Bảng so sánh sáng chế và giải pháp hữu ích

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn rằng sáng chế và giải pháp hữu ích là một. Đây là nhận định sai lầm về luật sở hữu trí tuệ, do đó dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Đó là nhận định của Thạc sỹ, luật sư Phạm Duy Khương giám đốc công ty luật SBLAW

Thuonghieu24h.com.vn đã trao đổi với luật sư Duy Khương về vấn đề này. Với góc nhìn và phân tích của chuyên gia sẽ giúp các bạn hiểu hơn về sáng chế và giải pháp hữu ích.

Những điểm khác nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích

Luật sư Phạm Duy Khương

PV: Thưa ông thế nào là sáng chế và giải pháp hữu ích?

Thạc sỹ, luật sư Phạm Duy Khương: Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai thuật ngữ luôn đi cùng với nhau trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng, bao gồm: Sáng chế và giải pháp hữu ích.

Một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Còn giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.

PV: Giữa sáng chế và giải pháp hữu ích có điểm gì giống và khác nhau, thưa ông?

Thạc sỹ, luật sư Phạm Duy Khương: Sáng chế và giải pháp hữu ích đều có điểm giống nhau đó là: Cả hai đều là giải pháp kỹ thuật nhất định. Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản giữa sáng chế và giải pháp kỹ thuật là về mặt pháp lý.

Đó chính là điều kiện bảo hộ, sáng chế được bảo hộ phải đáp ứng ba tiêu chí đó là:

Có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Còn đối với giải pháp hữu ích thì chỉ cần đáp ứng có hai tiêu chí để được bảo hộ đó là:

Có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Khác biệt thứ hai giữa sáng chế và giải pháp hữu ích đó là thời hiệu bảo hộ độc quyền. Sáng chế được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Đối với giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.

PV: Như vậy ai có quyền đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích?

Thạc sỹ, luật sư Phạm Duy Khương: Một trong những đối tượng sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích:

Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình.

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật thì quyền đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.

Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí, điều kiện kỹ thuật thì một phần đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà nước trong việc hợp tác nghiên cứu.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, có quyền để thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký [Điều 86 Luật SHTT, Điều 9 nghị định 103/2006/NĐ-CP].

Về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được quy định cụ thể tại điều 60, 61, 62 Luật sở hữu trí tuệ .

Với các quy định của pháp luật như trên, bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt hơn so với bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chính vì thế, nên đơn đăng ký giải pháp hữu ích thường có khả năng cấp văn bằng bảo hộ cao hơn so với đơn đăng ký sáng chế.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đăng ký một giải pháp kỹ thuật là sáng chế hay giải pháp hữu ích tùy thuộc phần lớn vào trình độ sáng tạo cũng như số lượng các giải pháp kỹ thuật có được trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích? Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai khái niệm thường đặt cạnh nhau trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Chúng đều tạo ra những giải pháp, quy trình có giá trị trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này vì nó cũng có khá nhiều nét tương đồng. Bài viết sau đây, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn so sánh sáng chế và giải pháp hữu ích một cách cụ thể nhất.

Sáng chế là gì?

Sáng chế là một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Nó được tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề xác định thông qua việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, sáng chế là một sản phẩm được sáng tạo bởi con người dựa trên việc ứng dụng quy luật của tự nhiên.

Sáng chế là sản phẩm sáng tạo của con người

Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích cũng là một giải pháp kỹ thuật tồn tại ở dạng sản phẩm hoặc quy trình. Mục đích của nó là cải tiến hoặc bổ sung thêm chức năng cho những sáng chế trước đó thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích phải được tạo ra bởi hoạt động lao động sáng tạo của con người, tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của tự nhiên.

Giải pháp hữu ích là giải pháp cải tiến hoặc bổ sung cho các sáng chế đã có từ trước

Cụ thể, giải pháp hữu ích có thể ở dạng sản phẩm như một kết cấu như máy móc, thiết bị, dụng cụ, linh kiện hoặc dưới dạng một chất như chất liệu, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm… Bên cạnh đó, giải pháp hữu ích còn là một quy trình chẳng hạn như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, dự báo, sản xuất, chế tạo, xử lý,…

Như vậy, giải pháp hữu ích được xem như một dạng của sáng chế. Tuy nhiên điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ của giải pháp hữu ích đơn giản hơn.

