Bệnh co thắt đại tràng là gì

Thủ phạm gây viêm đại tràng co thắt

Ngày đăng: 13/03/2010 Lượt xem 4396

Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt ở NCT là đau bụng. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh... Kiểu đau như vậy là nỗi ám ảnh của hầu hết NCT bị viêm đại tràng co thắt, do đó không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu [dễ nhầm với đau dạ dày]. Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Tuy vậy cũng có nhiều NCT viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người bị viêm đại tràng co thắt thường gầy xanh, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.

Người bị bệnh viêm đại tràng co thắt bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống [không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình].

đại tràng co thắt ở NCT Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh [ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp]; do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn [phân thường xuyên sống, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn...]; hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần... Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của viêm đại tràng co thắt xuất hiện [trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt] là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay...

Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp do đánh giá của từng thầy thuốc mà có các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm. Nếu nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí. Xét nghiệm vi khuẩn chí đường ruột sẽ cho biết tỷ lệ vi khuẩn gram dương và tỷ lệ vi khuẩn gram âm có trong đường ruột [trong phân lấy xét nghiệm], khi tỷ lệ này thay đổi có nghĩa là bị loạn khuẩn. Nếu nghi do bị giun, người ta sẽ soi phân qua kính hiển vi quang học để tìm các loại trứng giun, sán; nếu do viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng của niêm mạc đại tràng xem có u, có polyp, có viêm, loét hay không... Khi nội soi đại tràng mà có u hoặc loét, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết xác định lành tính hay ác tính.

Muốn điều trị và phòng bệnh tốt, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt; tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống [rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...]. Cần vệ sinh tốt môi trường sống. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất

Tổng số trong ngày: 5,170

Tổng số trong tuần: 15,854

Tổng số trong tháng: 15,854

Tổng số trong năm: 1,913,314

Tổng số truy cập: 27,315,458

Bệnh viêm đại tràng co thắt tuy là bệnh lành tính nhưng nó là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những triệu chứng của nó ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm đại tràng co thắt sẽ giúp bạn có thêm thông tin và phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn nhé.

Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng [ruột già].Viêm đại tràng co thắt là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.

Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản:

  • Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
  • Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
  • Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.

Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới [cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này]. Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng [hysteria], trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, và một trong những nguyên nhân điển hình có thể kể tới là:

  • Thức ăn: Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh – thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp có thể tác động đến đại tràng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột co bóp bất thường.
  • Căng thẳng thần kinh, stress: Tình trạng này gây ra rối loạn serotonin – nội tiết tố được sản xuất ra bởi ruột và có tác động đến các thần kinh của quai ruột. Vậy nên việc rối loạn serotonin sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động nhu động ruột.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ở những giai đoạn như dậy thì, hành kinh,… nguy cơ bị bệnh có thể gia tăng. Đây cũng là lý do vì sao căn bệnh này lại gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây y đa phần có dược tính rất mạnh, nếu sử dụng trong thời gian sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong đại tràng, khiến gây loạn khuẩn đường ruột.
  • Do rối loạn nhu động ruột

Việc chẩn đoán ra bệnh viêm đại tràng co thắt được xem là khó khăn và phức tạp. Với từng bệnh nhân mà Bác sĩ đưa ra các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.

  • Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán
  • Nếu trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng …

Bệnh viêm đại tràng co thắt ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống [không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt dễ nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình].

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt

Đau bụng, nổi u cục ở bụng là một trong những dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt

Đau bụng

  • Bệnh viêm đại tràng co thắt có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Đau bụng đa dạng, có thể đau sau khi ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh…
  • Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, thế nên hầu hết người bệnh bị viêm đại tràng co thắt không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng, stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, dễ gây nhầm với bệnh đau dạ dày.

Nổi cục ở bụng

Quanh vùng bụng bị đau, người bệnh có thể sờ thấy cục nổi lên. Lý do là vì khi một phần đại tràng đang co thắt lại sẽ khiến đoạn bên cạnh phình to hơn và nổi thành cục.

➤  Có thể bạn quan tâm: Đau bụng âm ỉ, sờ thấy cục cứng nổi lên là bệnh gì?

Rối loạn đại tiện và phân

  • Do đại tràng co thắt bất thường nên chức năng tiêu hóa của bệnh nhân cũng bị rối loạn. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên mót rặn và tần suất đại tiện cũng gia tăng, trung bình từ 2-6 lần/ngày. Khi đại tiện thường đi phân lỏng, không thành khuôn hoặc táo bón, phân khô và cứng. Trong phân có thể dính dịch nhầy, nhưng không bao giờ lẫn máu.
  • Hầu hết người bệnh đều cho biết, hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Nhưng, cũng có nhiều bệnh nhân viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp.

