Báo cáo thực tập kế toán tiền lương mới nhát năm 2024
Đối với các bạn sinh viên kế toán, đề tài này đã vô cùng quen thuộc. Một số bạn cho là đề tài này dễ hơn các đề tài khác. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, đa số các đề tài đều có độ khó ngang nhau, chỉ là bạn quen thuộc đề tài nào hơn thì sẽ cảm nhận nó dễ hơn. Đối với một số công ty có đông nhân viên, nhiều bộ phận thì sẽ khá vất và khi tính toán số liệu. Show
Nhắc đến tiền lương và các khoản trích theo lương các bạn nghĩ ngay đến TK 334 và TK 338. Chú ý là TK 338, chi tiết đối với bảo hiểm thất nghiệp (TK 3385 – TT133) và (TK 3386-TT200). “Trước khi vào nội dung chính bài hướng dẫn, Nếu bạn đang vướng mắc hoặc không có thời gian làm báo cáo thực tập, luận văn và cần giúp đỡ thì hãy liên hệ với chúng tôi, Dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập chuyên đề, khoá luận uy tín, hỗ trợ trọn gói. Chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn về đích an toàn. Cam kết được duyệt và nộp hoàn chỉnh lên trường. Chúng tôi hỗ trợ tất cả các ngành học như: Kế toán, Kiểm toán, QTKD, Tài Chính, Luật, Ngôn Ngữ Anh, Du Lịch, Marketing, Nhân sự, XNK, Dược, Nhà hàng – Khách sạn, ….” -> Liên hệ Zalo nhận tư vấn miễn phí Những việc cần chuẩn bị trước khi làm báo cáo thực tập kế toán.Để viết được một bài báo cáo hay khóa luận kế toán tiền lương, các bạn cần làm theo một số bước sau:
Ví dụ:
Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại 1 công ty.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬPỞ chương này, thông thường gồm các mục sau: – Lịch sử hình thành và phát triển: Thu thập thông tin từ đơn vị thực tập hoặc internet để trình bày (Tên đơn vị, tên quốc tế, tên viết tắt, mã số thuế, địa chỉ, giám đốc/người đại diện, số điện thoại, gmail, website, ngành nghề kinh doanh chính, – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Trong mục này, cần vẽ so đồ và nêu chức năng các phòng ban. + Vẽ sơ đồ phòng ban chức năng + Nêu chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban Tuy nhiên, nếu không đi thực tập thựuc tế tại doanh nghiệp hoặc không xin được thông tin về cơ cấu bộ máy tổ chức của đơn vị, sinh viên cần vẽ sơ đồ với đủ các phòng ban cần thiết tuỳ theo loại hình công ty đó. Ví dụ: + Đối với Công ty Cổ phần: Cần có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát rồi mới đến Ban Giám đốc và các phòng ban. + Đối với công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Cần có Hội đồng thành viên – Cơ cấu bộ máy kế toán: Tương tự bộ máy quản lý, mục này cần vẽ được sơ đồ bộ máy kế toán tại đơn vị, đứng đầu là kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp nhỏ, kế toán trưởng có thể là kế toán tổng hợp luôn. Và cuối cùn là các kế toán viên, đảm nhiệm các phần hành khác nhau. Tuỳ theo công ty mà một Kế toán viên có thể làm 1 hoặc 2,3 phần hành. + Vẽ sơ đồ phòng kế toán + Nếu chức năng, nhiệm vụ từng chức danh – Các chế độ, chính sách kế toán áp dụng: Trong mục này cần nêu được: + Hình thức kế toán: theo thực tế công ty công ty: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký – Sổ Cái, Kế toán máy… + Chế độ kế toán: theo Thông tư 133 hay 200,… + Phương pháp kế toán HTK, Thuế GTGT, Khấu hao TSCĐ,… Tuỳ từng yều cầu của trường mà chương 1 có thể là chương CƠ SỞ LÝ LUẬN. Ta trình bày những lý luận cơ bản về lương, các khoản trích theo lương bao gồm: * SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT – Nếu Ý nghĩa của việc quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương – Trình bày Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương – Khái niệm, đặc điểm của: Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, quỹ KPCĐ à Nêu căn cứ pháp lý (luật, chuẩn mực, chế độ, thông tư), mức trích từng loại bao nhiêu %, chi tiết cho BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. – Nêu nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương – Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương và các khoản trích theo lương: Các nhân tố có thể là nhân tố thuộc về môi trường doanh nghiệp hoặc nhân tố thuộc về người lao động. * CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG: Theo thời gian hoặc sản phẩm Thông thường các doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, còn bộ phận sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) trả theo sản phẩm. – Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động: Khái niệm, công thức tính – Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm: Khái niệm, công thức tính * HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG – Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng: + Nêu chứng từ sử dụng kèm mẫu số (nếu có) + Kết cấu TK 334,338 (Vẽ sơ đồ chữ T) – Phương pháp hạch toán: Vẽ sơ đồ hạch toán TK 334, TK 338 – Hình thức sổ sách kế toán: Nêu các sổ sách sử dụng tương ứng với hình thức sổ áp dụng Chương 2: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ABCĐây có thể nói là chương quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng điểm số cao nhất nên các bạn cần làm kỹ là cẩn thận nhất. Nếu chương 1 là chương về CƠ SỞ LÝ LUẬN thì mục 2.1 của chương 2 là Tổng quan về công ty thực tập. Đối với đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Đây là đề tài mà tất cả các loại hình công ty (sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ,…) đều làm được. Tuy nhiên, để làm được đề tài này tốt nhất, các bạn cần tìm hiểu về lao động của công ty trong thời gian thực tập (số lượng, đặc điểm, phân loại, cách quản lý lao động tại công ty, chế độ lương, bảo hiểm và hình thức trả lương đang áp dụng,…) Đề tài này gồm 2 phần: Kế toán tiền lương và kế toán các khoản trích theo lương
Ví dụ: – Về lao động tiền lương:
– Về BHXH, BHYT,BHTN Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về quy trình thu BHXH,BHYT,BHTN,… và mức đóng, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm….
