Bầu 3 tháng đầu đi xe máy được không

Bà bầu đi xe máy có an toàn không là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu đang thắc mắc. Hãy cùng MBCenter Spa cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nếu phải sử dụng xe máy như một phương tiện thường xuyên, bà bầu đi xe máy hãy lưu ý tới những điều sau để đảm bảo an toàn cho thai kỳ khỏe mạnh:

Những sự cố giao thông xảy ra ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Nhiều trường hợp sau giao thông  vì lý do nào đó mà mẹ bầu không thể  liên lạc được cho người thân mà điện thoại có trục trặc [ vỡ, rơi, mất…] thì một TỜ GIẤY GHI THÔNG TIN cá nhân có sẵn trong túi ví sẽ giúp các đơn vị chức năng hoặc người dân alo sớm cho người thân. Thông tin gồm: Họ tên mẹ bầu – ngày tháng năm sinh – địa chỉ-2 số điện thoại người thân – thai kỳ tháng thứ mấy? – giới tính bé [ nếu có] và thông tin cơ bản thai kỳ.

Bà bầu đi xe máy nên đi chậm, mặc quần áo gọn gàng để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Bà bầu đi xe máy nên đi sớm, về sớm

Nếu làm công sở, mẹ có thể xin phép cơ quan để đi sớm, về sớm hơn tránh khung giờ cao điểm. Hạn chế đi lại ngoài đường buổi tối một mình, hoặc về khuya.

Áo chống nắng khẩu trang phù hợp

Chọn áo gọn gàng không che tầm mắt nhìn trái – phải khi đi, khẩu trang giúp hạn chế bụi bặm vi khuẩn các mẹ nhé.

Chọn xe máy nhỏ, vừa khổ

Những xe máy phân khối lớn, to nặng nề khiến mẹ bầu vốn nặng nề gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, dắt xe khi lên xuống và còn nhiều trường hợp nữa.

Hạn chế váy áo lòe xòe

Những váy áo lòe xòe quá đôi khi gây vướng víu mắc vào bánh xe….gây ra những tai nạn không đáng có.

Tốc độ di chuyển

Mẹ bầu nên đi với tốc độ chậm, không đi nhanh, không đi vào ổ gà, đường sóc, đường mấp mô,… để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Tốc độ di chuyển phù hợp cho bầu vào khoảng 20km/giờ.

Bà bầu đi xe máy nên nhờ người đưa đón

Khi thấy bầu to và cơ thể có dấu hiệu nặng nề, khó khăn trong di chuyển mẹ bầu nên nhờ người đưa đón là tốt nhất.

Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai, hay mắc các biến chứng như nhau bong non, nhau tiền đạo,… thì nên hạn chế đi lại, tuyệt đối không đi xe máy.

Đồ dự phòng khi nghén bất chợt giữa đường

Nhiều bầu có khả năng “liver phun” vì nghén mùi ngay khi đang đi đường. Nên khi đi lại, trong cốp xe dự trù sẵn 2-3 túi nilong, 1 bịch khăn ướt và 1 chai nước lọc nhỏ để nếu có dấu hiệu nghén cần “phun” thì bầu chỉ cần dựng xe vào lề đường vì có sẵn mọi thứ trong cốp rất tiện rồi.

Bầu có con nhỏ

Trường hợp vừa bầu vừa có bé đầu rồi, tốt nhất nhờ người thân chở bé đầu giúp hoặc bất khả kháng thì chỉ nên chở khi thai kỳ còn nhỏ thôi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.

Không ngồi sát tay lái

Nhiều mẹ có thói quen ngồi sát tay lái để vừa kiễng chân xuống đất. Tuy nhiên, mẹ bầu thì không nên ngồi như thế nhé để tránh tình trạng phanh gấp dễ va đập bụng với tay lái, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi dắt xe

Bà bầu đi xe máy nên nhờ bảo vệ hoặc người xung quanh dắt xe giúp. Trường hợp bắt buộc tự làm mẹ lưu ý dắt xe hoặc quay xe từ từ, không kê bụng hoặc hông để xoay xe trong góc hẹp, đặc biệt trên vỉa hè. Luôn để ý các xe, người xung quanh tránh va chạm không đáng có.

Tư thế ngồi

Bà bầu đi xe máy nên có tư  thế ngồi chuẩn và an toàn là ngồi hai chân đặt song song, khuỷu chân tạo thành một góc 90 độ. Hai bàn chân dậm trên bệ xe, thu sát chân vào phía bên trong mép bửng và hơi dang rộng một chút cho bụng bầu được thoải mái.

Lưng thẳng, hai tay duỗi thẳng nhưng không quá căng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Bàn tay nắm chặt tay lái, mắt liên tục quan sát, thi thoảng nhìn vào gương chiếu hậu để chắc chắn rằng không có mối nguy hiểm nào phía sau, đặc biệt là khi chuyển làn, quay đầu.

