Bao nhiêu năm mới có nguyệt thực năm 2024

Nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 16h09 ngày 8/11 [giờ Hà Nội], sự kiện toàn phần diễn ra lúc 17h17 và kéo dài khoảng 85 phút.

Nguyệt thực toàn phần năm 2018. Ảnh: Raju Soni

Nguyệt thực một phần hôm 8/11 có thể quan sát từ Iceland, các khu vực thuộc Nam Mỹ, Nam Á, Trung Á, Nga. Trong khi đó, Bắc Mỹ và nhiều nơi thuộc Nam Mỹ, châu Á, Australia và New Zealand có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.

Xuyên suốt sự kiện, người yêu thiên văn cũng có thể thấy hành tinh thứ 7 - sao Thiên Vương - nằm gần Mặt Trăng bị che tối. Tại một số khu vực thuộc châu Á, bao gồm Hong Kong, có lúc sao Thiên Vương sẽ ẩn sau Mặt Trăng trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Đây sẽ là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nguyệt thực trước đó diễn ra vào ngày 16/5. Năm 2023 cũng sẽ có 2 nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ [nguyệt thực toàn phần] hoặc một phần [nguyệt thực một phần] ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.

Trong nguyệt thực, Mặt Trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt Trời, dù bị cản trực tiếp bởi umbra [phần tối nhất của bóng Trái Đất], vẫn uốn cong quanh hành tinh xanh và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt Trăng. Khí quyển Trái Đất lọc những bước sóng ngắn hơn màu xanh và cho phép các bước sóng đỏ, cam đi qua. Khi các bước sóng đỏ và cam này đi qua khí quyển Trái Đất, chúng tiếp tục chạm tới Mặt Trăng. Hiện tượng Mặt Trăng màu đỏ được gọi là Trăng Máu.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực quan sát nguyệt thực nửa tối. Tại TP.HCM, nguyệt thực bắt đầu lúc 22h14 đêm 5-5, đạt cực đại vào lúc 0h22 sáng 6-5.

Hiện tượng nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra vào tối 5-5 - Ảnh: SPACE.COM

Tương tự như nguyệt thực toàn phần, hiện tượng nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Trái đất tạo bóng che phủ lên Mặt trăng trong trường hợp Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng sắp xếp thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng vào những ngày trăng tròn.

Tuy nhiên với nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng sẽ không ở chính giữa đường thẳng giữa Mặt trời và Trái đất, mà lệch một chút. Mặt trăng đi vào vùng bóng Trái đất bên ngoài, được gọi là vùng nửa tối [penumbra].

Vùng này là nơi Trái đất che khuất một phần đĩa Mặt trời, không phải toàn bộ. Trong khi ở vùng nửa tối, Mặt trăng chỉ nhận được ít ánh sáng hơn từ Mặt trời.

Với mắt thường, Mặt trăng sẽ trông tối đi nhưng không biến mất hoàn toàn. Có người ví von, Mặt trăng sẽ như bị phủ bởi một lớp vải voan đen.

Trường hợp này cũng khác với khi Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn trong vùng bóng tối của nguyệt thực toàn phần. Lúc này Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ, còn được gọi là "trăng máu".

Mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực nửa tối [phải] - Ảnh: SPACE.COM

Theo tính toán của trang Date and Time, nguyệt thực nửa tối vào ngày 5-5 sẽ phủ lên hầu hết những khu vực đông dân nhất thế giới như Đông và Trung Phi, châu Đại Dương, châu Á, bao gồm cả Việt Nam.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ nằm trong khu vực quan sát nguyệt thực trọn vẹn.

Tại TP.HCM, nguyệt thực nửa tối dự kiến sẽ bắt đầu lúc 22h14 đêm 5-5, đạt cực đại vào lúc 0h22 sáng 6-5.

Theo giờ Hà Nội, "nguyệt thực nửa tối" sẽ bắt đầu lúc 22h14 ngày 5/5/2023, đạt cực đại với tỷ lệ đi vào vùng nửa tối là 96,4% lúc 0h23 ngày 6/5/2023 và kết thúc lúc 2h31 cùng ngày.

[Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn]

Đêm 5 và rạng sáng ngày 6/5/2023, người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát "nguyệt thực nửa tối," một hiện tượng quang học đáng chú ý trong năm 2023.

Theo giờ Hà Nội, "nguyệt thực nửa tối" sẽ bắt đầu lúc 22h14 ngày 5/5/2023, đạt cực đại với tỷ lệ đi vào vùng nửa tối là 96,4% lúc 0h23 ngày 6/5/2023 và kết thúc lúc 2h31 cùng ngày.

Bất cứ nơi nào ở Việt Nam [cũng như hầu hết châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương] đều có thể quan sát hiện tượng "nguyệt thực nửa tối" này./.

Nguyệt thực một phần có thể quan sát được tại Việt Nam vào rạng sáng ngày 29/10. Sau đó, phải tới tháng 9/2025 người theo dõi mới có thể quan sát được hiện tượng này từ Việt Nam. [Ảnh minh họa: H.M]

Việt Nam sẽ phải chờ 2 năm nữa mới được quan sát nguyệt thực một phần

Theo các thông tin được các chuyên gia thiên văn nêu ra gần đây, hiện tượng kỳ thú nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 29/10 theo giờ Việt Nam. Đây là hiện tượng nguyệt thực một phần với độ che phủ tương đối thấp [mặt trăng sẽ không bị che lấp hoàn toàn].