2.1. Kế toán tiền lương2.1.1. Những vấn đề chung về lao động – tiền lươngTrước khi đi vào phân tích kế toán tiền lương, bạn cần trình bày các nội dung về lao động và các chính sách về quản lý lao động và tiền lương tại công ty: – Đặc điểm lao động: Lao động tại công ty có đặc điểm gì, lao động ngắn hạn hay dài hạn, trình độ ra sao, phân chia tại các phòng ban như thế nào? – Phân loại lao động: + Theo độ tuổi? + Theo trình độ? + Theo tính chất công việc?… à Kẻ bảng phân loại lao động trong 2-3 tháng (trong đó có 1 tháng mà mình lựa chọn đề làm BC/KL) và phân tích sự biến động, nhận xét. – Chính sách về lao động – tiền lương: + Công ty có các thủ tục gì trong tuyển dụng và quản lý lao động tại đơn vị? + Công ty trả lương cho nhân viên như thế nào? Vào thời gian nào? Có tạm ứng lương không? Quy định về tạm ứng lương ra sao? + Công ty trả lương theo thời gian hay sản phẩm,…? Nếu là công ty sản xuất, có tăng ca không? Tính lương tăng ca như thế nào? + Công ty xây dựng thang bảng lương hay tính lương cơ bản như thế nào? à Cho ví dụ cách tính lương của 1-2 người. + Các khoản phụ cấp của công ty đối với nhân viên bao gồm những phụ cấp gì? + Phụ cấp tính thuế TNCN là bao nhiêu (phụ cấp chức vụ/trách nhiệm) + Phụ cấp không tính thuế TNCN là bao nhiêu (điện thoại, ăn ca, xăng xe,…) – Chế độ chính sách khác: + Công ty có thưởng cho CNV không? Thưởng những gì? Theo tiêu chí nào? Vào thời gian nào? + Chế độ ốm đau, thai sản,… như thế nào? 2.1.2. Kế toán chi tiết tiền lươngNêu chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: – Hợp đồng lao động – Bảng chấm công – Bảng thanh toán tiền lương – Phiếu chi – Giấy đề nghị tạm ứng,…. à Minh hoạ chứng từ thực tế tại đây hoặc đưa xuống phần phụ lục (nếu có) theo yêu cầu của trường/khoa/thầy cô hướng dẫn. 2.1.3. Kế toán tổng hợp tiền lương* Tài khoản sử dụng: TK 334 – Nêu nghiệp vụ phát sinh à định khoản à Vẽ kết cấu TK này * Sổ sách sử dụng: Nêu sổ sách theo hình thức sổ công ty áp dụng à Nêu trình tự ghi sổ sách à Minh hoạ sổ sách thực tế tại đây hoặc đưa xuống phần phụ lục (nếu có) theo yêu cầu của trường/khoa/thầy cô hướng dẫn. 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương2.2.1. Những vấn đề chung về các khoản trích theo lương tại công ty– Công ty thực hiện các khoản trích theo lương theo tỷ lệ như thế nào? Đúng theo quy định không? – Lương tính BHXH tính như thế nào? (=Lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ/trách nhiệm) à Lấy ví dụ cụ thể cách tính lương cửa 1,2 nhân viên trong công ty ở đây để giáo viên thấy rõ cách tính các khoản trích theo lương tại công ty. 2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương– Nêu các chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ à Minh hoạ chứng từ cần thiết tại đây hoặc đưa xuống phần phụ lục (nếu có) theo yêu cầu của trường/khoa/thầy cô hướng dẫn. 2.2.3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương* TK sử dụng: TK 338 à Vẽ sơ đồ tài khoản này – Nêu nghiệp vụ phát sinh à Định khoản * Sổ sách sử dụng: Nêu sổ sách theo hình thức sổ công ty áp dụng à Nêu trình tự ghi sổ sách à Minh hoạ sổ sách thực tế tại đây hoặc đưa xuống phần phụ lục (nếu có) theo yêu cầu của trường/khoa/thầy cô hướng dẫn. 2.3. Thuận lợi và khó khăn trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty/ Phân tích biến động lương trong năm của công ty.