Bệnh nào ko ăn mè đen trong thực dưỡng năm 2024

TPO - Trào lưu ăn uống thực dưỡng đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng khiến nhiều người bệnh rơi vào suy kiệt. Bác sĩ cảnh báo ăn uống thực dưỡng hà khắc chẳng những không có tác dụng điều trị bệnh mà còn khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư vú giai đoạn 2, bà N.T.V [72 tuổi, ngụ tại TPHCM] đã lên mạng tìm hiểu thông tin và quyết định nghe theo tư vấn của người tự xưng là chuyên gia về chế độ thực dưỡng chỉ ăn gạo lứt với muối mè và uống nước lọc kết hợp với sử dụng một loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Sau nhiều tháng ăn uống theo chế độ hà khắc, bệnh nhân đi kiểm tra vì tình hình sức khỏe diễn tiến xấu, thì được bác sĩ thông báo về sự gia tăng của khối u và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng.

Những hướng dẫn thực hành thực dưỡng khắc nghiệt là nguyên nhân khiến nhiều người suy kiệt [ảnh minh họa]

BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cho biết, trong quá trình thăm khám, ông đã khám gặp nhiều bệnh nhân áp dụng chế độ thực dưỡng, trong đó một số người thực dưỡng khắc nghiệt như ăn gạo lứt muối mè, uống nước lọc.

“Đa số bệnh nhân khi vào bệnh viện cơ thể đều rơi vào tình trạng suy kiệt, mệt mỏi, xanh xao. Một số người thực hành thực dưỡng vẫn chủ quan cho rằng bản thân mình khỏe. Tuy nhiên, căn cứ trên xét nghiệm cho thấy các chỉ số đều giảm với biểu hiện thiếu máu, thiếu đạm phải truyền máu, truyền dịch và đạm bổ sung” – BS Triệu Vũ nói.

Theo các bác sĩ, bản chất của thực dưỡng là một cách thực hành ăn uống với những khuyến cáo lành mạnh như ăn nhiều ngũ cốc [gạo, đậu], ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thịt đỏ, hạn chế các sản phẩm đóng hộp và phối hợp với tập luyện, vận động, rèn luyện cơ thể.

Những người theo trường phái thực dưỡng đề cao phương pháp thực hành ăn uống và vận động cơ thể hợp lý. Tuy nhiên, chế độ thực dưỡng đã bị biến tướng trở thành một phương pháp ăn uống khắc nghiệt. Vì mục đích riêng, những tổ chức hoặc cá nhân đã khuyến cáo cộng đồng, đặc biệt là nhóm bệnh nhân ung thư ăn uống kham khổ vì cho rằng đây là giải pháp cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, bên cạnh đó, người bệnh được định hướng sử dụng những loại thực phẩm chức năng với quảng cáo có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

BS Nguyễn Triệu Vũ thăm khám, tư vấn cho một trường hợp bệnh nhân ung thư

Trào lưu thực dưỡng với những hướng dẫn phi khoa học trên mạng xã hội đang tạo ra những hệ lụy cho cộng đồng. Việc thực hành y khoa không hề đơn giản, bác sĩ, dược sĩ muốn khám chữa bệnh được phải trải qua 5 đến 6 năm đào tạo kèm theo nhiều năm kinh nghiệm mới đủ điều kiện để hành nghề. Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội thì rất nhiều chuyên gia “tự xưng” mà không biết trình độ, bằng cấp và mập mờ về nhân vật, bệnh lý liên quan.

BS Triệu Vũ cho biết: “Việc thực hành thực dưỡng ở bệnh nhân ung thư không thể khiến khối u giảm kích thước. Những bệnh nhân thực hành thực dưỡng khắc nghiệt, đứng về mặt khoa học chưa có bằng chứng nào để chứng minh thực dưỡng có vai trò gì trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác. Ăn uống khắc nghiệt sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng khiến cơ thể rơi vào suy kiệt, không đủ sức để chống lại các nguy cơ của những bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư”.