So sánh sáng chế và giải pháp hữu ích

Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai thuật ngữ sở hữu nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một vài so sánh chi tiết giúp bạn có thể hiểu rõ hai khái niệm này.

Điểm tương đồng

Sáng chế và giải pháp hữu ích giống nhau ở một số đặc tính cơ bản như:

  • Chúng đều là những giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.
  • Đều phải đăng ký bảo hộ với tính độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ.
  • Đều cần phải đáp ứng về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Tuân thủ đầy đủ mọi luật định của Luật Sở hữu trí tuệ về đăng ký, gia hạn, duy trì và chấm dứt sự bảo hộ.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa Sáng chế và Giải pháp hữu ích

Điểm khác biệt

Điểm khác nhau cơ bản giữa Sáng chế và Giải pháp hữu ích đó là:

Tiêu chí Sáng chế Giải pháp hữu ích Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 58 Luật SHTT 2005 Khoản 2 Điều 58 Luật SHTT 2005 Điều kiện bảo hộ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tính mới
  • Trình độ sáng tạo
  • Khả năng áp dụng công nghiệp Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
  • Tính mới
  • Khả năng áp dụng công nghiệp
  • Không phải là những hiểu biết thông thường Hình thức bảo hộ Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu khi đăng ký bảo hộ được cấp quyền Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn [theo khoản 2 Điều 93 Luật SHTT]. Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn [theo khoản 3 Điều 93 Luật SHTT]. Quyền sử dụng trước Đối tượng của quyền sử dụng trước Không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước Ví dụ Phát minh ra xe đạp là một sản phẩm của sáng chế. Tạo ra điện cho xe đạp để giúp con người tiết kiệm công sức, thời gian. Đây là một giải pháp hữu ích.

Thủ tục đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích

Việc đăng ký Sáng chế và Giải pháp hữu ích được thực hiện theo một quy trình nhất định. Cụ thể như sau:

Thủ tục đăng ký sáng chế

Quy trình đăng ký sáng chế được thực hiện theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chủ đăng ký nộp hồ sơ

Những chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế sẽ nộp đơn thông qua 2 hình thức. Đó là gửi qua đường bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ đặt trụ sở tại Thành phố Hà Hội và có 2 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức hồ sơ

Các cán bộ tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ. Dựa vào việc thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.

Kết quả thẩm định hồ sơ sẽ rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Quy trình đăng ký bằng bảo hộ Sáng chế

Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ

Những hồ sơ hợp lệ sẽ tiếp tục đem đi thẩm định về mặt nội dung. Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định nội dung từ chủ thể, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định thông qua việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng đã nêu trong đơn dựa trên điều kiện bảo hộ. Cụ thể là:

  • Tính mới của đối tượng
  • Trình độ sáng tạo;
  • Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin cấp quyền bảo hộ.

Thông qua việc thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Kết quả của quá trình thẩm định nội dung như sau:

Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đủ điều kiện để được bảo hộ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đăng ký đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ. Đồng thời người nộp đơn cũng đã nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ bằng Sáng chế sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Quy trình đăng ký giải pháp hữu ích được thực hiện lần lượt thông qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích nộp đơn thông qua 1 trong 2 hình thức:

  • Nộp đơn đăng ký trực tiếp đến Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Gửi đơn đăng ký gián tiếp qua đường bưu điện đến Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Song song với đó là xem xét yêu cầu duy trì hiệu lực trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu. Từ đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo. Khi đó, chủ thệ đệ đơn sẽ tiến hành sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi. Sau thời hạn trên, nếu chủ thể không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hay ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Các bước đăng ký Giải pháp hữu ích

Bước 3: Công bố đơn

Những hồ sơ hợp lệ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế. Sau đó đưa ra thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ. Cuối cùng là công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Việc thẩm định nội dung đơn được thực hiện với mục đích để đánh giá khả năng được bảo hộ đối với đối tượng nêu trong đơn theo điều kiện bảo hộ. Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Kết quả của việc thẩm định đơn cụ thể là:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối việc cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ. Cùng với đó người đăng ký đã nộp đầy đủ lệ phí thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, Luật Hùng Sơn vừa giúp bạn so sánh sáng chế và giải pháp hữu ích một cách chi tiết nhất. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này. Để được tư vấn cụ thể hơn về các thủ tục, hồ sơ đăng ký Sáng chế, Giải pháp hữu ích, các bạn có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn qua số tổng đài 1900 6518. Các luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7.

\>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.

Chủ Đề