Có nhiều bệnhđại tràng có biểu hiện tương tự như trên như, tuy nhiên chỉ khi triệu chứng bệnh lặp đi lặp lại trong thời gian dài trên 3 tháng thì mới có thể chẩn đoán đây là viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Tuy viêm đại tràng co thắt không gây ảnh hưởng ngay tới tính mạng của con người nhưng những triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, táo bón kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt cũng như giảm chất lượng cuộc sống. Bênh cạnh đó, có thể dẫn bệnh trĩ, các bệnh đường tiêu hóa khác…

Bệnh không được chữa trị để lâu có thể trở nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống:

  • Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra bất cứ khi nào và không kiểm soát được khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng
  • Người bệnh phải kiêng khem khổ sở do thức  ăn là một trong những yếu tố kích phát các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh ngại tụ tập, đi chơi, đi du lịch…gây xáo trộn cuộc sống.
  • Người bệnh dễ bị rối loạn tâm trạng do các triệu chứng đau bụng đi ngoài xảy ra thường xuyên. Người bệnh lo lắng, chán nản khiến bệnh càng nặng thêm, bệnh nặng người bệnh lại càng
  • stress…và trở thành một vòng luẩn quẩn khiến bệnh mãi không khỏi.

➤  Xem đầy đủ: Bệnh viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Điều trị viêm đại tràng co thắt

Điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc sau đây được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh:

  • Thuốc chống co thắt đại tràng: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm co thắt bụng nhờ cơ chế thư giãn các cơ trong ruột.
  • Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng, điều hòa nhu động ruột có thể giúp giảm táo bón.
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Các loại thuốc cầm tiêu chảy bao gồm Actapulgite và Loperamid giúp làm chậm sự co bóp của cơ ruột.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng [TCAs]: Thuốc chống trầm cảm thường giúp giảm đau bụng do căng thẳng và lo âu.

Các loại thuốc đặc hiệu cho điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt gồm có:

  • Alosetron [Lotronex]: Alosetron là thuốc được sử dụng để điều trị tiêu chảy nặng ở phụ nữ.
  • Geliprostone [Amitiza]: Geliprostone thường dùng để điều trị táo bón ở phụ nữ.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây nên theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dùng mà không có đơn. Nếu gặp vấn đề gì bất thường, ngừng dùng thuốc lại ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm những bài thuốc dân gian sau để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

  • Củ riềng: Thái nhỏ riềng, cho vào nước sôi hãm như hãm nước chè trong 20 phút. Dùng nước này uống 3 lần/ngày.
  • Lá mơ + Trứng gà: Thái nhỏ lá mơ rồi trộn đều với trứng gà. Đặt lá chuối vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa rồi lên để nướng. Khi chín lấy ra ăn.
  • Rau diếp cá: Sao khô lá diếp cá rồi dùng để pha nước uống như pha trà.
  • Cây vối: Vò nát lá vối rồi đun lấy nước uống hàng ngày

Những mẹo dân gian thường đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc. Chúng ta có thể dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị chính chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Chế độ ăn uống- tập luyện

Tập tuyện thể dục giúp thư thái đầu óc, tăng cường sức khỏe

Nên:

  • Nên ăn thịt, cá, trứng và sữa không chứa lactose.
  • Bột yến mạch có thể giúp bạn giảm chướng bụng và đầy hơi.
  • Khoảng 2-2,5 lít mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây.
  • Rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp ngăn chặn táo bón.
  • Sữa chua và thực phẩm giàu prebiotic để kích thích tăng cường lợi khuẩn.
  • Thể dục thể thao bằng những môn tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Không nên:

  • Sử dụng những loaij đồ ngọt không đường, những thực phẩm có hóa chất sorbitol thường được tìm thấy trong một số loại kẹo cao su vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Nên tránh xa những đồ uống chứa cồn như rượu, bia, thức uống chứa caffeine như cà phê, ca cao và nước ngọt có ga vì sẽ làm tăng cơn co thắt ở ruột.
  • Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa như đậu, cần tây, hành tây, cà rốt, nho khô, chuối, mơ, mận và mầm cải brussel sẽ làm tăng chứng đầy hơi ở người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những đồ ăn như hải sản, bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, sữa có chứa lactose và dưa muối sẽ làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Loại bỏ những đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng bởi nó ảnh hưởng tới tiêu hóa của bạn

5. Phòng tránh viêm đại tràng co thắt

Để phòng tránh viêm đại tràng một cách hiệu quả thì lời khuyên cho bạn là bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh. Một khi đã có dấu hiệu của bệnh bạn cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và giải quyết dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính. Để phòng bệnh, cần ăn uống đảm bảo vệ sinh. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, chất chua, cay trong các bữa ăn hằng ngày…

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề