Bằng lái xe moto hết hạn thẻ nhựa khi nào năm 2024

Trong bản cập nhật mới nhất (lần 3) của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, Bộ Công an đã bổ sung điều khoản: "Giấy phép lái xe (GPLX) không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định".

Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo Luật, chưa được thông qua và có hiệu lực thi hành. Thêm vào đó, ngay trong dự thảo cũng nêu rõ là việc đổi GPLX được thực hiện "theo lộ trình", chứ không phải áp dụng ngay.

Tại các văn bản pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe sang thẻ PET (thẻ nhựa).

Bằng lái xe moto hết hạn thẻ nhựa khi nào năm 2024

GPLX được cấp trước ngày 1/7/2012 nếu hiện trạng còn mới, thông tin không bị mờ thì không cần thiết phải đổi ngay sang loại thẻ PET, vẫn có giá trị sử dụng (Ảnh minh họa: Nhật Minh).

Tuy nhiên, GPLX được cấp trước ngày 1/7/2012 thiếu dữ liệu về ngày tháng sinh nên không thể tích hợp được vào dữ liệu quốc gia về dân cư và các ứng dụng đi kèm, như tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID... Do đó, người dân có thể chủ động đi làm thủ tục cấp đổi sang mẫu mới, nhưng nên lựa chọn thời điểm phù hợp để tránh tình trạng đông đúc, quá tải.

Thủ tục đổi GPLX mẫu cũ sang thẻ nhựa PET

Để đổi GPLX mẫu cũ dạng bìa giấy sang dạng thẻ PET, người dân cần thực hiện 4 bước sau:

- Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

+ Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có GPLX hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách GPLX có thời hạn và không thời hạn;

+ Bản sao GPLX, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn

- Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải theo hình thức trực tiếp hoặc kê khai trực tuyến

- Đến chụp hình và nộp lệ phí

- Nhận giấy hẹn và đến lấy GPLX mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.

Hiện tại, lệ phí để cấp mới GPLX, cả quốc gia và quốc tế, là 135.000 đồng theo quy định của Thông tư 188/2016/TT-BTC.

Gần nửa năm 2020 đã qua đi, nhiều người dân vẫn đang loay hoay với thắc mắc, trong năm này, có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa (PET) hay không?

Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa?

Hiện nay, không ít người dân vẫn đinh ninh rằng năm 2020 phải đi đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa. Sở dĩ họ có suy nghĩ này là bởi những quy định tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.

Cụ thể, Điều 57 Thông tư này đưa ra lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET như sau:

- Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12/2016;

- Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020.

Đặc biệt, sau 06 tháng theo lộ trình chuyển đổi trên, người có giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, ngay sau khi quy định này ra đời đã vấp phải không ít ý kiến phản đối của người dân và dư luận. Nhiều người cho rằng việc áp đặt lộ trình này là không có cơ sở pháp lý và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cụ thể làm mất thời gian thực hiện thủ tục hành chính và chi phí chuyển đổi.

Chính vì vậy, ngày 15/4/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 12/2017/TT-BGTVT để thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT.

Thông tư 12 quy định rõ:

Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Từ bắt buộc nay đã chuyển thành khuyến khích. Và như quy định này, trong năm 2020 và cả thời gian sau này, nếu bằng lái xe vẫn còn hạn sử dụng thì người dân hoàn toàn có quyền lựa chọn đi đổi hoặc không đổi bằng lái xe sang dạng thẻ nhựa PET. Thẻ nhựa dạng bìa giấy vẫn được sử dụng bình thường mà không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lái xe.

Tuy vậy, bằng lái xe bằng chất liệu nhựa PET được cho là bền, gọn nhẹ, không mục nát, mất thông tin như trên bằng lái xe giấy. Ngoài ra, nếu làm mất, người dân có thể dễ dàng làm lại bởi bằng này được quản lý bằng số seri. Dựa vào những ưu điểm này thì nếu có điều kiện người dân nên đi làm lại bằng lái xe sang thẻ nhựa PET.

Bằng lái xe moto hết hạn thẻ nhựa khi nào năm 2024
Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa? (Ảnh minh họa)

Thủ tục đổi bằng lái xe cũ sang thẻ nhựa PET

Để tiến hành đổi bằng lái xe cũ dạng thẻ bìa giấy sang thẻ nhựa PET, cần tiến hành qua 04 bước sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Bước 02: Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người dân có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến.

Bước 03: Đến chụp hình và nộp lệ phí.

Bước 04: Nhận giấy hẹn và đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.

Để xác định nơi có thẩm quyền đổi bằng lái xe, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?

Bằng lái xe hết hạn bao lâu thì phải đợi?

Thời gian nhận Giấy phép lái xe: – Đối với những trường hợp có GPLX hết hạn từ 03 đến dưới 01 năm sẽ phải thi lại lý thuyết theo yêu cầu. – Các trường hợp hết hạn quá 01 năm sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. – Nếu giấy phép lái xe hết hạn quá 01 năm sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Giấy phép lái xe máy A1 có thời hạn bao lâu?

1. Thời hạn của Giấy phép lái xe là bao lâu? Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về thời hạn của Giấy phép lái xe như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

Khi nào cần đổi giấy phép lái xe A1?

Sở GTVT khẳng định, hiện nay, chưa có quy định bắt buộc người dân đang sở hữu Giấy phép lái xe mô tô (hạng A1, A2) có giá trị không thời hạn bắt buộc phải đổi lại giấy phép lái xe.

Bằng FC bao nhiêu tuổi thì hết hạn?

\==> Theo quy định trên đây thì chỉ giới hạn độ tuổi lái xe đối với giấy phép lái xe hạng B1 là đủ 55 tuổi đối với nữ; đủ 60 tuổi đối với nam. Còn đối với giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE thì chỉ quy định thời hạn của giấy phép lái xe là 05, khi giấy phép lái xe hết hạn thì có thể được cấp lại.