Từ thực tế trên, BS Triệu Vũ khuyến cáo với bệnh nhân ung thư nên ăn uống đầy đủ, điều độ đảm bảo đủ lượng đạm, đường, chất béo, tinh bột, chất xơ, tăng cường ăn nhiều rau củ quả. Sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật nếu cơ thể mệt mỏi, không ăn được nhiều trong một bữa, người bệnh có thể chia làm nhiều bữa và thay đổi khẩu vị, thay đổi món ăn để đưa dinh dưỡng vào cơ thể, đủ sức chống lại ung thư và các bệnh nhiễm trùng.

Khẳng định dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khuyến cáo, mỗi người cần ăn đủ dinh dưỡng, không bỏ bữa, ăn cân đối thịt cá, trứng sữa để đảm bảo đủ chất đạm, chất béo; chú ý ăn nhiều rau và trái cây tươi có lượng vitamin, chất khoáng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, uống đủ nước để làm mát cơ thể và bài tiết cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh đó mỗi người cần ngủ đủ giấc, tăng cường vận động, tránh áp lực, căng thẳng.

Bệnh nhân này đã ăn thực dưỡng gạo lứt, muối vừng 41 ngày. Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhân cho biết nữ bệnh nhân này có tiền sử tăng huyết áp đang điều trị. Thời gian gần đây, bà áp dụng chế độ ăn chay trên mạng, kéo dài 45 ngày, thuần túy ăn gạo lứt và muối vừng. Tuy nhiên, khi mới được 41 ngày, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực trái, giảm ý thức và được những người xung quanh đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn nhịp tim - phân biệt cơn thiếu máu não thoáng qua. Sau 40 phút cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, có tim trở lại, trên điện tim sau cấp cứu có hình ảnh tổn thương. Sau đó, trong quá trình điều trị cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục có thêm 5 lần ngừng tuần hoàn với tình trạng rất nặng, hạ kali, suy thận cấp không cải thiện nên được lọc máu liên tục, nhiễm khuẩn nặng, viêm phổi thở máy, tiêu cơ vân, suy tim… Rất may, sau đó bệnh nhân đã có thể xuất viện.

Tuy nhiên, vừa về nhà được 1 ngày, bệnh nhân lại đau tim dữ dội trở lại, gia đình vội đưa bệnh nhân quay trở lại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Qua thăm khám và chụp chiếu lại, các bác sĩ ở đây đã nghi bệnh nhân có "vấn đề" về tim mạch nên chuyển vào Viện tim mạch Quốc gia cấp cứu.

"Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp tự tra thông tin trên Google để chữa bệnh mà chúng tôi đã cấp cứu. Bản thân bệnh nhân này bị bệnh mạch vành, khi áp dụng chế độ ăn chay sẽ làm giảm điện giải trong máu, kích thích gây ngừng tim"- PGS Phạm Mạnh Hùng giải thích.

Theo PGS Hùng, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tim mạch giảm tối đa tinh bột chế biến sẵn, thay vào đó ăn các loại hạt chế biến thô như gạo lứt nhưng chế độ ăn phải cân đối, hợp lý. Ăn nhiều cá, rau củ qủa, hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật chứ không khuyên ăn chay. Một công bố mới nhất tại Mỹ cho thấy cứ 5 người thì có 2 người tự tra "bác sĩ Google", gây chẩn đoán sai bệnh cho bản thân, làm bệnh tình nặng hơn.

Số ca bệnh tim mạch đang gia tăng trung bình mỗi năm khoảng từ 10-20% và ngày càng trẻ hoá. Trong năm 2018, riêng tại Viện Tim mạch Quốc gia can thiệp tim mạch cho hơn 12.300 ca - đây là số ca can thiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó trên 50% là bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.

PGS-TS Phạm Mạnh Hùng cho hay trên trang thông tin của Hội Tim mạch, các chuyên gia đã cập nhật gần như thường xuyên và đầy đủ về những câu hỏi liên quan đến bệnh lý tim mạch từ những vấn đề chung về bệnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị thế nào, phòng bệnh ra sao... nhằm cung cấp thông tin cho người đọc một cách dễ hiểu nhất.

Ông khuyến cáo người dân, nhất là những người đã có bệnh lý tim mạch cần thường xuyên đến cơ sở y tế thăm khám định kỳ để các bác sĩ kịp thời có sự điều chỉnh trong dự phòng và điều trị bệnh cho phù hợp.

Chủ Đề