Nguyệt thực không phải là hiện tượng quá hiếm và có thể quan sát được bằng mắt thường ngay cả khi không có công cụ hỗ trợ nào, dù vậy, đây vẫn là sự kiện thiên văn rất đáng chờ đợi bởi theo các nhà thiên văn học, nguyệt thực và nhật thực sẽ không thể quan sát từ Việt Nam trong vài năm tới đây. [Theo ước tính, lần tiếp theo có thể quan sát nguyệt thực từ Việt Nam là tháng 9/2025].

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú về mặt trăng luôn là chủ đề được nhiều người yêu thích quan sát.

Ở sự kiện nguyệt thực tháng 10/2023 này, Việt Nam cũng như gần toàn bộ khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi và miền tây nước Úc sẽ quan sát được trọn vẹn hiện tượng.

Theo dự kiến, nguyệt thực lần tới sẽ diến ra với tổng thời lượng khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hiện tượng nguyệt thực một phần là 1 giờ 17 phút 16 giây. Cụ thể, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu vào lúc 2h35’ sáng và đạt cực đạt vào lúc 3h14’ trước khi kết thúc vào 3h52’ sáng ngày 29/10 theo giờ Việt Nam.

Hiện tượng nguyệt thực không gây hại cho mắt nên người quan sát có thể nhìn trực tiếp vào nó. Mặc dù vậy, người quan sát cũng được khuyến khích có dụng cụ chuyên dụng như kính thiên văn hay ống nhòm để trải nghiệm trở nên thú vị hơn.

Song, yếu tố quan trọng nhất để có thể quan sát được hiện tượng này chính là thời tiết. Nếu trời mưa giông, chúng ta sẽ không thể thấy nguyệt thực.

Trăng "thợ săn" ngả màu đỏ trong nguyệt thực tháng 10

Mặt trăng được đặt với nhiều tên gọi khác nhau, gắn với một sự kiện thời tiết hoặc mùa trong năm.

Trăng tròn tháng 10 hay còn được biết đến với cái tên cổ xưa hơn là "Trăng thợ săn". Nguyên nhân là bởi trong thời cổ đại, diễn biến thời gian được theo dõi qua sự thay đổi của các mùa trong năm. Nhiều bộ lạc cổ xưa đặt tên trăng tròn vào ngày rằm các tháng liên quan đến sự kiện tự nhiên hoặc dấu hiệu của mùa.

Trăng tròn tháng 10 là thời điểm muông thú béo tốt, để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Từ đó, người dân cũng sẵn sàng cho hoạt động săn bắt hái lượm của mình trong những tháng giá rét.

Đó là xuất xứ của tên gọi "Trăng thợ săn" [Hunter Moon] vào tháng 10. Ngoài ra, một số tên gọi không phổ biến khác của trăng tròn tháng 10 là Trăng du hành hay Trăng máu.

Tuy nhiên, ở hiện tượng nguyệt thực một phần diễn ra rạng sáng 29/10 tới, mặt trăng cũng sẽ chuyển sang màu thẫm. Nguyên nhân là bởi trong hiện tượng nguyệt thực, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng tối phía sau trái đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời so với khi nó không đi vào khu vực này. Vì lý do này, một phần mặt trăng hoặc toàn bộ sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ thẫm. Song, không nên nhầm hiện tượng này với tên gọi "Mặt trăng máu" để chỉ hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Khi nào có nguyệt thực năm 2023?

SKĐS - Nguyệt thực một phần - hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong nửa cuối năm 2023 sẽ diễn ra vào rạng sáng 29/10. Người quan sát ở toàn bộ Việt Nam cùng nhiều khu vực khác trên thế giới có thể theo dõi.

Khi nào có trăng màu năm 2023?

Một trong những sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất của tháng 11 này chính là trăng máu hải ly hay còn gọi là trăng tròn vào ngày 27/11/2023. Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất so với Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn.

Nguyệt thực xảy ra khi nào trong năm 2024?

Năm 2024 sẽ có hai lần nguyệt thực. Lần đầu tiên, diễn ra vào ngày 24- 25/3, là nguyệt thực hình bán nguyệt, trong đó kỳ trăng này được gọi là Trăng Sâu sẽ trôi qua vùng bóng nửa tối bên ngoài Trái đất. Lần nguyệt thực thứ hai, vào ngày 17-18/9, sẽ là nguyệt thực một phần và cũng là siêu trăng.

Giải thích tại sao nguyệt thực kéo dài hơn so với nhật thực?

Lời giải: Nguyệt thực kéo dài hơn nhật thực vì Trái Đất có kích thước lớn hơn Mặt Trăng, do đó bóng của Trái Đất che khuất Mặt Trăng lâu hơn so với bóng của Mặt Trăng khi che khuất Trái Đất.

Chủ Đề