Bao nhiêu năm thì được thêm 1 ngày phép năm 2024

Người lao động làm lâu năm sẽ được thêm ngày nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động hiện nay. Vậy quy định cụ thể như thế nào?

Nếu người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động từ đủ 5 năm trở lên thì cứ đủ 5 năm làm việc, người lao động sẽ nghỉ thêm một ngày phép.

Tại điều 114 Bộ Luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Thời điểm được công thêm ngày phép năm theo thâm niên sẽ được tính ngay khi người lao động làm việc đủ thời gian theo luật định cho một người sử dụng lao động.

Theo trả lời của Bộ Lao động thương binh xã hội cho câu hỏi “Theo Điều 112 của Bộ luật Lao động thì cứ 5 năm làm việc thì được tăng thêm 1 ngày phép năm. Vậy, thời điểm để tính phép năm trên là lấy ngày bắt đầu vào làm việc tại công ty hay lấy ngày bắt đầu năm tài chính của công ty?

Câu trả lời là: tức là đủ 60 tháng kể từ thời điểm người lao động “làm việc cho một người sử dụng lao động”. Tham khảo tại: //www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=23997

Lưu ý về làm tròn số khi tính ngày nghỉ phép

Case: Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam hỏi: Trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến ngày nghỉ hằng năm thì Công ty chúng tôi có vướng mắc như sau:

Theo Điều 7, nghị định 45 quy định “Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật Lao động được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên [nếu có], chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị”.

Theo quy định này khi Công ty chúng tôi áp dụng vào thực tế, Công ty chúng tôi sẽ hiểu rằng khi tính ra kết quả cuối cùng sẽ lấy tròn về hàng đơn vị. Nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị. Vậy nếu phần thập phân bé hơn 0,5 được làm tròn về 0 thì có đúng không?

Ví dụ: Công nhân vào xưởng ngày 11/02/2019 đến ngày 17/03/2019 nghỉ việc. Trong tháng 2 công nhân làm công việc bình thường, tháng 3 chuyển sang công việc nặng nhọc. Số ngày nghỉ phép năm của công nhân tính như sau:

Trong tháng 02/2019: Từ 11/02-28/02 là 18 ngày [kể cả Chủ nhật]. Số ngày phép năm được nghỉ là: [12/12] /28*18 = 0,642 ngày.

Tháng 3/2019: Từ ngày 01/03-18/03 là 18 ngày. Số ngày phép năm được nghỉ là [14/12]/31*18 = 0,677 ngày.

Tổng số ngày phép năm được nghỉ là: 0,642 + 0,677 = 1,32 ngày.

Vậy Công ty chúng tôi muốn hỏi:

1. Cách tính phép năm như trên có đúng không?

2. Nếu Công ty chúng tôi làm tròn 1,32 ngày thành 1 ngày thì có đúng không? Nếu không đúng thì tính như thế nào?

Vừa qua, ông Thành xin nghỉ phép năm 2019, cơ quan tính ngày nghỉ cho ông như sau: Chế độ: 12 ngày; thâm niên công tác từ 2011: 1 ngày. Ông Thành hỏi, việc tính ngày nghỉ phép cho ông như vậy có đúng không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Lê Văn Thành như sau:

Điều 13 Luật Cán bộ, Công chức quy định, cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 111 Bộ luật Lao động, đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động bằng 12 ngày làm việc.

Điều 112 Luật này quy định, ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau: Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Căn cứ quy định nêu trên, người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động, với công việc trong điều kiện bình thường, thì số ngày nghỉ hàng năm [nghỉ phép] tăng thêm theo thâm niên như sau:

Mỗi một năm trong khoảng thời gian 5 năm, tính từ năm thứ nhất đến hết năm thứ năm, người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép 12 ngày làm việc hưởng nguyên lương.

Mỗi một năm trong khoảng thời gian 5 năm, tính từ năm thứ sáu đến hết năm thứ mười, người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép 13 ngày làm việc hưởng nguyên lương.

Trường hợp ông Lê Văn Thành, được tuyển dụng vào công chức Chi cục Quản lý thị trường từ tháng 9/2011, cho đến thời điểm này [tháng 6/2019], ông Thành đã có 7 năm 9 tháng [năm thứ tám] làm việc cho một người sử dụng lao động là Cục Quản lý thị trường.

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, Công chức; Điểm a, Khoản 1, Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động, năm 2019 ông Thành được nghỉ phép 13 ngày làm việc hưởng nguyên lương [trong đó 12 ngày nghỉ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 111 cộng với 1 ngày nghỉ tăng thêm sau mỗi 5 năm làm việc theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động].

Hiện nay không còn tồn tại khái niệm “Người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước [gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước…] có chung một người sử dụng lao động là Nhà nước”.

Công ty Thương mại [thời điểm 2011 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước] và Chi cục Quản lý thị trường [nay là Cục Quản lý thị trường] là 2 pháp nhân khác nhau, không cùng một người sử dụng lao động, nên thời gian làm việc của ông Thành tại Công ty Thương mại từ tháng 6/1998 đến tháng 8/2011 không được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động hiện nay để tính ngày nghỉ hàng năm [nghỉ phép].

Ông Lê Văn Thành được Cục Quản lý thị trường tính và bố trí ngày nghỉ phép năm 2019 bằng 13 ngày làm việc, hưởng nguyên lương là đúng quy định.

Bao nhiêu năm thì thêm 1 ngày phép?

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Theo đó, cứ định kỳ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì người lao động sẽ được tăng thêm 01 ngày nghỉ phép năm.

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong năm theo quy định của Nhà nước?

Theo đó, người lao động làm việc đủ năm cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương từ 12 đến 16 ngày làm việc và thêm ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên.

Người lao động được nghỉ tối thiểu bao nhiêu ngày trong một tuần?

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

1 tháng làm việc bao nhiêu ngày?

Như vậy, tùy theo 1 tháng có bao nhiêu ngày thì số ngày làm việc tối đa của mỗi tháng không giống nhau, cụ thể: - Tháng có 28 ngày: có 24 ngày làm việc bình thường tối đa. - Tháng có 29 ngày: có 25 ngày làm việc bình thường tối đa.

Chủ Đề