Bảo hiểm y tế học sinh là bắt buộc hay tự nguyện

Bảo hiểm y tế học sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam nhằm bảo đảm các quyền lợi về y tế cho học sinh, sinh viên các cấp - là thế hệ tương lai của đất nước. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc và được khuyến khích tham gia 100%. Bảo hiểm có chính sách hỗ trợ toàn diện từ tất cả các bên liên quan như cha mẹ học sinh, nhà trường/cơ sở giáo dục và cả các cơ quan bảo hiểm xã hội.

Những quy định mới nhất về tham gia bảo hiểm y tế đối với học sinh

Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.

Theo khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 nêu rõ, bảo hiểm y tế [BHYT] là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo luật để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện. Đặc biệt, trong điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP liệt kê các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm bao gồm nhóm đối tượng quan trọng là học sinh, sinh viên [HSSV].

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Mức đóng BHYT HSSV = Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng tiền x 4,5% x số tháng tham gia.

[Nhà nước hỗ trợ 30%. Học sinh, sinh viên đóng 70%].

Riêng đối với các nhóm đối tượng HSSV đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham giao BHYT khác nhau thì sẽ đóng BHYT theo nhóm đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định. Theo đó nếu HSSV thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như học sinh thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, hiện đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo,... sẽ không bắt buộc phải mua BHYT theo trường.

Vì sao học sinh phải bắt buộc mua bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc được khuyến khích tham gia để đảm bảo các quyền lợi về y tế cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước và được Nhà nước cũng như các bên liên quan đặc biệt quan tâm. Theo đó, khi tham gia BHYT, HSSV được hỗ trợ hàng loạt các quyền lợi đi kèm như, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Chỉ trừ các trường hợp thuộc diện chính sách như đã nêu trên mới không phải tham gia BHYT theo trường. Còn lại gần như 100% HSSV bắt buộc phải mua BHYT.

Trong trường hợp HSSV không thực hiện đúng quy định đóng BHYT đúng hạn sẽ bị xử phạt như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng nếu không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Bị buộc phải nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Quyền lợi của bảo hiểm y tế học sinh

Các quyền lợi khi tham gia BHYT học sinh, sinh viên như sau:

  • Được cấp thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.
  • Được lựa chọn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu và đối nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu mỗi quý.
  • Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học từ nguồn kinh phí do quỹ BHYT trích lại.
  • Được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định [KCB nội trú, ngoại trú phục hồi chức năng, sử dụng dịch vụ kỹ thuật, chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, dịch truyền…]
  • Trường hợp cấp cứu được hưởng quyền lợi như khi KCB đúng nơi đăng ký ban đầu ghi trên thẻ [có xuất trình đủ thủ tục khi đi KCB]
  • Được cơ quan BHXH giải thích, cung cấp thông tin về BHYT
  • Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Mức hưởng của BHYT học sinh

Khám chữa bệnh [KCB] đúng tuyến, đúng thủ tục, HSSV sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB khi:

  • KCB tại tuyến xã hoặc tổng chi phí của một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở ở mọi tuyến điều trị;
  • HSSV là con của liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
  • HSSV đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; sống tại xã đảo, huyện đảo;
  • Tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở [ trừ trường hợp KCB trái tuyến]. Người bệnh lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
  • Hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo;
  • Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đối với HSSV còn lại.

Khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến nhưng xuất trình đúng và đủ thủ tục thì được hưởng:

  • 100% chi phí khám chữa bệnh khi thực hiện kCB tại tuyến huyện.
  • 60% chi phí điều trị nội trú tại các cơ sở tuyến tỉnh [Từ ngày 1/1/2021 trở đi sẽ là 100%]
  • 40% chi phí điều trị nội trú khi KCB tại tuyến trung ương.

Mức đóng BHYT cho học sinh mới nhất

Theo điều 7 và điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng hàng tháng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên phải đóng ở mức bằng 4,5% mức lương cơ sở sở. Tức là Nhà nước hỗ trợ 30%. Học sinh, sinh viên đóng 70%.

Cụ thể:

Mức đóng

=

Mức lương cơ sở

x

4,5%

x

Số tháng tham gia

Hiện mức lương cơ sở của nhóm đối tượng HSSV là 1.490.000 đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng BHYT cho HSSV sẽ được tính toán dựa trên con số này. Đặc biệt hơn nữa, theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 146 nêu thêm: nếu Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì HSSV và Nhà nước sẽ không phải đóng bổ sung phần chênh lệch với thời gian đã đóng.

