghiệm, chạy mô hình…

Thật ra, khi viết proprosal thì bạn chỉ đang làm cho 1 research topic, trong khi như ở Úc bạn phải viết 3 papers cho cả chương trình PhD. Vậy nên theo mình thì cái plan này không có ý nghĩa thực tế lắm. Hơn nữa trong quá trình làm thực tế sẽ còn nhiều thay đổi, vậy nên bạn có thể bỏ qua phần này.

3. Một số thông tin khác (Other notes)

Mình đã từng nhận được một số câu hỏi liên quan về việc viết research proposal, vậy nên mình sẽ trả lời luôn trong bài viết này

Q: Độ dài của proposal là bao nhiêu?

  • Cá nhân mình thấy độ dài bao nhiêu không phải là một vấn đề quá quan trọng. Quan trọng là bạn trình bày được hết những ý tưởng của mình. Còn nếu bạn muốn biết độ dài trung bình của một research proposal trong phần lớn trường hợp thì nó rơi vào 7 – 10 trang. Trong trường hợp của mình, proposal của mình lên tới 16 trang, nhưng cũng không vấn đề gì cả.

Q: Càng có nhiều bài tham khảo (reference papers) trong  proposal càng tốt?

  • Không hẳn. Bạn nên đưa vào proposal của mình các nghiên cứu có liên quan, có chất lượng cao và có thể giúp bạn thúc đẩy (motivate) research idea của mình một cách tốt nhất.

Q: Có nên thêm bảng biểu đồ thị vào trong proposal?

  • Không nên. Bảng biểu, đồ thị, là những kết quả có sẵn từ một phân tích và nghiên cứu nào đó. Bạn không cần copy lại những số liệu và thông tin đó. Thay vào đó, hãy quan tâm tới việc rút ra kết luận khi đọc một bài nghiên cứu của người khác.

Q: Có nhất thiết phải làm đề tài trong proposal sau khi bạn chính thức làm PhD

  • Không. Viết proposal là một yêu cầu trong quá trình bạn tìm supervisor và nộp application cho PhD. Sau khi bạn đã vào học PhD rồi, có rất nhiều lý do để không thể tiếp tục đề tài mà bạn đưa ra trong proposal. Bạn hoàn toàn có thể bỏ ý tưởng đó và làm một nghiên cứu mới.

Bằng dự định nghiên cứu proposal

Ok, mong là những điều trên có thể giúp các bạn viết được một research proposal thật tốt nhé. Nếu các bạn có câu hỏi gì, hãy để lại trong phần comments bên dưới bài viết này, mình sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.

Chúc các bạn thành công.

Mai

P/S:

Các bạn có thể tham khảo bài viết về cách đọc một research paper của mình tại đây.

Và nếu bạn muốn biết thêm về các bước tiếp cận nếu bạn muốn du học PhD có thể tham khảo tại đây.