Không chở đồ nặng

Mang đồ nặng hoặc cồng kềnh bà bầu đi xe máy sẽ rất khó điều khiển và kiểm soát xe, nhất là ở đường thành phố đông đúc. Hạn chế tối đa, mà không nên chở hoặc mang theo ít đồ là tốt nhất các mẹ nhé!

Găng tay mùa đông

Mùa đông sắp tới, khi ra đường các mẹ phải nhớ đeo găng, quàng khăn ấm để giữ thân nhiệt. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn loại găng có độ ma sát cao, hoặc loại găng mỏng và giữ nhiệt để kiểm soát tốc độ tốt nhất nhé!

Giày dép

Bà bầu đi xe máy nhất định đảm bảo phải đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái và lái xe bình ổn. Tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thũng, căng tức chân.

Sữa lạt

Hãy chuẩn bị sữa pha sẵn hoặc các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe mẹ bầu để khi đi trên đường mẹ thèm ăn và bổ sung dưỡng chất đúng giờ các mẹ nhé.

Thường xuyên bảo dưỡng xe

Mẹ bầu hãy nhờ người thân thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe máy, tránh tình trạng xe máy hỏng giữa đường, không chỉ gây nguy hiểm mà còn mệt mỏi cho mẹ bầu khi tham gia giao thông.

Lưu ý khi bà bầu đi xe máy

Bà bầu đi xe máy không chỉ có mình mẹ bầu, mà còn có cả thai nhi. Nếu xảy ra va chạm, dù là rất nhẹ khiến mẹ ngã xuống đường thì đều có thể dẫn tới sảy thai, động thai.

Những mẹ bầu mang thai tháng cuối, cơ thể nặng nề, kém linh hoạt nên dễ gặp va chạm. Và dù nhẹ nhưng cũng đủ khiến cho tâm lý của mẹ bị kích thích, gây ra tình trạng co thắt bụng dưới, dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, việc đỗ xe máy cũng là một hoạt động nặng nhọc đối với mẹ bầu. Vì hầu hết xe máy hiện này đều rất nặng, đặc biệt là loại xe tay ga, phù hợp với phái nữ.

Chính vì những lý do trên, mẹ bầu không nên đi xe máy nhiều. Mẹ có thể nhờ chồng chở đi hoặc thay thế bằng các phương tiện an toàn khác như: xe bus, xe ô tô.

Xem thêm:

Bà bầu có nên đi xe máy đường dài không là một trong số những câu hỏi mẹ thắc mắc trong những tình huống khẩn cấp cần phải di chuyển mà không có người thân bên cạnh, hoặc khi mẹ bầu về quê. Mẹ cùng đọc bài viết dưới đây để gỡ rối cho vấn đề này nhé.

Nhiều mẹ bầu thích tự mình lái xe đi làm, đi công việc vì có thể chủ động giờ giấc và không làm phiền người khác. Tuy nhiên trong thời gian này, đặc biệt trong những tháng cuối chuẩn bị sinh, khi đi xe máy mẹ cần phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề bà bầu có nên đi xe máy đường dài không dưới bài viết sau đây nhé!

Trong thời gian mang thai, hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, dẫn đến các triệu chứng của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi,… Những triệu chứng này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu khi lái xe. Do đó, mẹ lái xe đường gần cũng nguy hiểm chứ đừng nói chạy đường dài. Trên thực tế, có một số phụ nữ không được phép lái xe trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Vậy bà bầu có nên đi xe máy đường dài không? Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy đường dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng với tình hình giao thông phức tạp và không khí ô nhiễm như hiện nay ở Việt Nam tại các thành phố lớn, tốt nhất mẹ không nên đi xe máy đường dài một mình.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ không nên đi xe máy đường dài vì các lý do chính như sau:

  • Ở thành phố lớn thường có nhiều phương tiện di chuyển, thậm chí có các xe chạy nhanh và vượt ẩu. Trong khi đó, mẹ bầu bụng to, khó giữ thăng bằng trên xe máy, lại phản ứng chậm nếu xảy ra va chạm. Do vậy, mẹ không nên đi xe máy đường dài để đề phòng tình huống bất ngờ, gặp tai nạn, dẫn tới sảy thai, động thai.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non

  • Bà bầu có nên đi xe máy đường dài không? Không nên. Bên cạnh những con đường lớn, các thành phố cũng có những con đường nhỏ với mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, nhiều đường nhỏ hẹp, khúc cua gấp, gây bất lợi cho mẹ bầu khi tự lái xe.
  • Khói bụi, ô nhiễm môi trường, nắng nóng oi bức trên đường cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu. Thời gian chờ đợi khi tắc đường sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và kiệt quệ.
  • Những mẹ bầu mang thai tháng cuối, cơ thể nặng nề, kém linh hoạt nên dễ gặp va chạm nếu đi xe máy. Ngay cả những va chạm nhỏ cũng có khiến cho tâm lý bà bầu bị kích thích, gây ra tình trạng co thắt bụng dưới, có nguy cơ dẫn đến sinh non. Đây là những giúp mẹ trả lời câu hỏi bà bầu có nên đi xe máy đường dài không?
  • Đỗ xe máy hoặc dắt xe máy cũng là một hoạt động nặng nhọc đối với mẹ bầu. Do mẹ phải dùng lựa khá nhiều khi dắt và đẩy xe. Do đó, nếu mẹ còn thắc mắc bà bầu có nên đi xe máy đường dài không thì câu trả lời là không

Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Không. Đặc biệt với mẹ bầu đã có tiền sử bị sảy thai, động thai, hay mắc các biến chứng như nhau bong non, nhau thai tiền đạo, nhau thai thấp, sa tử cung… thì tuyệt đối không đi xe máy bởi chỉ một chấn động nhẹ cũng sẽ gây ra tác động xấu cho thai nhi.

2. Bà bầu có nên đi xe máy đường dài? Lời khuyên cho mẹ nếu phải di chuyển đường dài

Dù lý thuyết là thế, thực tế nhiều mẹ bầu vì nhiều lý do vẫn buộc phải tham gia giao thông trong những tháng cuối thai kỳ. Trong trường hợp mẹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi xe máy, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề như sau trước khi lưu thông trên đường:

  • Đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn kể cả khi lái xe hay ngồi sau xe người khác lái
  • Không đi xe máy trong giờ cao điểm vì dễ bị kẹt xe và gặp tai nạn
  • Mang áo khoác dạ quang dễ nhìn thấy từ xa trong trường hợp đi xe máy vào buổi tối
  • Không đi xe máy khi trời mưa hoặc sau cơn mưa vì đường trơn đường trượt và tầm nhìn bị hạn chế, nguy cơ xảy ra tai nạn cao.
  • Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Để an toàn, mẹ nên lái xe với tốc độ chậm, hạn chế vượt các xe khác trên đường di chuyển và chú ý thao tác ổn định, giữ bình tĩnh để đảm bảo an toàn cho thai nhi không bị ảnh hưởng mạnh.
  • Sử dụng loại xe máy nhỏ, dễ dắt và nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe để tránh tình trạng xe bị hư giữa đường.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, chị em cần làm ngay điều gì?

Một số cách giúp hạn chế bà bầu đi xe máy đường xa một mình

Trong thời gian mang thai, việc tự đi xe máy có thể không tốt cho mẹ và bé. Những va chạm bất ngờ, xóc trên đường có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng khi mang thai khác. Mẹ có thể thử một số cách sau để tránh phải tự lái xe:

Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Trong trường hợp cần, mẹ bầu có thể đi cùng với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp bằng xe máy, ô tô nếu muốn ra ngoài đi chợ, đi làm hay đến bệnh viện để khám thai. Mẹ bầu sẽ không phải tự điều khiển xe, từ đó, tránh được va chạm trên đường.

Bà bầu đi xe máy đường dài không phải là giải pháp tối ưu cho mẹ khi mà hiện nay các hãng xe công nghệ đang rất phổ biến, giá cả phải chăng. Mẹ có thể chỉ cần một cái điện thoại là có thể tự đặt cho mình loại xe di chuyển như ý muốn rồi đó.

Với các mẹ bầu có nhiều thời gian hơn thì cũng có thể thử các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Các tuyến xe buýt có lộ trình di chuyển đến khắp các quận huyện trong thành phố sẽ giúp mẹ bầu đến nơi an toàn. Ghế ngồi trên xe buýt cũng được ưu tiên cho bà bầu nên mẹ không cần phải lo lắng sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải đứng quá lâu.

Mang thai là thời điểm mẹ bầu cần được chăm sóc kĩ nhất từ người thân trong gia đình. Do đó, khi gặp bất kỳ trục trặc trong vấn đề di chuyển đường dài mẹ đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ từ người thân. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp mẹ giải tỏa câu hỏi khó nhằn “bà bầu có nên đi xe máy đường dài không” từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình và con yêu tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1.Bà bầu đi xe máy nhiều có sao không? Những lưu ý về an toàn cần biết

//hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/phu-nu-mang-thai-di-xe-may/

Ngày truy cập: 30/12/20211

2. Pregnant Bikers

//truecarecasper.org/pregnant-bikers/

Ngày truy cập: 30/12/20211

3. Question: Is Riding Motorcycle Safe For Pregnant

Ngày truy cập: 30/12/20211

4. TRAVELLING IN PREGNANCY – DO’S AND DON’T

//www.narayanahealth.org/blog/travelling-in-pregnancy-dos-and-dont/

Ngày truy cập: 30/12/20211

5. Activities to Avoid During Pregnancy

//americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/activities-to-avoid-during-pregnancy/

Ngày truy cập: 30/12/20211

Video liên quan

Chủ Đề