Để nêu được những thuận lợi, khó khăn trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bạn cần nắm rõ về tình hình hoạt động của công ty đặc biệt là hình thức kế toán, tổ chức công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty đang chịu tác động từ các yếu tố nào? Ví dụ: – Yếu tố tác động từ bên ngoài: nền chính trị của nước ta, các chính sách, chế độ, luật, chuẩn mực tác động đến người lao động, đến việc trả lương và các khoản bảo hiểm; – Yếu tố tác động từ bên trong: + Chính sách quản lý, điều hành, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý + Việc thực hiện chế độ, chấp hành quy định nhùa nước của bản thân người lao động trong đơn vị + Năng lực lãnh đạo của nhà quản lý và kinh nghiệm của người lao động,… à Từ đó nêu ra các thuận lợi và khó khăn. – Phân tích chỉ số KPI: để thấy được doanh nghiệp đánh giá kết quả lao động và trả lương cho nhân viên theo đúng chế độ và năng lực của họ hay chưa? – Phân tích biến động lương qua các tháng trong năm, so sánh, phân tích để thấy rõ được tình hình quản lý lao động, tiền lương của công ty trong năm đó. Chương 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊChương này gồm 2 mục rõ ràng là: Nhận xét và kiến nghị 3.1. Nhận xétNhận xét cần qua 2 mặt: ưu và nhược điểm. Nhận xét được đưa ra phải dựa trên các thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương nêu trên, nghĩa là phải nêu sát với những nội dung trình bày bên trên, tránh nói lạc đề, lan man và đối lập lại những gì đã làm, đã nêu trong các phần trên. 3.1.1. Ưu điểm3.1.2. Hạn chếà Các bạn có thể nhận xét theo một số ý sau: – Bộ máy quản lý của công ty phù hợp chưa? Đáp ứng được nhu cầu quản lý hiện nay chưa? – Bộ máy kế toán có đầy đủ không? Phù hợp chưa? – Hình thức kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của công ty không? – Lao động đã hợp lý chưa – Quản lý lao động: Phù hợp không? Tốt không – Trả lương phù hợp chưa? – Chế độ lương, thưởng phụ cấp cao hay thấp? hợp lý chưa? – Trả lương ngày cuối tháng? Hay sang tháng sau? à hợp lý không? – Các khoản trích theo lương tính đúng tỷ lệ không? 3.2. Kiến nghịNêu kiến nghị của bản thân dựa trên các hạn chế nêu trên mục 3.1.2. Kiến nghị nêu ra được cơ sở của kiến nghị, nội dung giải pháp và kết quả dự kiến của giải pháp đó. Kiến nghị phải giải quyết được các hạn chế đã nêu ra phần trên. KẾT LUẬN Viết tổng kết các phần đã làm được trong bài, độ dài khoảng nửa – 1 trang giấy. MỘT SỐ VIỆC CẦN CHÚ Ý KHI LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG & CKTTL Trên đây là hướng dẫn chung để làm một đề tài về tiền lương và các khoản trích theo lương. Tuỳ theo yêu cầu trình bày của trường để sắp xếp cho phù hợp/ Các chứng từ cần xin khi làm báo cáo thực tập tiền lương tại công ty
Tuy nhiên, để tự làm giống thật nhất, các bạn nên làm trên file Excel. Bạn chia thành nhiều tab trong 1 file đó, mỗi sheet là 1 chứng từ hoặc 1 sổ theo thứ tự lần lượt, ví dụ: Sheet 1: Danh sách lao động tại công ty Sheet 2: Bảng chấm công Sheet 3: Bảng thanh toán tiền lương Sheet 4: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Sheet 5: Sổ Nhật ký chung,… Sheet 6,7,8,9: Lần lượt là các Sổ Chi tiết TK 3382, 3383, 3384, và 3386/3385 (tuỳ theo chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng là TT133 hay TT200) Sheet 10,11: Sổ cái TK 334, TK 338 (!) Tại các sheet 2 và 3. Bạn có thể chia nhỏ thành: Bảng chấm công cho từng bộ phận để thuận tiện hơn trong trường hợp công ty bạn thực tập là công ty sản xuất, có tính giá thành và thuận tiện cho việc lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH phía sau. Ví dụ:
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý cách phân loại lương vào các khoản chi phí:
Còn nếu các bạn đang băn khoăn, chưa biết hướng đi cho một bài báo cáo hoặc cần tư vấn bất kỳ điều gì vui lòng truy cập link hoặc Zalo dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi thắc mắc của bạn ngay lập tức. |