Đối với nhóm HSSV thuộc diện đặc biệt, Nhà nước sẽ có hỗ trợ nhiều hơn về mức đóng:

  • Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sống ở các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/200/NQ-CP và các huyện được áp dụng theo cơ chế chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP .
  • Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo còn lại, 30% mức đóng cho HSSV khác.

Thời hạn sử dụng thẻ BHYT học sinh, sinh viên

Theo khoản 7 điều 13 của nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho HSSV sẽ có thời hạn như sau:

  • Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng được tính từ ngày ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học.
  • Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
  • Đối với HSSV năm thứ nhất của khóa học thẻ có giá trị kể từ ngày nhập học [Trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 vẫn đang còn giá trị sử dụng].
  • Đối với HSSV cuối khóa: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối tháng kết thúc khóa.

Mua BHYT học sinh ở đâu?

Theo khoản 6 điều 19 quyết định 595/QĐ - BHXH đã quy định rất rõ phương thức đóng BHYT đối với HSSV như sau: “Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.”

Như vậy, HSSV có thể mua và đóng bảo hiểm tại các trường/ cơ sở giáo dục đang theo học.

Tra cứu BHYT học sinh như thế nào?

Hiện nay mỗi học sinh sinh khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh đều được cấp mã số bảo hiểm định danh duy nhất, và được theo suốt trong quá trình tham gia bảo hiểm. Như vậy nhằm giúp hỗ trợ sát sao cho việc rà soát, theo dõi và tra cứu . Cụ thể để tra cứu BHYT học sinh bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách 1: Đối chiếu danh sách mã số Bảo hiểm ở các cơ quan bảo hiểm xã hội

Với học sinh - sinh viên đầu cấp

  • Bước 1:Đơn vị trường học/cơ sở giáo dục tổng hợp dữ liệu phần mềm quản lý HSSV học dữ liệu tham gia bảo hiểm y tế của trường.
  • Bước 2: Gửi email cho cán bộ BHXH danh sách học sinh – sinh viên đầu cấp của trường.
  • Bước 3: Nhận qua email danh sách học sinh – sinh viên đầu cấp của trường đã được kiểm tra mã số BHXH bao gồm: danh sách HSSV đã có mã số bảo hiểm và danh sách HSSV chưa có mã số bảo hiểm.
  • Bước 4: Đơn vị trường học/cơ sở giáo dục thực hiện kê khai Hồ sơ cấp mã BHXH cho HSSV.

Với học sinh - sinh viên cũ của trường

  • Bước 1: Cơ quan BHXH trực tiếp xuất dữ liệu HSSV tham gia BHYT khóa học trước của trường theo 2 danh sách: danh sách HSSV đã có mã số bảo hiểm và danh sách HSSV chưa có mã số bảo hiểm.
  • Bước 2: Đơn vị trường học/cơ sở giáo dục thực hiện kê khai Hồ sơ cấp mã BHXH cho HSSV của mình.

Cách 2: Tra cứu trực tiếp trong phần mềm EFY-eBHXH

  • Bước 1: Mở phần mềm EFY-eBHXH chọn thủ tục cấp, gia hạn thẻ BHYT cho HSSV rồi trỏ vào mục Lập tờ khai.
  • Bước 2: Kê khai dữ liệu của học sinh, sinh viên cần tra cứu mã số bảo hiểm vào trong phần mềm. Lưu ý phải bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân của HSSV trước khi tra cứu bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ đăng ký giấy khai sinh/hộ khẩu bao gồm 3 cấp tỉnh/thành phố - quận/huyện - xã/phường.
  • Bước 3: Kiểm tra mã số bảo hiểm.

Trường hợp HSSV đã có mã số bảo hiểm hệ thống kéo mã số được tra cứu về phần mềm tại cột mã số bảo hiểm. Nếu HSSV chưa có mã số bảo hiểm thì cột này sẽ bị bỏ trống. Còn nếu bị nhập sai mã số bảo hiểm, cột mã số sẽ báo đỏ đồng thời cột trạng thái sẽ hiển thị thông tin đúng của cá nhân mang mã số bảo hiểm đó. Lúc này cần kiểm tra và điều chỉnh lại thông tin đã nhập.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc liên quan đến việc học sinh có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên hay không. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra các quyền lợi và các hướng dẫn đi kèm như mua bảo hiểm y tế học sinh sinh viên ở đâu, tra cứu bảo hiểm như thế nào để bạn có thể dễ dàng theo dõi việc tham gia bảo hiểm để có thể nhận đầy đủ các quyền lợi mang lại từ loại bảo hiểm này.

Video liên quan

Chủ Đề