Bảng so sánh các phong cách ngôn ngữ năm 2024

Singapo là thấy rõ nhất. Câu nói là một sự nhắc nhở một lời khuyên, một khẩu hiệu cho mọi người mọi quốc gia.... Bài tập ứng dụng: " Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. [...]Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ mới một cách rõ rệt. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xưa ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ ĐơNô-ai và trong văn Gi-nơ.[...]ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. [...]. Trái hẳn với lối thơ tả chân Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bơ-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ Et-ga -Pô, tác giả tập "Chuyện lạ". Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơle, ét-gaPô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đơ-le, Et-ga-pô và đi thêm một đoạn nữa gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa.[...]. Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến ĐơNô- ai ... Thi văn Pháp không mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải" [Theo Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam] a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào? b. Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không? Tác dụng? ĐÁP ÁN: a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp [Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len], nhà văn Mĩ [Ét-ga Pô]. + Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng. b. Thao tác so sánh và phân tích; Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. -> Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. - Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không. [Chúc các con giành kết quả cao trong kỳ thi và vươn tới mọi ước mơ!]

Phong cách ngôn ngữ là sự diễn đạt bằng hai phương diện: dạng nói và chữ viết, có thể được quy về một số kiểu nhất định. Nó còn là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định. Vậy, hiện nay ở Việt Nam có những phong cách ngôn ngữ nào? Hiện nay ở Việt Nam có những phong cách ngôn ngữ nào?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày mà con người dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Với 2 dạng tồn tại đó là dạng nói dạng viết [nhật ký, thư từ, tin nhắn điện thoại…].

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được sử dụng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gồm:

– Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

– Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

– Tính cá thể: Là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng của mỗi người. Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp…

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ.

Ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong văn bản nghệ thuật như: Ngôn ngữ tự sự [truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký…]; Ngôn ngữ trữ tình [ca dao, vè, thơ…]; Ngôn ngữ sân khấu [kịch, chèo, tuồng…]. Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương nghệ thuật, với các đặc trưng như sau:

– Tính hình tượng: Tác giả xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

– Tính truyền cảm: Ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

– Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua các bài viết hay các tác phẩm, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự… với mục đích trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng… theo một quan điểm chính trị nhất định.

Phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Với các đặc trưng như sau:

– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Do đó, từ ngữ trong phong cách này phải được cân nhắc kỹ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; đồng thời tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vậy, do đó, tuy… nhưng…, để, mà…

– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học. Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở 2 dạng là nói [bài giảng, nói chuyện khoa học…] và viết [giáo án, sách, vở…]

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:

– Tính khái quát, trừu tượng :

+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học, đó là những từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học.

+ Kết cấu văn bản thường mang tính khái quát [các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể].

– Tính lí trí, logic:

+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

+ Câu văn chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

+ Kết cấu văn bản: câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc, cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

– Tính khách quan, phi cá thể:

+ Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.

+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Loại ngôn ngữ này tồn tại ở 2 dạng nói [thuyết minh, phỏng vấn trực tiếp…] và viết [báo viết].

Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí gồm:

– Tính thông tin thời sự: Thông tin cập nhật nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [bản tin, tin vắn, quảng cáo…].

– Tính sinh động, hấp dẫn: Cách dùng từ, đặt câu và tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc phong cách ngôn báo chí.

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế

Phong cách ngôn hành chính

Văn bản hành chính được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…].

Phong cách ngôn ngữ hành chính được dùng nhiều trong các văn bản hành chính, với những đặc trưng sau:

– Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính phải tuân thủ theo một khuôn mẫu nhất định. Văn bản hành chính thường gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi.

– Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Bên cạnh đó, không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung và đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian.

– Tính công vụ: Trong văn bản hành chính không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn…]. Dùng lớp từ toàn dân và không dùng từ địa phương, khẩu ngữ…

Chủ Đề